ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NINH THUẬN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3361/QĐ-UBND
|
Phan Rang-Tháp
Chàm, ngày 16 tháng 8 năm 2007
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC
BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI
TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NINH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giống cây trồng
ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Căn cứ Pháp lệnh Giống vật nuôi
ngày 24 tháng 3 năm 2004;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số
124/TTr-SNNPTNT ngày 11 tháng 6 năm 2007 và của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 285/TTr-SNV ngày 13 tháng 8 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động
của Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Quyết
định này có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi bỏ các quy định trước đây trái với
Quyết định này.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, thủ trưởng các cơ quan có liên quan và
Giám đốc Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
Nơi nhận:
|
CHỦ TỊCH
Hoàng Thị Út Lan
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG
CỦA TRUNG TÂM GIỐNG CÂY TRỒNG VẬT NUÔI TRỰC THUỘC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
NÔNG THÔN
(Kèm theo Quyết định số 3361/QĐ-UBND ngày 16/8/2007 của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân tỉnh Ninh Thuận)
Chương
I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi
(sau đây gọi tắt là Trung tâm) trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn tỉnh Ninh Thuận hoạt động theo quy định tại Quy chế này và các quy định
khác của pháp luật có liên quan.
1. Trung tâm là đơn vị sự nghiệp có thu, có quyền tự
chủ và tự chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật; có tư cách pháp nhân,
có con dấu riêng và được mở tài khoản để hoạt động, giao dịch theo quy định của
pháp luật.
2. Trụ sở làm việc của Trung tâm đặt tại số 289
đường 21 tháng 8 thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận.
Điều 2. Trung tâm chịu sự chỉ đạo trực tiếp
của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đồng thời chịu sự chỉ đạo,
hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị chuyên ngành thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ QUYỀN HẠN
Điều 3. Chức năng
Trung tâm có chức năng nghiên cứu ứng dụng,
thực nghiệm, sản xuất và hoạt động dịch vụ, chuyển giao về giống cây trồng, vật
nuôi và ứng dụng các tiến bộ khoa học trong sản xuất nông, lâm nghiệp.
Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Thực hiện bình tuyển, bảo tồn giống
bản địa, xây dựng các vườn cây đầu dòng, vườn cây giống gốc; tổ chức lưu giữ
đàn gia súc cụ kỵ, ông bà.
Du nhập giống mới; nghiên cứu, khảo
nghiệm, chọn lọc và lai tạo giống mới phù hợp với đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu
thời tiết và tập quán sản xuất của địa phương.
2. Tham mưu, giúp Giám đốc Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng chiến lược, chương trình nghiên cứu và
phát triển hệ thống giống cây trồng, vật nuôi đáp ứng yêu cầu sản xuất trên địa
bàn tỉnh.
3. Tổ chức sản xuất, nhân, cung ứng và kinh doanh giống
cây trồng vật nuôi cấp trên thương phẩm, cấp thương phẩm và các tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong nông lâm nghiệp theo quy định của pháp luật.
4. Thực hiện nhiệm vụ dự trữ một số lượng giống cây
trồng, vật nuôi để phục vụ việc phòng, chống thiên tai và dịch bệnh theo yêu
cầu của tỉnh.
5. Thực hiện việc kiểm định, kiểm nghiệm, xác định
tiêu chuẩn về giống cây trồng vật nuôi; tham gia tư vấn, xây dựng quy trình sản
xuất giống thương phẩm; xây dựng mô hình sản xuất áp dụng giống mới, kỹ thuật
mới.
6. Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ
chức tập huấn, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật về giống, vật tư thiết bị phục vụ
công tác nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng vật nuôi cho tổ chức, cá nhân
có nhu cầu.
7. Quan hệ, hợp tác với các Viện, Trường và tổ chức
trong nước, nước ngoài để học tập, trao đổi kinh nghiệm; du nhập giống cây
trồng, vật nuôi và các tiến bộ kỹ thuật, các quy trình công nghệ tiên tiến để
phục vụ cho sản xuất nông lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp
luật.
8. Công bố tiêu chuẩn, chất lượng về giống cây
trồng, vật nuôi do Trung tâm sản xuất theo quy định của pháp luật và tham gia
mạng lưới giống quốc gia khi có đủ điều kiện.
