Quyết định 335/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 335/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/03/2021
Ngày có hiệu lực 12/03/2021
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Trần Xuân Hải
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Quyền dân sự

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 335/QĐ-UBND

Đắk Nông, ngày 12 tháng 3 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định s 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định s 92/2017/NĐ-CP ngày 07 tháng 8 năm 2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một sđiều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Thông tư số 02/2017/TT-VPCP ngày 31 tháng 10 năm 2017 của Văn phòng Chính phủ hướng dẫn về nghiệp vụ kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Quyết định s 169/QĐ-BTP ngày 04 tháng 02 năm 2021 ca Bộ Tư pháp về việc công bthủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc phạm vi, chức năng quản lý của Bộ Tư pháp;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 24/TTr-STP ngày 05 tháng 3 năm 2021.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này Danh mục thủ tục hành chính được chuẩn hóa trong lĩnh vực nuôi con nuôi thuộc thẩm quyền quản lý của Sở Tư pháp.

Điều 2. Giao Văn phòng UBND tỉnh cập nhật TTHC vào Cổng Dịch vụ công quốc gia và thực hiện niêm yết, công khai tại Trung tâm Hành chính công.

Giao UBND các huyện, thành phố; UBND các xã, phường, thị trấn niêm yết, công khai TTHC tại Bộ phận Tiếp nhận và trả kết quả và Trang Thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị (nếu có).

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và bãi bỏ các thủ tục hành chính lĩnh vực Nuôi con nuôi được công bố tại Quyết đnh số 1827/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 và Quyết định số 774/QĐ-UBND ngày 27/5/2019 của Chủ tịch UBND tỉnh.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tư pháp; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Gia Nghĩa; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Cục Kiểm soát TTHC - VPCP;
- CT, các PCT UBND tnh;
- Các PCVP UBND tnh;
- Cổng Thông tin điện tử tnh;
- Lưu: VT, TTHCC, NCKSTT.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Xuân Hải

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC CHUẨN HÓA TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ CỦA SỞ TƯ PHÁP
(Ban hành kèm theo Quyết định s335/QĐ-UBND ngày 12 tháng 3 năm 2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông)

* Nội dung in nghiêng là nội dung sửa đổi, bổ sung.

Stt

Tên TTHC

Thành phần, số lượng hồ sơ

Trình tự thực hiện, thời gian giải quyết

Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý

Cơ quan thực hiện

A. Thủ tục hành chính cấp tỉnh

1

Giải quyết việc nuôi con nuôi yếu tnước ngoài đối với trẻ em sống ở cơ sở nuôi dưỡng

1. Thành phần hồ sơ:

- Hồ sơ của người nhận con nuôi:

+ Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (sử dụng cho trường hợp nhận trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng);

+ Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

+ Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

+ Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

+ Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

+ Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

+ Phiếu lý lịch tư pháp;

+ Văn bn xác nhận tình trạng hôn nhân:

Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn.

Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

+ Giấy xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã nơi cư trú tại Việt Nam và giấy tờ, tài liệu khác để chứng minh người nhận con nuôi là người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm, tính đến ngày nộp hồ sơ tại Cục Con nuôi (đối với trường hợp người nước ngoài đang làm việc, học tập liên tục tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm).

Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền ca nước ngoài lập, cấp phải đảm bảo:

*) Hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại Giao Việt Nam, Cơ quan đại diện ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự ca Việt Nam ở nước ngoại; trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quc tế mà Cng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

*) Dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chng thực chữ ký người dịch theo  quy định của pháp luật Việt nam về chng thực chữ ký.

- Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

+ Giấy khai sinh;

+ Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

+ Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

+ Biên bản xác nhận của UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ bị bỏ rơi; giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

+ Quyết định tiếp nhận trẻ em vào cơ sở nuôi dưỡng;

+ Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em;

+ Tài liệu chứng minh đã thực hiện việc tìm gia đình thay thế trong nước cho trẻ em theo quy định nhưng không thành đối với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu;

+ Trường hợp nhận đích danh trẻ em là anh, chị, em ruột của con nuôi trước đó: Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người nhận con nuôi nhận con nuôi trước đó và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đi với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị, em ruột.

2. Số lượng hồ sơ:

- Hồ sơ của người nhận con nuôi: 02 bộ.

- Hồ sơ ca trẻ em được nhận làm con nuôi: 03 bộ nộp cho Sở Tư pháp và 01 bản chụp bộ hồ sơ khi nộp hồ sơ người nhận con nuôi tại Cục Con nuôi (đi với trường hợp người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam ít nhất là 01 năm nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi).

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1: Lập hồ sơ trẻ em được nhận làm con nuôi

- Cơ sở nuôi dưỡng đánh giá việc trẻ em cần được nhận làm con nuôi, lập hồ sơ trẻ em, xin ý kiến cơ quan chủ quản (là cơ quan trực tiếp quản lý cơ sở nuôi dưỡng, tùy từng trường hợp, cơ quan chủ quản có thể là Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, UBND cấp huyện, Hội chữ thập đỏ, Hội bảo trợ người khuyết tật và trẻ em mồ côi...). Cơ quan chủ quản cho ý kiến gửi Sở Tư pháp thông qua Trung tâm Hành chính công tỉnh kèm theo hồ sơ trẻ em.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ nội dung hồ sơ theo quy định; chuyển hồ sơ về Sở Tư pháp.

Bước 2: Tìm người nhận trẻ em làm con nuôi

- Khi tiếp nhận hồ sơ trẻ em, nếu có công dân Việt Nam thường trú trên địa bàn tỉnh đăng ký nhu cầu nhận con nuôi thì Sở Tư pháp giao 01 bộ hồ sơ trẻ em cho người nhận con nuôi và có văn bản giới thiệu người nhận con nuôi đến UBND cp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Nếu không có công dân Việt Nam thường trú trên địa bàn tỉnh đăng ký nhu cầu nhận trẻ em làm con nuôi:

+ Đối với trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 24/2019/NĐ-CP) được nhận đích danh làm con nuôi, Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi và gửi Cục Con nuôi hồ sơ trẻ em để tìm người nhận con nuôi đích danh.

