ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
38/2022/QĐ-UBND
|
Lai Châu, ngày 12
tháng 10 năm 2022
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN
Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LAI CHÂU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LAI CHÂU
Căn cứ Luật Tổ chức chính
quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ
chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm
2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều
của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường
ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số
08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số
điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số 02
/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Căn cứ Thông tư số
20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về quản
lý chất thải y tế trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 2.
Hiệu lực thi hành
Quyết định này có hiệu lực thi
hành kể từ ngày 22 tháng 10 năm 2022.
Điều 3.
Tổ chức thực hiện
Chánh văn phòng UBND tỉnh, Thủ
trưởng các sở, ban, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các xã, phường, thị trấn; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; tổ chức,
cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ: TN&MT, YT, TP;
- Cục Kiểm tra VBQPPL - Bộ Tư pháp;
- TT. Tỉnh uỷ, TT. HĐND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Ủy ban MTTQVN tỉnh;
- Chủ tịch, PCT. UBND tỉnh;
- V, C;
- Đài PTTH, Báo Lai Châu;
- Cổng thông tin điện tử tỉnh;
- Lưu: VT, KT1, KT4.
|
TM. ỦY BAN NHÂN
DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Hà Trọng Hải
|
QUY ĐỊNH
THU GOM, VẬN CHUYỂN VÀ XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH LAI CHÂU
(Kèm theo Quyết định số 38/2022/QĐ-UBND ngày 12 tháng 10 năm 2022 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Lai Châu)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1.
Phạm vi điều chỉnh
1. Quy định này quy định một số
nội dung về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh
Lai Châu.
2. Những nội dung không quy định
tại Quy định này được thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với cơ
sở y tế, bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định
của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối
ngành sức khỏe, cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm
y, dược có phát sinh chất thải rắn y tế; các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài có hoạt động liên quan đến quản lý chất thải rắn y tế trên địa
bàn tỉnh Lai Châu.
Điều 3.
Giải thích từ ngữ
Trong Quy định này, các từ ngữ
dưới đây được hiểu như sau:
1. Chất thải rắn y tế là chất
thải phát sinh trong quá trình hoạt động của các cơ sở y tế, bao gồm chất thải y
tế nguy hại và chất thải rắn thông thường.
2. Chất thải y tế nguy hại bao
gồm chất thải lây nhiễm và chất thải nguy hại không lây nhiễm quy định tại khoản
1, khoản 2 và khoản 3 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày 26 tháng 11 năm
2021 của Bộ Y tế (sau đây gọi tắt là Thông tư số 20/2021/TT-BYT).
3. Chất thải rắn lây nhiễm là
chất thải ở dạng rắn có chứa hoặc nghi ngờ chứa tác nhân gây bệnh (vi khuẩn,
vi rút, ký sinh trùng, nấm).
4. Chất thải rắn y tế thông thường
là chất thải được quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT ngày
26 tháng 11 năm 2021 của Bộ Y tế.
5. Thu gom chất thải y tế là
quá trình tập hợp chất thải y tế từ nơi phát sinh và chuyển về khu vực lưu giữ
chất thải y tế tạm thời.
6. Vận chuyển chất thải là quá
trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh tới nơi xử lý, lưu giữ, tiêu hủy.
7. Xử lý ban đầu là quá trình
khử khuẩn hoặc tiệt khuẩn các chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao tại nơi chất
thải phát sinh trước khi vận chuyển tới nơi lưu giữ hoặc tiêu hủy.
8. Xử lý và tiêu hủy chất thải
là quá trình sử dụng các công nghệ nhằm làm mất khả năng gây nguy hại của chất
thải đối với sức khỏe con người và môi trường.
9. Chủ nguồn thải là cơ sở y tế,
bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có giấy phép hoạt động theo quy định của
pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh, cơ sở y tế dự phòng, cơ sở đào tạo khối
ngành sức khỏe, cơ sở nghiên cứu, xét nghiệm, kiểm nghiệm, kiểm định, thử nghiệm
y, dược có phát sinh chất thải rắn y tế.
Điều 4.
