ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
33/2022/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày 29
tháng 9 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT
THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng
11 năm 2019;
Căn cứ khoản 6 Điều 62 Luật
Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ Quy định chi tiết một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số
20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế Quy định về quản
lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
Căn cứ Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thu
gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 09
tháng 10 năm 2022.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở:
Tài nguyên và Môi trường, Y tế, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng
các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và
các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
CHỦ TỊCH
Nguyễn Đăng Bình
|
QUY ĐỊNH
VỀ VIỆC THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về việc
thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế; trách nhiệm của các cơ quan, tổ
chức, cá nhân trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ
sở y tế bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định
của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối
ngành sức khỏe, cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm
y, dược và có phát sinh chất thải rắn y tế; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong
nước và nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải rắn y tế bao gồm
chất thải rắn y tế nguy hại và chất thải rắn thông thường.
2. Chất thải rắn y tế nguy hại
bao gồm chất thải rắn lây nhiễm và chất thải rắn nguy hại không lây nhiễm.
3. Chất thải rắn thông thường
là chất thải được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
Điều 4.
Nguyên tắc thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế
1. Chất thải rắn y tế nguy hại
phải được thu gom, phân loại riêng theo quy định, phân loại riêng với chất thải
rắn thông thường ngay tại nguồn phát sinh, tại thời điểm phát sinh và được lưu
giữ đúng thời gian quy định.
2. Phương tiện, thiết bị thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật,
quy trình quản lý theo quy định, không làm thất thoát chất thải ra bên ngoài.
3. Chất thải rắn y tế nguy hại
phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn được tập trung xử lý theo mô hình cụm
cơ sở y tế.
Điều 5.
Kinh phí thực hiện
Kinh phí hỗ trợ công tác quản
lý chất thải rắn y tế được lấy từ các nguồn: Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường
phân bổ cho các đơn vị hoặc các nguồn hỗ trợ hợp pháp khác (nếu có); nguồn kinh
phí thu từ các cơ sở y tế xử lý theo mô hình cụm; kinh phí thường xuyên của các
đơn vị (đối với các cơ sở xử lý tại chỗ); kinh phí từ nguồn xã hội hóa hoặc các
nguồn hỗ trợ hợp pháp khác.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ VIỆC THU
GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ
Điều 6. Thu
gom chất thải rắn y tế
1. Thu gom chất thải rắn lây
nhiễm
a) Cơ sở y tế quy định luồng đi
và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực
chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế.
b) Dụng cụ thu gom chất thải phải
bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom.
c) Chất thải lây nhiễm phải thu
gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y
tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất
thải phải có nắp đậy kín.
d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm
cao phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết
bị khử khuẩn. Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước
khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi
và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ
vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI
CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải
lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định.
đ) Tần suất thu gom chất thải
lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế
tối thiểu một lần một ngày. Đối với các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm
phát sinh dưới 05kg trong một ngày, chất thải lây nhiễm được thu gom với tần suất
tối thiểu một lần một ngày, chất thải lây nhiễm sắc nhọn được thu gom tối thiểu
là một lần một tháng.
2. Thu gom chất thải rắn nguy hại
không lây nhiễm
a) Chất thải nguy hại không lây
nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế.
b) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng,
đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong
các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp, bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán
hơi thủy ngân ra môi trường.
3. Thu gom chất thải rắn thông
thường: Chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế và chất thải rắn thông
thường không sử dụng để tái chế được thu gom riêng.
4. Lưu giữ chất thải rắn y tế:
khu vực lưu giữ, kỹ thuật lưu giữ, thời gian lưu giữ của cơ sở y tế, cơ sở xử
lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm cơ sở y tế được quy định tại Điều 8
Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
Điều 7. Quản
lý chất thải rắn thông thường sử dụng để tái chế
1. Trên cơ sở Danh mục chất thải
rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế quy định tại Phụ lục
số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT, cơ sở y tế ban hành danh mục
chất thải rắn thông thường được phép thu gom phục vụ mục đích tái chế phù hợp với
tình hình phát sinh chất thải của đơn vị.
2. Chất thải lây nhiễm sau khi
xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường được quản lý như chất thải
rắn thông thường và được phép thu gom để tái chế. Khi chuyển giao chất thải, cơ
sở y tế phải bảo đảm bao bì lưu chứa chất thải được buộc kín, bên ngoài bao bì
có biểu tượng chất thải tái chế theo quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm
theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT và ghi đầy đủ thông tin vào Sổ bàn giao chất thải
đã khử khuẩn đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phục vụ mục đích tái
chế theo quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư số
20/2021/TT-BYT.
3. Chất thải nhựa được phân loại,
thu gom để phục vụ mục đích tái chế hoặc xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 8.