Cục Con nuôi đề nghị các Văn phòng con nuôi nước ngoài tìm người nhận con nuôi đích danh có điều kiện phù hợp với việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ em.

+ Đối với trẻ em không thuộc diện quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số 24/2019/NĐ-CP):

Sở Tư pháp thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi. Nếu không có công dân Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp gửi hồ sơ trẻ em cho Cục Con nuôi để thông báo tìm người nhận con nuôi ở cấp Trung ương.

Cục Con nuôi thông báo tìm người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi. Nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì liên hệ UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng để được xem xét, giải quyết. Trường hợp không có người Việt Nam thường trú ở trong nước nhận trẻ em làm con nuôi, Cục Con nuôi thông báo lại cho Sở Tư pháp.

Bước 3: Xác nhận trẻ em đủ điều kiện đ cho làm con nuôi nước ngoài

- Sở Tư pháp thẩm định hồ sơ của trẻ em và đối chiếu với các quy định về đối tượng, độ tuổi của trẻ em được nhận làm con nuôi, trường hợp được nhận đích danh, trường hợp phải thông qua thủ tục giới thiệu; hồ sơ phải có đủ các giấy tờ hợp lệ.

- Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, Sở Tư pháp đề nghị công an tỉnh xác minh nguồn gốc trẻ em. Công an tnh có văn bản xác minh và kết luận rõ ràng về nguồn gốc trẻ em bị bỏ rơi, không xác định được cha mẹ đẻ.

+ Trường hợp Công an tỉnh xác minh được thông tin về cha, mẹ đẻ và Sở Tư pháp liên hệ được với cha, mẹ đẻ thì Sở Tư pháp tiến hành lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ trước khi xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi.

+ Trường hợp không thể liên hệ được với cha, mẹ đẻ thì Sở Tư pháp tiến hành niêm yết tại trụ sở Sở Tư pháp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày nhận được kết quả xác minh, đồng thời có văn bản đề nghị UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha, mẹ đẻ niêm yết tại trụ sở UBND cấp xã về việc cho trẻ em làm con nuôi. Thời hạn niêm yết là 60 ngày kể từ ngày UBND cấp xã nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp.

- Sở Tư pháp lấy ý kiến đồng ý của cha, mẹ đẻ; nếu cha đẻ hoặc mẹ đẻ đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người còn lại; nếu cả cha mẹ đẻ đều đã chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự hoặc không xác định được thì phải được sự đồng ý của người giám hộ; trường hợp nhận trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên làm con nuôi thì còn phải được sự đồng ý của trẻ em đó; trường hp trẻ em đang sống ở cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản ly ý kiến Giám đc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi.

Khi lấy ý kiến của những người có liên quan, công chức phải:

+ Tư vấn để trẻ tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình.

+ Tư vấn đầy đủ cho cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ về mục đích nuôi con nuôi; quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi; về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn quyền và nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác.

+ Giải thích cho những người có liên quan về quyền thay đổi ý kiến đồng ý trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày dược lấy ý kiến đồng ý: Trong thời hạn này, những người liên quan (trừ trường hợp người được lấy ý kiến là Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng) do chưa nhận thức đầy đủ, chưa hiểu rõ những vấn đề được tư vấn hoặc bị ảnh hưởng, tác động bởi yếu ttâm lý, sức khỏe đã đồng ý cho trẻ em làm con nuôi sau đó muốn thay đổi ý kiến thì phải thông báo cho Sở Tư pháp nơi đang giải quyết hồ sơ nuôi con nuôi. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.

- S Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, gửi Cục Con nuôi văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản xác minh của Công an tỉnh đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đhoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi.

Bước 4: Nộp hồ sơ, kiểm tra và thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi

- Văn phòng con nuôi nước ngoài nộp hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi; người nước ngoài đang làm việc, học tập ở Việt Nam ít nhất là 01 năm nộp hồ sơ của mình và hồ sơ của trẻ em cho Cục Con nuôi.

- Căn cứ vào số lượng trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài, Cục Con nuôi tiếp nhận hồ sơ của người nhận con nuôi.

- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi. Trường hợp chấp thuận hồ sơ, Cục Con nuôi tiến hành các thủ tục tiếp theo. Trường hợp không chấp thuận hồ sơ, Cục Con nuôi trả lại hồ sơ và nêu rõ lý do bằng văn bản.

Bước 5: Giới thiệu trẻ em

- Cục con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi thông qua thủ tục giới thiệu cho Sở Tư pháp căn cứ vào số lượng trẻ em có đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài và số lượng hồ sơ của người nhận con nuôi đã được chấp thuận.

- Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em và báo cáo UBND tỉnh cho ý kiến.

Trước khi xem xét, giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài, nếu có người trong nước nhận trẻ em làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu người đó liên hệ UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ snuôi dưỡng đđược xem xét, giải quyết. Nếu việc nhận con nuôi đã hoàn tất thì UBND cấp xã báo cáo Sở Tư pháp để chấm dứt việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi nước ngoài.

- Trường hợp UBND tỉnh chấp thuận, Sở Tư pháp báo cáo Cục Con nuôi kèm theo văn bản đồng ý của UBND tỉnh. Trường hợp không chấp thuận, UBND thông báo rõ lý do bằng văn bản để Sở Tư pháp tiến hành giới thiệu lại. Trường hợp Sở Tư pháp không giới thiệu được thì gửi trả lại hồ sơ của người nhận con nuôi cho Cục Con nuôi kèm theo văn bản nêu rõ lý do.