Nguyên tắc chung về thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn y tế
1. Chất thải rắn y tế nguy hại
phải được phân loại, thu gom riêng biệt với chất thải rắn y tế thông thường và
chất thải rắn sinh hoạt trước khi đưa vào khu vực lưu giữ tại cơ sở phát sinh
theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải y tế.
2. Phương tiện, thiết bị thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phải đáp ứng các yêu cầu kỹ
thuật, quy trình quản lý theo quy định, không làm thất thoát chất thải ra bên
ngoài.
3. Không được tái chế, tái sử dụng
chất thải rắn y tế nguy hại để sản xuất các đồ dùng, bao bì sử dụng trong lĩnh
vực thực phẩm.
4. Việc thu gom, vận chuyển và
xử lý chất thải rắn y tế phải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Trường hợp
chất thải rắn y tế thông thường lẫn vào chất thải y tế nguy hại thì phải quản
lý như đối với chất thải y tế nguy hại.
5. Chất thải rắn y tế nguy hại
phát sinh từ các cơ sở y tế trên địa bàn được xử lý tại cơ sở có chức năng xử
lý hoặc được tập trung xử lý tại các cụm, hạn chế việc xử lý phân tán tại các
cơ sở y tế.
6. Ưu tiên lựa chọn công nghệ
không đốt, thân thiện môi trường và đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường trong
xử lý chất thải rắn y tế lây nhiễm.
Chương II
QUY ĐỊNH VỀ THU GOM, VẬN
CHUYỂN, XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ VÀ KINH PHÍ THỰC HIỆN
Điều 5. Thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế thông thường
1. Chất thải rắn y tế thông thường
phục vụ mục đích tái chế và chất thải rắn y tế thông thường không phục vụ mục
đích tái chế được thu gom riêng.
2. Chất thải rắn y tế thông thường
được quản lý như sau:
a) Chất thải rắn y tế thông thường
quy định tại khoản 4 Điều 4 Thông tư số 20/2021/TT-BYT được quản lý như đối với
chất thải rắn công nghiệp thông thường, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản
này;
b) Chất thải rắn sinh hoạt phát
sinh từ hoạt động sinh hoạt thường ngày của nhân viên y tế, người bệnh, người
nhà người bệnh, học viên, khách đến làm việc và các chất thải ngoại cảnh trong
cơ sở y tế (trừ chất thải sinh hoạt phát sinh từ khu vực cách ly, điều trị
người mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm) thực hiện theo quy định về quản lý
chất thải rắn sinh hoạt.
3. Vận chuyển, xử lý chất thải
rắn y tế thông thường
a) Việc vận chuyển chất thải rắn
y tế thông thường phải bảo đảm không được làm rơi vãi, gây phát tán bụi, mùi hoặc
nước rỉ và đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý theo quy định;
b) Chủ nguồn thải có phát sinh
chất thải rắn y tế thông thường có thể tự vận chuyển, xử lý hoặc chuyển giao
cho tổ chức, cá nhân thu gom, vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường
được phép hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật để vận chuyển; hoặc
chủ xử lý chất thải nguy hại có Giấy phép xử lý chất thải nguy hại để vận chuyển,
xử lý;
c) Việc xử lý chất thải rắn y tế
thông thường được xử lý như đối với chất thải rắn công nghiệp thông thường quy
định tại Điều 82 Luật Bảo vệ môi trường.