Chuyển giao chất thải rắn y tế
1. Cơ sở y tế không tự xử lý chất
thải rắn y tế phải thực hiện chuyển giao chất thải y tế theo các quy định sau
đây:
a) Chất thải y tế nguy hại phải
được chuyển giao cho đơn vị xử lý theo mô hình cụm cơ sở y tế được quy định tại
(Phụ lục), số lượng chất thải sau mỗi lần chuyển giao phải được ghi đầy đủ
trong sổ giao nhận chất thải theo mẫu quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm
theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT và sử dụng chứng từ chất thải nguy hại theo quy
định.
b) Chất thải rắn thông thường
được chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để vận chuyển, xử lý theo quy
định của pháp luật hiện hành.
2. Đơn vị nhận chuyển giao chất
thải rắn y tế phải thực hiện vận chuyển theo quy định, không làm thất thoát chất
thải ra bên ngoài. Chất thải rắn y tế phải được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật về
môi trường.
3. Cơ sở y tế thực hiện xử lý
chất thải rắn y tế nguy hại theo mô hình cụm do Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
việc bàn giao chất thải y tế để xử lý theo mô hình cụm phải được ghi vào sổ
giao nhận chất thải y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục số 06 ban hành kèm
theo Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
Điều 9. Xử
lý chất thải rắn y tế nguy hại
1. Xử lý theo mô hình Cụm cơ sở
y tế (Phụ lục)
a) Cụm 1: Bệnh viện đa khoa tỉnh
Bắc Kạn.
b) Cụm 2: Trung tâm Y tế huyện
Chợ Mới.
c) Cụm 3: Trung tâm Y tế huyện
Na Rì.
d) Cụm 4: Trung tâm Y tế huyện
Ngân Sơn.
đ) Cụm 5: Trung tâm Y tế huyện
Bạch Thông.
e) Cụm 6: Trung tâm Y tế huyện
Ba Bể.
g) Cụm 7: Trung tâm Y tế huyện
Pác Nặm.
h) Cụm 8: Trung tâm Y tế huyện
Chợ Đồn.
2. Xử lý tại chỗ
a) Đối với những cơ sở y tế có
hệ thống xử lý chất thải y tế được cấp phép tự xử lý chất thải y tế nguy hại
thì được vận hành hệ thống để tự xử lý chất thải y tế của đơn vị mình.
b) Khi hệ thống xử lý chất thải
của đơn vị ngừng hoạt động, đơn vị chuyển qua xử lý chất thải y tế nguy hại
theo mô hình Cụm cơ sở y tế như đã quy định.
Chương
III
TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ
QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN CÓ LIÊN QUAN ĐẾN THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI
RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Điều 10. Tổ
chức thực hiện
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Hướng dẫn chi tiết cho các
cơ sở xử lý chất thải y tế nguy hại theo mô hình cụm về phương tiện vận chuyển
(yêu cầu đặc thù cho một số loại phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại),
thiết bị vận chuyển, bao bì, thiết bị lưu chứa, khu vực lưu giữ chất thải nguy
hại cũng như tiêu chí về công nghệ xử lý chất thải y tế nguy hại.
b) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức
tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện việc vận chuyển và xử
lý chất thải rắn y tế theo đúng quy định tại Điều 42 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT.
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế
tiến hành thanh tra, kiểm tra công tác bảo vệ môi trường, việc thực hiện các
quy định về quản lý chất thải rắn y tế.
d) Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế
xây dựng dự thảo Quyết định điều chỉnh, bổ sung khi có sự thay đổi các quy định
của pháp luật hoặc thực tế công tác quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh.
2. Sở Y tế
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra
việc thực hiện các quy định về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế
trên địa bàn tỉnh.
b) Tổ chức tập huấn, phổ biến,
truyền thông các quy định về quản lý thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn
y tế cho các cơ sở y tế thuộc phạm vi quản lý.
c) Chỉ đạo các cơ sở y tế trực
thuộc lập kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế.
d) Phối hợp với Sở Tài chính đề
xuất phân bổ kinh phí đầu tư, nâng cấp, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống
xử lý chất thải y tế nguy hại đối với các cơ sở y tế thuộc thẩm quyền quản lý.
đ) Tổng hợp, báo cáo kết quả quản
lý chất thải rắn y tế trên địa bàn theo quy định.
3. Sở Tài chính
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, bố trí kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường phân bổ cho Sở Y tế hỗ trợ
các cơ sở y tế trong công tác xử lý chất thải rắn y tế.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Chỉ đạo các cơ quan báo, đài địa
phương tổ chức tuyên truyền nội dung của Quy định rộng rãi trên các phương tiện
thông tin đại chúng.
5. Công an tỉnh
Chỉ đạo lực lượng Cảnh sát
phòng chống tội phạm về môi trường tăng cường công tác kiểm tra, giám sát kịp
thời phát hiện các hành vi vi phạm trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn y tế đối với các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh. Kịp thời thông tin cho
Sở Y tế, Sở Tài nguyên và Môi trường để thực hiện công tác quản lý chất thải rắn
y tế.
6. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
Chỉ đạo phòng chuyên môn phụ
trách lĩnh vực y tế thường xuyên kiểm tra, giám sát công tác quản lý chất thải
rắn y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn và việc thực hiện vận chuyển chất thải
rắn y tế từ các cơ sở y tế về cụm xử lý.