Bước 6: Kiểm tra và thông báo kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài

- Cục Con nuôi kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi nước ngoài theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 28, khoản 3 Điều 36 Luật Nuôi con nuôi năm 2010, Điều 20 Nghị định s19/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định s 24/2019/NĐ-CP. Nếu cần thiết, Cục Con nuôi tham vấn ý kiến của các chuyên gia trong lĩnh vực tâm lý, y tế, gia đình, xã hội.

- Nếu trẻ em có đủ điều kiện để cho làm con nuôi ở nước ngoài, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định và đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi, Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tui trở lên vviệc đng ý cho trẻ em làm con nuôi; văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi. Trường hp trẻ em không đủ điều kiện để cho làm con nuôi, việc giải quyết cho trẻ em làm con nuôi không đảm bảo đúng trình tự, thủ tục quy định và không đáp ứng lợi ích tốt nhất của trẻ em, thì Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp.

- Văn phòng con nuôi nước ngoài/Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan/người nhận con nuôi gửi Cục Con nuôi văn bản đồng ý của người nhận con nuôi về trẻ em được giới thiệu và văn bản đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài hữu quan xác nhận trẻ em được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi.

- Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp về ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài, ý kiến của người nhận con nuôi. Đối với hồ sơ nhận đích danh trẻ em khuyết tật, trẻ em mắc bệnh hiểm nghèo, Cục Con nuôi thông báo và chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi.

Bước 7: Quyết định cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài và tổ chức lễ giao nhận con nuôi

- Sở Tư pháp trình UBND tỉnh ra Quyết định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.

- UBND tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài.

- Sau khi có quyết định của UBND tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tchức lễ giao nhận con nuôi. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em gồm các giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 32 của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi; trường hợp trẻ em đang sống tại cơ sở nuôi dưỡng thì phải có văn bản lấy ý kiến của Giám đốc cơ sở nuôi dưỡng về việc cho trẻ em làm con nuôi.

- Bộ Tư pháp cấp Giấy chứng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài phù hợp Công ước La Hay (nếu có yêu cầu).

* Thời hạn giải quyết:

- Thời gian cơ quan chủ quản cho ý kiến gửi Sở Tư pháp thông qua Trung tâm Hành chính công tỉnh: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ.

- Thời gian Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, tiến hành ly ý kiến những người có liên quan: 20 ngày, ktừ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi: 30 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến.

- Thời gian cơ quan công an cấp tỉnh xác minh nguồn gốc trẻ em đối với trẻ em bị bỏ rơi: 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của S Tư pháp.

Trường hợp Công an cấp tỉnh đã xác minh được thông tin về cha mẹ đẻ ca trẻ em bị bỏ rơi nhưng không liên hệ được, thời gian Sở Tư pháp và UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng của cha mẹ đtrẻ em thực hiện niêm yết thông báo về việc cho trẻ em bị bỏ rơi làm con nuôi tại trụ sở cơ quan: 60 ngày, kể từ ngày nhận được kết quả xác minh (đi với Sở Tư pháp) và 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị của Sở Tư pháp (đối với UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng ca cha mẹ đẻ trẻ em).

- Thời gian Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí.

- Thời gian Sở Tư pháp giới thiệu trẻ em làm con nuôi: 30 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ của người nhận con nuôi.

- Thi gian UBND tỉnh có ý kiến đối với việc giới thiệu trẻ em làm con nuôi (đi với trẻ em thuộc diện thông qua thủ tục giới thiệu): 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

- Thời gian Cục Con nuôi kiểm tra kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi theo quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 28 và khoản 3 Điều 36 Luật Nuôi con nuôi năm 2010: 30 ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả giải quyết việc nuôi con nuôi của Sở Tư pháp.

- Thời gian Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp: 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú thông báo về sự đồng ý của người nhận con nuôi đi với trẻ em được giải quyết cho làm con nuôi, xác nhận trẻ em được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi.

- Thời gian UBND tỉnh ra quyết định cho trẻ em làm con nuôi người nước ngoài: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

- Thời gian người nhận con nuôi có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi: 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp hoặc không quá 90 ngày, trong trường hợp có lý do chính đáng không thể có mặt tại lễ giao nhận con nuôi đúng thời hạn 60 ngày.

- Hình thức nộp lệ phí: chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp tại Kho bạc nhà nước Ba Đình.

Trường hợp người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài nộp hồ sơ nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài thì nộp lệ phí, chi phí thông qua Văn phòng con nuôi nước ngoài.

- Mức thu lệ phí và chi phí:

+) Lệ phí: 9.000.000
đồng/trường hợp

Trường hợp nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi thì từ trẻ em thứ hai trở đi được giảm 50% mức lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài.

+) Chi phí: 50.000.000 đồng/trường hợp

Trường hợp nhận trẻ em bị khuyết tật, mắc bệnh hiểm nghèo thì được miễn nộp chi phí.

- Thời điểm nộp lệ phí và chi phí:

+) Đi với lệ phí: Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đang làm việc, học tập tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm nộp sau khi Cục Con nuôi tiếp nhận và cấp mã s hsơ của người nhận con nuôi.

+) Đối với chi phí: Người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài đang làm việc, học tập tại Việt Nam trong thời gian ít nhất là 01 năm nộp sau khi người nhận con nuôi đồng ý với kết qugiới thiệu trẻ em.

