Thứ 7, Ngày 02/11/2024

Quyết định 34/2005/QĐ-UB Quy định tạm thời về kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; xử lý thịt, phủ tạng các loại sản phẩm động vật không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y tỉnh Bình Dương

Số hiệu 34/2005/QĐ-UB
Ngày ban hành 01/03/2005
Ngày có hiệu lực 01/03/2005
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Dương
Người ký Trần Kim Vân
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH DƯƠNG
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 34/2005/QĐ-UB

Bình Dương, ngày 01 tháng 03 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUI ĐỊNH TẠM THỜI VỀ KIỂM SOÁT GIẾT MỔ GIA SÚC, GIA CẦM; XỬ LÝ THỊT, PHỦ TẠNG CÁC LOẠI SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT KHÔNG ĐẠT TIÊU CHUẨN VỆ SINH THÚ Y TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG.

ỦY BAN NHÂN DÂN

- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003.

- Xét đề nghị của sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn tại tờ trình số 775/TT-NN ngày 16/12/2004.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Ban hành Qui định tạm thời về kiểm soát giết mổ gia súc, gia cầm; Qui định tạm thời về xử lý thịt, phủ tạng các loại sản phẩm động vật không đạt tiêu chuẩn vệ sinh thú y trên địa bàn tỉnh Bình Dương như sau :

- Có bản qui định cụ thể kèm theo.

Điều 2: Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc sở Nông nghiệp-Phát triển nông thôn, Chi cục trưởng Chi cục Thú y, Thủ trưởng các sở, ngành có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Thủ Dầu Một chịu trách nhiệm thi hành quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận :
- Bộ NN-PTNT
- CT, PCT
- Như điều 2
- Sở Y tế, sở TMDL Chi cục QLTT, CA tỉnh
- LĐVP, Ng, V, TH
- Lưu VP.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Thị Kim Vân

 

QUY TRÌNH TẠM THỜI

KIỂM SOÁT GIẾT MỔ TRÂU, BÒ, DÊ, CỪU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 34/2005/QDT-UB ngày 01/03/2005 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương)

Để đảm bảo yêu cầu vệ sinh an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng thịt, ngăn, ngừa dịch bệnh lây lan cho người và động vật, tất cả các loại gia súc đưa vào lò giết mổ trước và sau khi giết mổ phải do bác sỹ, kỹ thuật viên kiểm dịch động vật đã được đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ kiểm tra vệ sinh thú y và trong quá trình kiểm tra phải tuân theo quy trình như sau:

I. KIỂM TRA VIỆC THỰC HIỆN CÁC TIÊU CHUẨN VỆ SINH THÚ Y ĐỐI VỚI NGƯỜI GIẾT MỔ VÀ CƠ SỞ GIẾT MỔ

1. Kiểm tra giấy khám sức khoẻ định kỳ của người giết mổ.

2. Kiểm tra ý thức hoạt động một cách vệ sinh của người giết mổ như mặc trang phục bảo hộ trong khi làm việc, vệ sinh tiệt trùng dụng cụ giết mổ thường xuyên, không đứng lên bệ giết mổ mổ gia súc...

3. Kiểm tra việc vệ sinh, tiêu độc nhà xưởng, trang thiết bị và dụng cụ cơ sở giết mổ trước và sau khi giết mổ.

II. KIỂM TRA GIA SÚC TRƯỚC KHI GIẾT MỔ

1. Kiểm tra giấy chứng nhận hợp lệ của gia súc.

2. Kiểm tra tình trạng sức khỏe và vệ sinh đối với động vật đưa vào giết mổ

Kiểm tra tình trạng sức khoẻ của gia súc trong từng ô chuồng.

Kiểm tra tình trạng sức khoẻ của từng con gia súc, cho gia súc di chuyển 2 lần qua đường dẫn giữa 2 ô chuồng để kiểm tra; nếu con nào nghi ngờ thì tách riêng để kiểm tra các dấu hiệu lâm sàng, đánh dấu và áp dụng các biện pháp xử lý như giết mổ sau cùng hoặc giết mổ ở khu vực riêng hoặc không được phép giết mổ hoặc nuôi nhốt cách ly để theo dõi tiếp. Chú ý phát hiện bệnh nhiệt thán, chướng hơi dạ cỏ.

Kiểm tra độ sạch của gia súc: Đối với những gia súc quá bẩn (dính phân hoặc đất ... quá nhiều) thì cần được vệ sinh trước khi giết mổ hoặc để lại giết mổ sau cùng hoặc ở khu vực riêng.

Chỉ cho giết mổ gia súc khoẻ mạnh, sạch và được nghỉ ngơi từ 6- 24 giờ trước khi giết mổ, cho nhịn ăn, cho uống nước đầy đủ.

Tái kiểm tra lâm sàng sau 24 giờ đối với số gia súc tồn chuồng.

III. KIỂM TRA GIA SÚC SAU KHI GIẾT MỔ

[...]