Điều 6. Thu
gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn y tế nguy hại
1. Chất thải lây nhiễm
a) Cơ sở y tế quy định luồng đi
và thời điểm thu gom chất thải lây nhiễm phù hợp để hạn chế ảnh hưởng đến khu vực
chăm sóc người bệnh và khu vực khác trong cơ sở y tế;
b) Dụng cụ thu gom chất thải phải
bảo đảm kín, không rò rỉ dịch thải trong quá trình thu gom;
c) Chất thải lây nhiễm phải thu
gom riêng từ nơi phát sinh về khu vực lưu giữ chất thải tạm thời trong cơ sở y
tế. Trước khi thu gom, túi đựng chất thải phải buộc kín miệng, thùng đựng chất
thải phải có nắp đậy kín;
d) Chất thải có nguy cơ lây nhiễm
cao phải xử lý sơ bộ ở gần nơi phát sinh chất thải để loại bỏ mầm bệnh bằng thiết
bị khử khuẩn. Đối với cơ sở y tế không có thiết bị khử khuẩn chất thải, trước
khi thu gom túi đựng chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phải buộc kín miệng túi
và tiếp tục bỏ vào túi đựng chất thải lây nhiễm thứ 2, buộc kín miệng túi và bỏ
vào thùng thu gom chất thải lây nhiễm, bên ngoài thùng có dán nhãn “CHẤT THẢI
CÓ NGUY CƠ LÂY NHIỄM CAO”, được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải
lây nhiễm để xử lý hoặc chuyển cho đơn vị có chức năng xử lý theo quy định;
đ) Tần suất thu gom chất thải
lây nhiễm từ nơi phát sinh về khu lưu giữ chất thải trong khuôn viên cơ sở y tế
tối thiểu một lần một ngày. Đối với chất thải lây nhiễm sắc nhọn phát sinh tại
các cơ sở y tế có lượng chất thải lây nhiễm phát sinh dưới 05 kg trong một
ngày, tần suất thu gom tối thiểu một lần một tháng.
2. Chất thải nguy hại không lây
nhiễm
a) Chất thải nguy hại không lây
nhiễm được thu gom, lưu giữ riêng tại khu lưu giữ chất thải trong cơ sở y tế;
b) Thiết bị y tế bị vỡ, hỏng,
đã qua sử dụng thải bỏ có chứa thủy ngân được thu gom và lưu giữ riêng trong
các hộp bằng nhựa hoặc các vật liệu phù hợp, bảo đảm không bị rò rỉ, phát tán
hơi thủy ngân ra môi trường.
3. Phương thức vận chuyển chất
thải rắn y tế nguy hại
a) Đối với các cơ sở xử lý tại
chỗ: Thực hiện vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại từ các khu vực phát sinh
về khu vực lưu giữ chất thải rắn y tế của đơn vị để xử lý đảm bảo đúng quy định
pháp luật về quản lý chất thải y tế nguy hại;
b) Đối với cơ sở không đủ điều
kiện xử lý tại chỗ phải hợp đồng với đơn vị có giấy phép môi trường có chức
năng xử lý chất thải nguy hại phù hợp với loại chất thải cần xử lý để thực hiện
vận chuyển đến nơi xử lý. Trường hợp cơ sở y tế tự vận chuyển chất thải rắn y tế
nguy hại phát sinh tại cơ sở đến nơi xử lý thì các phương tiện, thiết bị vận
chuyển phải đáp ứng yêu cầu theo quy định tại Điều 37 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường (sau
đây gọi tắt là Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT);
c) Đối với các cơ sở xử lý theo
mô hình cụm không đảm bảo điều kiện về phương tiện để vận chuyển chất thải rắn
y tế nguy hại từ nơi phát sinh đến nơi xử lý, phải hợp đồng với đơn vị có giấy
phép môi trường có chức năng xử lý chất thải nguy hại để vận chuyển. Trường hợp
cơ sở y tế xử lý theo mô hình cụm tự vận chuyển chất thải rắn y tế nguy hại đến
nơi xử lý thì phải có phương tiện vận chuyển đáp ứng yêu cầu theo quy định tại
Điều 37 Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT.
d) Việc bàn giao chất thải rắn
y tế giữa chủ nguồn thải và cơ sở xử lý phải được ghi vào sổ giao, nhận chất thải
y tế nguy hại theo quy định tại Phụ lục số VI ban hành kèm theo Thông tư số
20/2021/TT-BYT.