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp giấy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài;

- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc ban hành, hướng dẫn việc ghi chép, sử dụng, quản lý và lưu trữ sổ, mẫu giấy tờ, hồ sơ nuôi con nuôi;

- Thông tư liên tịch số 146/2012/TTLT-BTC-BTP ngày 7 tháng 9 năm 2012 giữa Bộ Tài Chính và Bộ Tư pháp quy định việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ trong lĩnh vực nuôi con nuôi từ nguồn thu lệ phí đăng ký nuôi con nuôi, lệ phí cấp, gia hạn, sửa đổi giấy phép của tổ chức con nuôi nước ngoài, chi phí giải quyết nuôi con nuôi nước ngoài;

- Thông tư số 21/2011/TT-BTP ngày 21 tháng 11 năm 2011 của Bộ Tư pháp về việc quản lý văn phòng con nuôi nước ngoài tại Việt Nam;

- Thông tư s267/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước đảm bảo cho công tác nuôi con nuôi và cấp, gia hạn, sửa đi giy phép hoạt động của tổ chức con nuôi nước ngoài tại Việt Nam.

Sở Tư pháp

2

Thủ tục Giải quyết việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đi với trường hp cha dượng, mkế nhn con riêng của vợ hoặc chồng; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi

1. Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của ngưi nhận con nuôi:

- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi (sử dụng cho trường hợp nhận con riêng, cháu ruột);

- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

- Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

- Văn bản xác nhận về tình trạng sức khỏe;

- Văn bản xác nhận về thu nhập và tài sản;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân:

+ Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn.

+ Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

- Tài liệu chứng minh thuộc trường hợp được xin đích danh, bao gồm:

+) Bản sao giấy chứng nhận kết hôn của cha dượng hoặc mẹ kế với mẹ đẻ hoặc cha đẻ của người được nhận làm con nuôi.

+) Giấy tờ, tài liệu để chứng minh người nhận con nuôi là cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi.

Lưu ý: Các giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài lập, cp phải được:

Hợp pháp hóa lãnh sự tại Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao Việt Nam, Cơ quan đại diện Ngoại giao hoặc Cơ quan Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo Điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

Dịch ra tiếng Việt và bản dịch phải được chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật Việt Nam về chứng thực chữ ký.

Hồ sơ của ngưi được nhận làm con nuôi:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đmất năng lực hành vi dân sự;

- Văn bản lấy ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi của cha mẹ đẻ, người giám hộ và của trẻ em từ đủ 9 tuổi trở lên;

- Văn bn của Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài.

- Văn bản về đặc điểm, sở thích, thói quen đáng lưu ý của trẻ em được nhận làm con nuôi (đi với trường hợp cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi).

- Trường hợp nhận đích danh trẻ em là anh, chị, em ruột của con nuôi trước đó: Bản sao quyết định của cơ quan có thẩm quyền Việt Nam cho người nhận con nuôi nhận con nuôi trước đó và giấy tờ, tài liệu để chứng minh người con nuôi đi với trẻ em được nhận làm con nuôi là anh, chị em ruột.

2. Số lượng hồ sơ:

- Hồ sơ của người nhận con nuôi: 02 bộ.

- Hồ sơ ca trẻ em được nhận làm con nuôi: 03 bộ nộp cho Sở Tư pháp và 01 bản chụp bộ hồ sơ khi nộp hồ sơ của người nhận con nuôi tại Cục Con nuôi.

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1:

- Cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ lập hsơ của người được nhận làm con nuôi gửi Trung tâm Hành chính công tnh nơi người được nhận làm con nuôi thường trú.

- Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ nội dung hồ sơ theo quy định; chuyển hồ sơ về Sở Tư pháp.

Bước 2:

- Sở Tư pháp có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, tiến hành ly ý kiến của những người có liên quan kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Sau khi kiểm tra, nếu thy người được nhận làm con nuôi có đủ điều kiện để cho làm con nuôi nước ngoài thì Sở Tư pháp xác nhận trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi nước ngoài, thông báo cho người nộp hồ sơ và gửi Cục Con nuôi hồ sơ của trẻ em kèm theo văn bản xác nhận trẻ em đủ điều kiện được cho làm con nuôi, văn bản ly ý kiến của cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín (09) tui trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

c 3:

Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và bản chụp hồ sơ của người được nhận làm con nuôi cho Cục Con nuôi.

- Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi. Trường hợp không chấp thuận hồ sơ, trả lại hồ sơ cho người nhận con nuôi, nêu rõ lý do bằng văn bản.

Trường hợp chấp thuận hồ sơ:

+) Đối với trường hợp người nhận làm con nuôi ở những nước chưa có quan hệ hợp tác v nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi cho Sở Tư pháp nơi người được nhận làm con nuôi thường trú đtrình UBND cấp tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài.

+) Đối với trường hp người nhận làm con nuôi ở những nước có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay: Cục Con nuôi thông báo bằng văn bản cho người nhận con nuôi và Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan, kèm theo báo cáo đánh giá về trẻ em đủ điều kiện cho làm con nuôi ở nước ngoài và văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ 09 tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

Bước 4:

Sau khi nhận được văn bản của Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan xác nhận trẻ em sẽ được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi, Cục Con nuôi chuyển hồ sơ của người nhận con nuôi về Sở Tư pháp, đề nghị Sở Tư pháp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định việc nuôi con nuôi nước ngoài.

Trường hợp Cơ quan Trung ương về nuôi con nuôi của nước ngoài hữu quan không chấp thuận, Cục Con nuôi trả lại h sơ và nêu rõ lý do bng văn bản cho người nhận con nuôi và thông báo cho Sở Tư pháp.

Bước 5:

- Sau khi có quyết định của UBND tỉnh, Sở Tư pháp thông báo cho người nhận con nuôi đến Việt Nam để nhận con nuôi.

- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức lễ giao nhận con nuôi. Tại lễ giao nhận con nuôi, Sở Tư pháp giao cho cha, mẹ nuôi 01 bộ hồ sơ trẻ em, văn bản lấy ý kiến của cha, mẹ đẻ hoặc người giám hộ và ý kiến của trẻ em từ đủ chín tuổi trở lên về việc đồng ý cho trẻ em làm con nuôi.

- Bộ Tư pháp cấp Giấy chng nhận việc nuôi con nuôi có yếu tnước ngoài phù hợp với Công ước La Hay (nếu có yêu cầu).

* Thi hạn giải quyết:

- Thời gian Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, tiến hành lấy ý kiến những người có liên quan, xác nhận trẻ em đủ điều kiện làm con nuôi nước ngoài: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Thời gian những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài: 30 ngày, kể từ ngày được ly ý kiến.

- Đi với trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi ở những nước chưa có quan hệ hợp tác về nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam: Thời gian Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ ca người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi và chuyển hồ sơ cho Sở Tư pháp: 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí theo quy định.

- Đối với trường hợp trẻ em được nhận làm con nuôi ở những nước có quan hệ hợp tác v nuôi con nuôi quốc tế với Việt Nam trong khuôn khổ Công ước Lahay 1993:

+Thời gian Cục Con nuôi kiểm tra, thẩm định hồ sơ của người nhận con nuôi, người được nhận làm con nuôi và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, hồ sơ đã được nộp lệ phí theo quy định.

+ Thời gian Cục Con nuôi thông báo cho Sở Tư pháp: 15 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú xác nhận trẻ em được nhập cảnh và thường trú tại nước mà trẻ em được nhận làm con nuôi.

- Thời gian UBND tỉnh ra Quyết định nuôi con nuôi có yếu tnước ngoài: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

- Thời gian người nhận con nuôi có mặt ở Việt Nam để trực tiếp nhận con nuôi: 60 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Tư pháp hoặc không quá 90 ngày, trong trường hợp có lý do chính đáng không thcó mặt tại lễ giao nhận con nuôi đúng thời hạn 60 ngày.

- Hình thức nộp lệ phí: Chuyển khoản hoặc nộp trực tiếp tại Kho bạc Ba Đình.

- Mức thu lệ phí:

+ Áp dụng mức giảm 50% lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài: 4.500.000đ/ trường hợp nhận 01 trẻ em làm con nuôi.

+ Trường hợp đồng thời nhận hai trẻ em trở lên là anh chị em ruột làm con nuôi: được lựa chọn áp dụng mức giảm lệ phí như trên hoặc áp dụng mức giảm 50% lệ phí đăng ký nuôi con nuôi nước ngoài từ trẻ em thứ hai trở đi được nhận làm con nuôi (mức lệ phí chưa giảm: 9.000.000 đồng/trường hợp).

- Mức thu chi phí: Không quy định.

- Thời điểm nộp lệ phí: Nộp sau khi Cục Con nuôi tiếp nhận và cấp mã số hồ sơ của người nhận con nuôi.

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ;

- Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ;

- Thông tư s10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ;

- Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Sở Tư pháp

3

Đăng ký lại việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài

Thành phần hồ sơ:

Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi. Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại Sở Tư pháp không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng.

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1:

Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi nộp hồ sơ đăng ký lại việc nuôi con nuôi tại Trung tâm Hành chính công tỉnh nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây.

Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ nội dung hồ sơ theo quy định; chuyển hồ sơ về Sở Tư pháp.

Bước 2:

Sở Tư pháp trình UBND tỉnh ký Quyết định cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi nước ngoài để cấp cho người yêu cầu đăng ký lại. Chuyển kết quả về Trung tâm Hành chính công tỉnh.

Bước 3:

Sau khi nhận được kết quả từ Sở Tư pháp, Trung tâm Hành chính công tỉnh trả kết quả cho công dân.

* Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Mức thu lệ phí: Không

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ ngày 21/3/2011 của Chính phủ;

- Thông tư s10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

- Nghị định s114/2016/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ;

- Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Sở Tư pháp

4

Giải quyết việc người nước ngoài thường trú ở Việt Nam nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

1. Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của người nhận con nuôi:

- Đơn xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân:

+ Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn.

+ Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đi với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử ca cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đcủa trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ để mất năng lực hành vi dân sự;

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

2. Slượng hồ sơ: hồ sơ: 01 bộ.

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1:

Người nước ngoài thường trú tại Việt Nam nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Trung tâm Hành chính công tỉnh; công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ nội dung hồ sơ theo quy định; chuyển hồ sơ về Sở Tư pháp.

c 2:

- Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan:

+ Công chức kiểm tra hồ sơ. Khi kiểm tra hồ sơ, công chức phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi.

+ Công chức lấy ý kiến của những người có liên quan:

Khi lấy ý kiến của những người liên quan, công chức phải:

i) Tư vn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hợp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình;

ii) Tư vn đầy đủ cho cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ về mục đích nuôi con nuôi; quyn và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi; về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, qun lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác;

iii) Giải thích cho những người liên quan về quyền thay đổi ý kiến đồng ý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được ly ý kiến đồng ý. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.

- Sở Tư pháp trình UBND tỉnh xem xét, quyết định.

Bước 3:

- UBND tỉnh ra Quyết định nuôi con nuôi có yếu tnước ngoài;

- Sở Tư pháp đăng ký việc nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch, tổ chức lễ giao nhận con nuôi tại trụ sở Sở Tư pháp.

- Trường hợp từ chối thì Sở Tư pháp phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

* Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Trung tâm Hành chính công tỉnh và Sở Tư pháp.

* Thời hạn giải quyết:

- Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 20 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Thời gian những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi nước ngoài: 15 ngày, kể từ ngày được ly ý kiến.

- UBND tỉnh ra Quyết định: 15 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ do Sở Tư pháp trình.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện

Người xin nhận con nuôi phải có đủ điều kiện như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên - không áp dụng đi với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi - không áp dụng đi với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

- Mức thu lệ phí: 4.500.000đồng/trường hợp.