9. Thực hiện nhiệm vụ khác Giám đốc Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn giao.
Chương III
CƠ CẤU TỔ CHỨC, BIÊN CHẾ VÀ QUẢN LÝ VIÊN CHỨC, NGƯỜI
LAO ĐỘNG
Điều 5. Cơ cấu tổ chức
1. Lãnh đạo Trung tâm: gồm có Giám đốc và từ 1 - 2
Phó Giám đốc.
a) Giám đốc là người chịu trách
nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động của Trung tâm theo quy định của Quy chế
này và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm trước
pháp luật và Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về toàn bộ
hoạt động của đơn vị;
b) Phó Giám đốc giúp Giám đốc trong
việc quản lý và điều hành các hoạt động của Trung tâm; trực tiếp phụ trách một số lĩnh vực công tác theo sự phân công của Giám đốc và giải quyết các công việc khác do Giám đốc giao.
Khi giải quyết công việc được Giám
đốc giao, Phó Giám đốc thay mặt Giám đốc, chịu trách nhiệm trước pháp luật và
Giám đốc về kết quả công việc được giao.
2. Các phòng chuyên môn giúp việc Giám
đốc gồm có:
a) Phòng Hành chính - Tổ chức: tham
mưu, giúp việc Giám đốc về công tác tổ chức, cán bộ, lao động tiền lương và
hành chính quản trị;
b) Phòng Kế hoạch - Tài vụ: tham
mưu, giúp việc Giám đốc về công tác kế hoạch, kế toán tài chính;
c) Phòng Kỹ thuật - Chuyển giao: tham
mưu, giúp việc Giám đốc về quản lý kỹ thuật, nghiên cứu khoa học, chuyển giao
kỹ thuật và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Các phòng chuyên môn có Trưởng
phòng, Phó Trưởng phòng và các viên chức nghiệp vụ; nhiệm vụ và quyền hạn cụ
thể của các phòng chuyên môn do Giám đốc Trung tâm quy định.
3. Các trại sản xuất trực thuộc
a) Trại sản xuất thực nghiệm Lương
Cang:
- Địa điểm: thôn Nha Hố, xã Nhơn
Sơn, huyện Ninh Sơn.
- Quy mô: tổng diện tích: 22,15 ha,
trong đó đất trồng lúa 19,17 ha.
- Chức năng: nghiên cứu khoa học về
cây lúa; nhân và sản xuất lúa giống; chăm sóc vườn nho gốc ghép;
b) Trại sản xuất thực nghiệm Phú
Sơn:
- Địa điểm: thôn Hiệp Hoà, xã Phước
Thuận, huyện Ninh Phước.
- Quy mô: tổng diện tích: 9,23 ha,
trong đó đất trồng lúa 3,97 ha; đất vườn 4,48 ha; đất trụ sở làm việc 0,5 ha.
- Chức năng: nghiên cứu, nhân và
sản xuất giống nho; nghiên cứu khoa học về cây ăn quả, cây trồng cạn; nhân và
sản xuất lúa giống và chăm sóc vườn nho gốc ghép;
c) Trại sản xuất thực nghiệm giống
vật nuôi:
- Địa điểm: thôn Nha Hố, xã Nhơn
Sơn, huyện Ninh Sơn.
- Quy mô: tổng diện tích : 6,67 ha,
trong đó đất trồng lúa 2 ha; đất trồng màu 4,42 ha.
- Chức năng: nghiên cứu khoa học,
nhân và sản xuất giống vật nuôi; bảo tồn quỹ gen giống bản địa; nghiên cứu khoa
học về cây thức ăn gia súc, cây trồng cạn; nhân và sản xuất lúa giống.
Các trại sản xuất có Trại Trưởng,
Trại Phó và các viên chức nghiệp vụ; nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của các trại
sản xuất do Giám đốc Trung tâm quy định.
Điều 6. Biên chế
Biên chế của Trung tâm thực hiện
theo quy định tại Quyết định số 96/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Ủy
ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Quy định về phân cấp thẩm quyền quản lý tổ
chức, biên chế, cán bộ, viên chức đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.
Điều 7. Quản lý viên chức và người
lao động
1. Giám đốc và Phó Giám đốc Trung
tâm do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định bổ nhiệm (theo tiêu chuẩn chức
danh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành), miễn nhiệm theo quy trình,
thủ tục và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
2. Trưởng, Phó các phòng và trại
sản suất thuộc Trung tâm do Giám đốc Trung tâm quyết định bổ nhiệm (theo tiêu
chuẩn chức danh do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành), miễn nhiệm theo
quy trình, thủ tục và phân cấp quản lý cán bộ của tỉnh.