4. Phương thức xử lý chất thải
y tế nguy hại
a) Cơ sở y tế có công trình xử
lý chất thải y tế nguy hại tại Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định này tự xử
lý chất thải y tế nguy hại phát sinh tại đơn vị và xử lý chất thải y tế nguy hại
cho các cơ sở y tế lân cận theo mô hình cụm;
b) Các cơ sở y tế không thuộc
danh mục các cơ sở y tế theo mô hình cụm và đã được đầu tư công trình xử lý chất
thải rắn y tế nguy hại đảm bảo theo quy định (tại Phụ lục II ban hành kèm
theo Quyết định này): Tự xử lý chất thải rắn y tế nguy hại phát sinh trong
khuôn viên cơ sở, nhưng phải đáp ứng quy định tại khoản 2 Điều 70 Nghị định
08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định số
08/2022/NĐ-CP); trường hợp công trình xử lý chất thải rắn y tế nguy hại của
các cơ sở không đảm bảo hoặc có sự cố, phát sinh chất thải gây quá tải thì hợp
đồng với đơn vị có chức năng xử lý chất thải nguy hại để xử lý theo quy định.
c) Các cơ sở y tế không thuộc
danh mục các cơ sở y tế theo mô hình cụm và không được đầu tư công trình xử lý
chất thải rắn y tế nguy hại đảm bảo theo quy định phải ký hợp đồng để chuyển
giao chất thải rắn y tế nguy hại cho cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải
nguy hại đảm bảo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 70 Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; thời gian chuyển giao để xử lý theo quy định tại khoản 3, khoản
4 Điều 8 Thông tư số 20/2021/TT-BYT.
Điều 7.
Thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử
lý chất thải y tế nguy hại
Sở Tài nguyên và Môi trường có
trách nhiệm thông báo công khai thông tin về tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện
dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh hoặc
tại các tỉnh khác do Bộ Tài nguyên và Môi trường cung cấp trên Cổng thông tin
điện tử của tỉnh.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 8.
Trách nhiệm của Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Y tế; UBND các huyện, thành phố
và các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp các cơ quan,
đơn vị liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung Quy định này
khi có sự thay đổi các quy định của pháp luật hoặc thực tế công tác quản lý chất
thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh;
b) Phối hợp với Sở Y tế và các cơ
quan có liên quan triển khai thực hiện việc thu gom, vận chuyển và xử lý chất
thải rắn y tế trên địa bàn tỉnh theo quy định;
c) Kiểm tra, thanh tra công tác
bảo vệ môi trường và việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại
theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư
số 02/2022/TT-BTNMT, Thông tư số 20/2021/TT-BYT và Quy định này;
d) Phối hợp với Sở Y tế tổ chức
tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn thực hiện việc thu gom, vận
chuyển và xử lý chất thải rắn y tế theo đúng quy định tại Điều 42 Thông tư số
02/2022/TT-BTNMT, Thông tư số 20/2021/TT-BYT và Quy định này.
2. Sở Y tế
a) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
nguyên và Môi trường và các cơ quan có liên quan triển khai thực hiện Quy định
này; tổ chức tập huấn, hướng dẫn các cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh thực hiện việc
phân loại, thu gom, lưu giữ chất thải rắn y tế theo đúng quy định của Luật Bảo
vệ môi trường, Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, Thông tư số 20/2021/TT-BYT và Thông
tư số 02/2022/TT- BTNMT và Quy định này;
b) Kịp thời thông tin cho Sở
Tài nguyên và Môi trường về các thay đổi trong thực tế công tác quản lý chất thải
rắn y tế trên địa bàn tỉnh; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc
xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định điều chỉnh, bổ sung nội
dung Quy định ;
c) Chủ trì, phối hợp với Sở Tài
chính, Sở Tài nguyên và Môi trường báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, bố trí
kinh phí để đầu tư, nâng cấp, vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất
thải y tế nguy hại trên địa bàn tỉnh;
d) Thực hiện chế độ báo cáo
theo quy định tại Thông tư số 20/2021/TT-BYT quy định về quản lý chất thải y tế
trong phạm vi khuôn viên cơ sở y tế.
3. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
Thực hiện đầy đủ các chức năng,
nhiệm vụ quản lý chất thải rắn y tế trên địa bàn theo quy định. Chỉ đạo cơ quan
chuyên môn thường xuyên kiểm tra xử lý, giải quyết công tác quản lý chất thải rắn
y tế tại các cơ sở y tế trên địa bàn.