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ;

- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ;

- Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Sở Tư pháp

5

Cấp Giấy xác nhn công dân Việt Nam thường trú khu vực biên giới đủ điều kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên gii làm con nuôi

1. Thành phần hồ sơ:

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp (trường hợp cha dượng, mẹ kế hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột của người được nhận làm con nuôi thì không cần văn bản này);

- Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật nước láng giềng.

2. Số lượng hồ sơ: hồ sơ: Không quy định.

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1:

- Công dân Việt Nam thường trú ở khu vực biên giới nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công tỉnh để được xem xét, xác nhận đủ điu kiện nhận trẻ em của nước láng giềng cư trú ở khu vực biên giới làm con nuôi;

- Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ nội dung hồ sơ theo quy định; chuyển hồ sơ về Sở Tư pháp.

Bước 2:

Sở Tư pháp kiểm tra hồ sơ và xác nhận nếu người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật Việt Nam; chuyển kết quả về Trung tâm Hành chính công tỉnh.

Bước 3:

Sau khi nhận được kết quả từ Sở Tư pháp, Trung tâm Hành chính công tỉnh trả kết quả cho công dân.

2. Thời gian thực hiện: Không quy định.

- Mức thu lệ phí: Không

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ;

- Thông tư s10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

Sở Tư pháp

B. Thủ tục hành chính cấp huyện

1

Ghi vào Sđăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài

*Thành phần hồ sơ:

Giấy tờ phải xuất trình:

- Hộ chiếu hoặc chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc các giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng để chứng minh về nhân thân của người có yêu cầu ghi chú việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài;

- Giấy tờ chứng minh nơi cư trú để xác định thẩm quyền ghi chú việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Trường hợp gửi hồ sơ qua hệ thng bưu chính thì phải gửi kèm theo bản sao có chứng thực các giấy tờ phải xut trình nêu trên.

Giấy tờ phải nộp:

- Tờ khai ghi vào Sổ hộ tịch việc nuôi con nuôi;

- Bản sao có chứng thực giấy tờ chứng minh việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

- Văn bản ủy quyền (được chứng thực) theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền việc ghi chú. Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột ca người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải chứng thực.

- Văn bản chứng nhận việc nuôi con nuôi đã được thực hiện phù hợp với điều ước quốc tế của cơ quan có thẩm quyn của nước ngoài (trong trường hợp việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nơi giải quyết việc nuôi con nuôi cùng là thành viên).

Lưu ý đối với các giấy tờ:

- Trường hợp người yêu cầu nộp giấy tờ là bản sao được cấp từ sổ gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu xuất trình bản chính; nếu người yêu cầu chỉ nộp bản chụp và xuất trình bản chính thì người tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, đối chiếu bản chụp với bản chính và ký vào bản chụp xác nhận về việc đã đối chiếu nội dung giấy tờ đó, không được yêu cầu người đi đăng ký nộp bản sao giy tờ đó.

- Đối với giấy tờ xuất trình khi đăng ký hộ tịch, người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra, đối chiếu với thông tin trong tờ khai, chụp lại hoặc ghi lại thông tin để lưu trong hồ sơ và trả lại cho người xuất trình, không được yêu cầu nộp bản sao hoặc bản chụp giấy tờ đó.

- Giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp, công chứng hoặc xác nhận để sử dụng cho việc đăng ký hộ tịch tại Việt Nam phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; giấy tờ bằng tiếng nước ngoài phải được dịch ra tiếng Việt và công chứng bản dịch hoặc chứng thực chữ ký người dịch theo quy định của pháp luật.

*Số lượng hồ sơ: 01 bộ.

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1:

Người yêu cầu ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi việc nuôi con nuôi đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài nộp hồ sơ tại Bộ Phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cp huyện có thm quyn.

Bước 2:

- Người tiếp nhận có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ hồ sơ, đối chiếu thông tin trong Tờ khai và tính hợp lệ của giấy tờ trong hồ sơ do người yêu cầu nộp, xuất trình.

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, người tiếp nhận hồ sơ viết giấy tiếp nhận, trong đó ghi rõ ngày, giờ trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ, hoàn thiện thì hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn thiện theo quy định; trường hợp không thể bổ sung, hoàn thiện hồ sơ ngay thì phải lập thành văn bản hướng dẫn, trong đó nêu rõ loại giấy tờ, nội dung cần bổ sung, hoàn thiện, ký, ghi rõ họ, chữ đệm, tên của người tiếp nhận.

Bước 3:

Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi đủ điều kiện, phù hợp quy định pháp luật, Phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch UBND cấp huyện. Trường hp Chủ tịch UBND cấp huyện đồng ý giải quyết thì ký Trích lục Ghi vào Sổ việc nuôi con nuôi dã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp cho người yêu cầu; công chức làm công tác đăng ký nuôi con nuôi ghi nội dung ghi chú vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi theo quy định.

*Thời hạn giải quyết:

- Ngay trong ngày tiếp nhận h sơ.

- Trường hợp phải xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 03 ngày làm việc.

*Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với nhau hoặc giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được ghi vào Sổ đăng ký nuôi con nuôi trong các trường hợp:

- Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế mà Việt Nam và nước nơi giải quyết việc nuôi con nuôi cùng là thành viên;

- Việc nuôi con nuôi đã được giải quyết theo quy định pháp luật của nước ngoài, trừ trường hợp vi phạm những nguyên tắc cơ bản của pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Mức thu lệ phí: 60.000 đng. Miễn lệ phí cho người thuộc gia đình có công với cách mạng; người thuộc hộ nghèo; người khuyết tật.