7. Trách nhiệm của người đứng đầu
các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
a) Thực hiện quản lý chất thải
rắn y tế theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT và các văn bản pháp luật
khác có liên quan.
b) Phân công lãnh đạo cơ sở y tế
phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; bố trí cán bộ chuyên trách về
công tác quản lý chất thải y tế; giao nhiệm vụ cho khoa kiểm soát nhiễm khuẩn
hoặc khoa, phòng, bộ phận phụ trách về công tác quản lý chất thải y tế; bố trí
người của cơ sở y tế hoặc phối hợp với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc vận
hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải y tế phù hợp với yêu cầu
nhiệm vụ (đối với cơ sở y tế tự xử lý chất thải).
c) Xây dựng kế hoạch quản lý chất
thải y tế hoặc tích hợp trong kế hoạch hoạt động chung hằng năm của cơ sở y tế;
bố trí kinh phí để thực hiện việc quản lý chất thải rắn y tế.
d) Thực hiện việc xác định các
loại chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế để áp dụng biện pháp quản
lý phù hợp theo quy định của Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
đ) Thực hiện yêu cầu về kế hoạch,
biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải
theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm cả phương án xử lý trong trường hợp
lượng chất thải y tế nguy hại gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất
khả kháng).
e) Tổ chức đào tạo, tập huấn,
truyền thông, phổ biến cho viên chức, người lao động và các đối tượng có liên
quan các quy định về quản lý chất thải rắn y tế.
g) Bố trí đủ kinh phí, nhân lực
hoặc ký hợp đồng với đơn vị bên ngoài để thực hiện việc thu gom, vận chuyển, xử
lý chất thải rắn y tế.
h) Báo cáo kết quả quản lý chất
thải y tế theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
Điều 11.
Điều khoản thi hành
Các cơ sở y tế chưa có công
trình xử lý chất thải y tế nguy hại đã ký hợp đồng xử lý chất thải y tế với các
cơ sở đã được đầu tư trước ngày thời điểm ban hành Quyết định này thì được tiếp
tục thực hiện đến hết thời hiệu của hợp đồng.
Giao Sở Tài nguyên và Môi trường
chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức thực hiện, thường
xuyên theo dõi, đánh giá việc thực hiện Quy định này và báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh theo quy định./.
PHỤ LỤC
CÁC CỤM XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số 33/2022/QĐ-UBND ngày 29 tháng 9 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
STT
|
Các cơ sở xử lý theo mô hình cụm
|
Mô tả công nghệ xử lý
|
Phạm vi thực hiện
|
Đơn vị thu gom, vận chuyển
|
Loại công nghệ
|
Công suất thiết kế (kg/h)
|
Thời gian lắp đặt
|
1
|
Cụm 1: Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bắc Kạn
|
Lò hấp
|
60kg/giờ
|
2018
|
Các cơ sở y tế công lập, tư nhân và trạm y tế các xã, phường trên địa
bàn thành phố Bắc Kạn
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển
|
Lò đốt
|
30kg/giờ
|
2016
|
2
|
Cụm 2: Trung tâm Y tế huyện Chợ Mới
|
Lò đốt
|
15kg/giờ
|
2016
|
Các cơ sở y tế công lập, tư nhân và trạm y tế các xã, phường/thị trấn
trên địa bàn huyện Chợ Mới
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển
|
3
|
Cụm 3: Trung tâm Y tế huyện Na Rì
|
Lò đốt
|
15kg/giờ
|
2009
|
Các cơ sở y tế công lập, tư nhân và trạm y tế các xã, phường/thị trấn
trên địa bàn huyện Na Rì
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển
|
4
|
Cụm 4: Trung tâm Y tế huyện Ngân Sơn
|
Lò hấp
|
08kg/giờ
|
2015
|
Các cơ sở y tế công lập, tư nhân và trạm y tế các xã, phường/thị trấn
trên địa bàn huyện Ngân Sơn
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển
|
5
|
Cụm 5: Trung tâm Y tế huyện Bạch Thông
|
Lò đốt
|
15kg/giờ
|
2008
|
Các cơ sở y tế công lập, tư nhân và trạm y tế các xã, phường/thị trấn
trên địa bàn huyện Bạch Thông
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển
|
6
|
Cụm 6: Trung tâm Y tế huyện Ba Bể
|
Lò đốt
|
15kg/giờ
|
2009
|
Các cơ sở y tế công lập, tư nhân và trạm y tế các xã, phường/thị trấn
trên địa bàn huyện Ba Bể
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển
|
7
|
Cụm 7: Trung tâm Y tế huyện Pác Nặm
|
Lò đốt
|
15kg/giờ
|
2012
|
Các cơ sở y tế công lập, tư nhân và trạm y tế các xã, phường/thị trấn
trên địa bàn huyện Pác Nặm
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển
|
8
|
Cụm 8: Trung tâm Y tế huyện Chợ Đồn
|
Lò đốt
|
15kg/giờ
|
2012
|
Các cơ sở y tế công lập, tư nhân và trạm y tế các xã, phường/thị trấn
trên địa bàn huyện Chợ Đồn
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị vận chuyển
|