Quyết định 330/QĐ-TTg năm 2016 phê duyệt danh mục Dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương” vay vốn Ngân hàng Thế giới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Số hiệu | 330/QĐ-TTg |
Ngày ban hành | 02/03/2016 |
Ngày có hiệu lực | 02/03/2016 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thủ tướng Chính phủ |
Người ký | Nguyễn Xuân Phúc |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị,Giao thông - Vận tải |
THỦ TƯỚNG CHÍNH
PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 330/QĐ-TTg |
Hà Nội, ngày 02 tháng 3 năm 2016 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2013 của Chính phủ về quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và nguồn vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ;
Xét đề nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản số 1274/BKHĐT-KTĐN ngày 29 tháng 02 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt danh Mục Dự án “Xây dựng cầu dân sinh và quản lý tài sản đường địa phương” (Dự án LRAMP) với các nội dung chủ yếu sau:
1. Nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB).
a) Hợp phần 1- Khôi phục, cải tạo đường địa phương:
- Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản và Điều phối chung của Dự án.
- Ủy ban nhân dân các tỉnh: Lào Cai, Hà Giang, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Bắc Kạn, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Lạng Sơn, Cao Bằng và Bình Định là cơ quan chủ quản của các Dự án thành phần.
b) Hợp phần 2 - Xây dựng cầu dân sinh: Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản, Tổng cục Đường bộ Việt Nam là Chủ Dự án.
c) Hợp phần tư vấn chung: Bộ Giao thông vận tải là cơ quan chủ quản, Tổng cục Đường bộ Việt Nam là Chủ Dự án.
3. Mục tiêu chính: Nhằm thực hiện Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014-2020, góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội cho nông thôn, nhất là các vùng xa xôi có đồng bào dân tộc thiểu số.
- Nâng cấp, cải tạo đường địa phương: Khoảng 676 km đường được khôi phục, cải tạo và Khoảng 61.109 km đường địa phương được bảo dưỡng thường xuyên tại các tỉnh tham gia Dự án.
- Xây dựng cầu dân sinh: Xây dựng Khoảng 2.174 cầu trong số 4.145 cầu trong Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2020 theo Quyết định số 2529/QĐ-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương đầu tư Chương trình xây dựng cầu dân sinh đảm bảo an toàn giao thông vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2014 - 2020, bao gồm các tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Lạng Sơn, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Hòa Bình, Quảng Ninh, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Gia Lai, Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng, Bắc Giang, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Hải Dương, Phú Yên, Ninh Thuận, Khánh Hòa, Bình Thuận, Bình Phước, Trà Vinh, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hậu Giang, Kiên Giang, An Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, Tây Ninh, Cần Thơ, Đồng Tháp và Bến Tre.
5. Thời gian thực hiện Dự án: từ năm 2016 - 2021.
6. Tổng mức đầu tư của Dự án: 408,93 triệu USD:
- Vốn vay Hiệp hội Phát triển Quốc tế (IDA) thuộc nhóm WB: 385 triệu USD.
- Vốn đối ứng phía Việt Nam: tương đương 23,93 triệu USD.
Cơ cấu nguồn vốn cho các Hợp phần như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại văn bản nêu trên.
7. Cơ chế tài chính trong nước:
- Vốn vay IDA: Chính phủ vay và thực hiện cơ chế cấp phát một phần, một phần áp dụng cơ chế vay lại từ ngân sách nhà nước cho các tỉnh tham gia Dự án, như sau:
+ Tỷ lệ cho vay lại 10% tổng số vốn vay áp dụng các tỉnh có bổ sung cân đối từ ngân sách trung ương cho ngân sách địa phương trên tổng chi cân đối ngân sách địa phương từ 70% trở lên, bao gồm các tỉnh: Hà Giang, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Cao Bằng.