- Luật Hộ tịch năm 2014;

- Nghị định số 123/2015/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2015 của Chính phủ;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ;

- Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ;

- Thông tư số 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

- Nghị quyết s 03/2020/NQ-HĐND ngày 15 tháng 7 năm 2020 của Hội đồng nhân dân tnh Đk Nông ban hành Quy định mức thu, quản lý, sử dụng phí và lệ phí thuộc thm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh Đk Nông.

Phòng Tư pháp

C. Thủ tục hành chính cấp xã

1

Đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước

1. Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của người nhận con nuôi:

- Đơn xin nhận con nuôi trong nước;

- Bản sao Hộ chiếu, Chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân:

+ Trường hợp người nhận con nuôi là cặp vợ chồng nhận con nuôi: Giấy chứng nhận kết hôn.

+ Trường hợp người nhận con nuôi là người độc thân nhận con nuôi: Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân.

- Giấy khám sức khỏe do cơ sở y tế cp huyện trở lên cấp;

- Văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do UBND cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp.

- Trường hợp người nhận con nuôi có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi: Đơn đăng ký nhu cầu nhận trẻ em sng ở cơ sở nuôi dưỡng làm con nuôi.

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi:

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bcha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

Số lượng hồ sơ:

01 bộ đối với từng loại hồ sơ của người nhận con nuôi và hồ sơ của người được nhận làm con nuôi.

1. Trình tự thực hiện:

Bước 1:

- Trường hợp công dân Việt Nam có nguyện vọng và đủ điều kiện nhận con nuôi theo quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 nhưng chưa tìm được trẻ em để nhận làm con nuôi thì đăng ký nhu cầu nhận con nuôi với Sở Tư pháp nơi người đó thường trú. Nếu có trẻ em để giới thiệu làm con nuôi thì Sở Tư pháp giới thiệu đến UBND cấp xã nơi đóng trụ sở cơ sở nuôi dưỡng để xem xét, giải quyết.

- Người nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã.

+) Đối với trường hợp trẻ em mồ côi không có người nuôi dưỡng hoặc trẻ em có cha mẹ đẻ, người thân thích nhưng không có khả năng nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi người được nhận làm con nuôi thường trú;

+) Đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi cư trú của người nhận con nuôi hoặc của người được nhận làm con nuôi;

+) Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa chuyển vào cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cp xã nơi lập biên bản xác nhận tình trạng trẻ em bị bỏ rơi;

+) Đối với trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng;

Bước 2: Công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ

Khi kiểm tra hồ sơ, công chức tư pháp hộ tịch phải nghiên cứu, tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng và hoàn cảnh của những người liên quan. Trường hợp người được nhận làm con nuôi có cha mẹ đẻ, thì công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra việc cha mẹ đẻ có thỏa thuận với cha mẹ nuôi để giữ lại quyền, nghĩa vụ đối với con và cách thức thực hiện quyền, nghĩa vụ đó sau khi đã cho làm con nuôi.

c 3: Công chức tư pháp - hộ tịch lấy ý kiến của những người có liên quan

Khi lấy ý kiến của những người liên quan, công chức tư pháp hộ tịch phải:

i) Tư vấn để trẻ em tiếp tục được chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục phù hp với điều kiện và khả năng thực tế của gia đình;

ii) Tư vấn đầy đủ cho cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ về mục đích nuôi con nuôi; quyền và nghĩa vụ phát sinh giữa cha mẹ nuôi và con nuôi sau khi đăng ký nuôi con nuôi; về việc cha mẹ đẻ sẽ không còn các quyền, nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng, đại diện theo pháp luật, bồi thường thiệt hại, quản lý, định đoạt tài sản riêng đối với con đã cho làm con nuôi nếu cha mẹ đẻ và cha mẹ nuôi không có thỏa thuận khác;

iii) Giải thích cho những người liên quan về quyền thay đổi ý kiến đồng ý trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến đồng ý. Hết thời hạn này, những người liên quan không được thay đổi ý kiến về việc cho trẻ em làm con nuôi.

Bước 4:

- UBND cấp xã tổ chức đăng ký nuôi con nuôi, trao Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước cho cha mẹ nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng, tổ chức giao nhận con nuôi và ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi;

- Trường hợp từ chối đăng ký, UBND cấp xã phải trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi, cha mẹ đẻ hoặc người giám hộ hoặc đại diện cơ sở nuôi dưỡng.

* Cách thức thực hiện: Trực tiếp tại UBND cấp xã.

* Thời hạn giải quyết: Trong thời hạn 30 ngày, trong đó:

- Thời gian kiểm tra hồ sơ và lấy ý kiến: 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Thời gian những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi: 15 ngày kể từ ngày được lấy ý kiến;

- Thời gian cấp Giấy chứng nhận nuôi con nuôi trong nước, Ghi vào Sổ đăng ký việc nuôi con nuôi và tổ chức giao - nhận con nuôi: 05 ngày, kể từ ngày hết hạn thay đổi ý kiến đồng ý.

* Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Người nhận con nuôi phải có đủ điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Hơn con nuôi từ 20 tui trở lên - không áp dụng đi với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

- Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở đảm bảo việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi - không áp dụng đối với trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu,dì, chú bác ruột nhận cháu làm con nuôi;

- Có tư cách đạo đức tốt.

Các trường hợp không được nhận con nuôi

- Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con chưa thành niên;

- Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ schữa bệnh;

- Đang chấp hành hình phạt tù;

- Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của người khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng, con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật; mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.

Trẻ em được nhận làm con nuôi phải có đủ các điều kiện sau:

+ Là trẻ em dưới 16 tuổi; nếu trẻ em thuộc trường hợp được cha dượng, mẹ kế, cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi thì đến dưới 18 tuổi;

+) Trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em mồ côi cả cha và mẹ, trẻ em không nơi nương tựa;

+) Một người chỉ được làm con của một người độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.