3.
Việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức và người lao động; thực hiện các
chế độ chính sách, khen thưởng và kỷ luật đối với viên chức và người lao động
của Trung tâm theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Chương IV
MỐI QUAN HỆ CÔNG TÁC, CHẾ ĐỘ HỘI HỌP VÀ BÁO CÁO
Điều 8.
Mối quan hệ công tác
1. Ủy ban nhân dân tỉnh:
a) Ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tâm;
b) Quản lý cán bộ lãnh đạo của Trung
tâm theo quy định hiện hành;
c) Đầu tư kinh phí cho các hoạt động xây dựng cơ
bản, sản xuất và các hoạt động về giống cây trồng vật nuôi, nghiên cứu khoa
học, chi trả lương và các chế độ cho viên chức, người lao động;
d) Thanh tra, kiểm tra mọi hoạt động của Trung tâm.
2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trực tiếp
quản lý, chỉ đạo Trung tâm thực hiện chức năng, nhiệm
vụ được giao.
3. Mối quan hệ khác:
a) Quan hệ của Trung tâm với các
đơn vị khác trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là quan hệ
phối hợp để thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch được giao;
b) Quan hệ giữa các phòng chuyên môn, trại sản xuất
thuộc Trung tâm là quan hệ phối hợp công tác, giúp đỡ
lẫn nhau để thực hiện nhiệm vụ chung.
Điều 9. Chế độ hội họp
1. Lãnh đạo Trung tâm mỗi
tuần hội ý một lần vào ngày đầu tuần để kiểm điểm, đánh giá công tác chỉ đạo,
lập chương trình công tác trong kỳ tới.
2. Lãnh đạo Trung tâm và lãnh đạo các phòng chuyên môn, đại diện các
đoàn thể họp mỗi tháng một lần để đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ chung của
đơn vị, của từng bộ phận và triển khai kế hoạch công tác của tháng tiếp theo.
Khi cần thiết Giám đốc Trung tâm có thể tổ chức họp đột xuất với các thành viên
nêu trên.
3. Hằng năm Trung tâm tổ chức hội nghị viên chức
nhằm đánh giá, công bố kết quả hoạt động trong năm, rút ra ưu, khuyết điểm;
đồng thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ hoạt động cho năm sau.
Hội nghị tiến hành theo nguyên tắc tập trung dân
chủ, công khai với tinh thần phê và tự phê bình trên cơ sở xây dựng và kiến
nghị các giải pháp cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện của đơn vị.
Điều 10. Chế độ báo cáo
1. Lãnh đạo Trung tâm báo
cáo hằng quý, 6 tháng và cả năm về các cơ quan cấp trên về tình hình tổ chức và
hoạt động của Trung tâm theo quy định hiện hành.
2. Các phòng chuyên môn thuộc Trung tâm thực hiện
chế độ thống kê, báo cáo bằng văn bản công tác hằng tháng, hằng quý, 6 tháng và
cả năm lên lãnh đạo Trung tâm.
Chương
V
TÀI SẢN VÀ TÀI CHÍNH
Điều 11. Quản lý và sử dụng tài
sản
1. Trung tâm quản lý và sử dụng
theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với đất đai, nhà
cửa, trang thiết bị, tài sản, ... để đảm bảo các hoạt động của đơn vị.
2. Hằng năm Trung tâm phải tổ chức
kiểm kê, đánh giá lại giá trị tài sản của đơn vị và thực hiện chế độ báo cáo
theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Tài chính
1. Trung tâm thực hiện việc quản lý
tài chính theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài
chính quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức
bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
2. Nguồn tài chính của Trung tâm do
ngân sách Nhà nước cấp theo kế hoạch hằng năm và từ các nguồn thu khác theo quy
định của pháp luật.
3. Trung tâm có trách nhiệm thực
hiện chế độ kế toán, tài chính theo quy định của pháp luật.
Chương VI
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 13. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký và bãi
bỏ các quy định trước đây trái với Quy chế này.
Điều 14. Giám đốc Trung tâm có trách nhiệm:
1. Phổ biến Quy chế này đến toàn
thể viên chức và người lao động trong đơn vị biết và thực hiện.
2. Trong quá trình thực hiện nếu có
điểm nào chưa hợp lý thì báo cáo với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn để thống nhất với Giám đốc Sở Nội vụ trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định
sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với chủ trương, chính sách và pháp luật hiện hành
của Đảng và Nhà nước./.