- Mức thu lệ phí: 400.000đ/trường hợp.

- Miễn lệ phí đăng ký nuôi con nuôi trong nước đối với trường hợp cha dượng hoặc mẹ kế nhận con riêng của vợ hoặc chồng làm con nuôi; cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi; nhận các trẻ em sau đây làm con nuôi: Trẻ khuyết tật, nhiễm HIV/AIDS hoặc mắc bệnh hiểm nghèo theo quy định của Luật Nuôi con nuôi năm 2010 và văn bản hướng dẫn; người có công với cách mạng nhận con nuôi.

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ;

- Nghị định số 24/2019/NĐ-CP ngày 05 tháng 3 năm 2019 của Chính phủ;

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ;

- Thông tư s 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

UBND cấp xã

2

Đăng ký lại việc nuôi con nuôi trong nước

Thành phần hồ sơ:

Tờ khai đăng ký lại việc nuôi con nuôi (Trường hợp yêu cầu đăng ký lại tại UBND cấp xã không phải là nơi trước đây đã đăng ký việc nuôi con nuôi, thì Tờ khai phải có cam kết của người yêu cầu đăng ký lại về tính trung thực của việc đăng ký nuôi con nuôi trước đó và có chữ ký của ít nhất hai người làm chứng).

1. Trình tự thực hiện:

- Bước 1: Người có yêu cầu đăng ký lại việc nuôi con nuôi nộp hồ sơ tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi cha mẹ nuôi và con nuôi thường trú hoặc nơi đã đăng ký việc nuôi con nuôi trước đây;

- Bước 2: Chủ tịch UBND cấp xã ký và cấp cho người yêu cầu đăng ký lại 01 bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi. Mục ghi chú của bản chính Giấy chứng nhận nuôi con nuôi và Sổ đăng ký nuôi con nuôi ghi rõ là đăng ký lại.

2. Thi gian thực hiện: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Mức thu lệ phí: Không

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ;

- Nghị định s 114/2016/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ;

- Thông tư s 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

UBND cấp xã

3

Giải quyết việc người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới nước láng giềng nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi

1. Thành phần hồ sơ:

Hồ sơ của ngưi nhận con nuôi

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận về việc người nhận con nuôi có đủ điều kiện nuôi con nuôi theo quy định của pháp luật nước đó;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy khám sức khỏe;

- 02 Ảnh chụp toàn thân (Chụp mới nhất, cỡ 9cm x 12cm hoặc 10cm x 15cm).

Hồ sơ của người được nhận làm con nuôi

- Giấy khai sinh;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp;

- Hai ảnh toàn thân, nhìn thẳng chụp không quá 06 tháng;

- Biên bản xác nhận do UBND hoặc Công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi lập đối với trẻ em bị bỏ rơi; Giấy chứng tử của cha đẻ, mẹ đẻ hoặc quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của trẻ em là đã chết đối với trẻ em mồ côi; quyết định của Tòa án tuyên bcha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất tích đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất tích; quyết định của Tòa án tuyên bố cha đẻ, mẹ đẻ của người được giới thiệu làm con nuôi mất năng lực hành vi dân sự đối với người được giới thiệu làm con nuôi mà cha đẻ, mẹ đẻ mất năng lực hành vi dân sự;

- Quyết định tiếp nhận đối với trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng.

2. Số lượng hồ sơ: hồ sơ:

02 bộ đối với mỗi loại hồ sơ của người nhận con nuôi và người được nhận làm con nuôi.

1. Trình tự thực hiện:

ớc 1:

Người nước ngoài cư trú ở khu vực biên giới của nước láng giềng nhận con nuôi nộp hồ sơ của mình và của người được nhận làm con nuôi tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của UBND cấp xã nơi trẻ em được nhận làm con nuôi thường trú;

Bước 2:

- Công chức tư pháp - hộ tịch kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến của những người có liên quan và có văn bản gửi STư pháp kèm theo 01 bộ hsơ của người nhận con nuôi và của trẻ em để xin ý kiến;

- Sở Tư pháp xem xét hồ sơ xin nhận con nuôi và trả lời bằng văn bản cho UBND cấp xã;

- UBND cấp xã đăng ký việc nuôi con nuôi, tiến hành giao nhận con nuôi. Trường hợp Sở Tư pháp không đồng ý thì UBND cấp xã trả lời bằng văn bản cho người nhận con nuôi và nêu rõ lý do.

2. Thời gian thực hiện: Trong thời hạn 30 ngày, trong đó:

- UBND cấp xã kiểm tra hồ sơ, lấy ý kiến những người có liên quan: 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;

- Những người liên quan thay đổi ý kiến đồng ý về việc cho trẻ em làm con nuôi: 15 ngày, kể từ ngày được lấy ý kiến;

- Sở Tư pháp có ý kiến: 10 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản của UBND cấp xã;

- Đăng ký việc nuôi con nuôi và giao - nhận con nuôi: 05 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản đồng ý của Sở Tư pháp.

- Mức thu lệ phí: 4.500.000 đồng/trường hp.

- Luật Nuôi con nuôi năm 2010;

- Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ;

- Nghị định số 114/2016/NĐ-CP ngày 8 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ;

- Thông tư số 10/2020/TT-BTP ngày 28 tháng 12 năm 2020 ca Bộ trưởng Bộ Tư pháp;

- Thông tư số 267/2016/TT-BTC ngày 14 tháng 11 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

UBND cấp xã

Tổng số: 09 TTHC. Trong đó:

- 05 TTHC cấp tỉnh;

- 01 TTHC cấp huyện;

- 03 TTHC cấp xã.

1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