4. Trách nhiệm của các cơ sở y
tế trên địa bàn tỉnh
a) Thực hiện quản lý chất thải
rắn y tế theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường, Nghị định số
08/2022/NĐ-CP; Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT; Thông tư số 20/2021/TT-BYT và các
văn bản pháp luật khác có liên quan;
b) Phân công lãnh đạo cơ sở y tế
phụ trách về công tác quản lý chất thải rắn y tế; bố trí cán bộ chuyên trách về
công tác quản lý chất thải rắn y tế; giao nhiệm vụ khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn
hoặc khoa, phòng, bộ phận phụ trách về công tác quản lý chất thải rắn y tế, bố
trí người của cơ sở y tế hoặc lựa chọn đơn vị có đủ năng lực theo quy định để
thực hiện vận hành công trình, thiết bị, hệ thống xử lý chất thải rắn y tế phù
hợp với yêu cầu nhiệm vụ (đối với cơ sở y tế tự xử lý chất thải);
c) Xây dựng kế hoạch quản lý chất
thải rắn y tế hoặc tích hợp trong kế hoạch hoạt động chung hằng năm của cơ sở y
tế; lập dự toán hoặc bố trí kinh phí để tổ chức thực hiện việc quản lý chất thải
rắn y tế;
d) Thực hiện việc xác định các
loại chất thải phát sinh từ hoạt động của cơ sở y tế để áp dụng biện pháp quản
lý phù hợp theo quy định của Thông tư số 20/2021/TT-BYT;
đ) Thực hiện yêu cầu về kế hoạch,
biện pháp, trang thiết bị phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường do chất thải
theo quy định của pháp luật (trong đó bao gồm cả phương án xử lý trong trường
hợp lượng chất thải rắn y tế gia tăng bất thường do dịch bệnh hoặc lý do bất khả
kháng);
e) Tổ chức tập huấn, truyền
thông, phổ biến cho viên chức, người lao động và các đối tượng có liên quan các
quy định về quản lý chất thải rắn y tế.
g) Bố trí đủ kinh phí, nhân lực
hoặc lựa chọn đơn vị có đủ năng lực theo quy định để thực hiện việc thu gom, vận
chuyển, xử lý chất thải rắn y tế;
h) Báo cáo kết quả quản lý chất
thải y tế theo quy định tại Điều 13 Thông tư số 20/2021/TT-BYT;
i) Các cơ sở y tế chưa có công
trình xử lý chất thải y tế nguy hại đã ký hợp đồng xử lý chất thải y tế với các
cơ sở có chức năng xử lý trước ngày thời điểm Quy định này có hiệu lực thì được
tiếp tục thực hiện đến hết thời hiệu của hợp đồng.
Điều 9. Tổ
chức thực hiện
1. Giao Sở Tài nguyên và Môi
trường chủ trì theo dõi việc triển khai quy định này, định kỳ tổng hợp kết quả
thực hiện, báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường và Ủy ban nhân dân tỉnh trước
ngày 30 tháng 01 của năm tiếp theo.
2. Các sở, ban, ngành liên
quan; UBND các cấp có trách nhiệm tổ chức thực hiện Quy định này, tổng hợp kết
quả quản lý chất thải rắn y tế trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường hàng
năm gửi Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 15 tháng 01 của năm tiếp theo.
Trong quá trình tổ chức thực hiện
có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường
để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
PHỤ LỤC I:
CỤM XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 38/2022/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của UBND tỉnh)
Stt
|
Tên cơ sở xử lý theo mô hình cụm
|
Mô tả công nghệ xử lý
|
Phạm vi thực hiện
|
Đơn vị vận chuyển
|
Loại công nghệ
|
Công suất thiết kế (kg/h)
|
Thời gian lắp đặt
|
Tình trạng hoạt động
|
1
|
Bệnh viện đa khoa tỉnh
|
Lò hấp
|
50-70 kg/giờ
|
2019
|
Đang hoạt động
|
Thực hiện xử lý chất thải y tế
nguy hại phát sinh tại đơn vị, các Trạm Y tế xã, phường trên địa bàn thành phố
Lai Châu; Trung tâm y tế huyện Nậm Nhùn và các cơ sở hành nghề y tư nhân trên
địa bàn thành phố Lai Châu và huyện Nậm Nhùn.
|
|
Lò đốt
|
50-70 kg/giờ
|
2015
|
Đang hoạt động, xuống cấp
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị
vận chuyển
|
2
|
Trung tâm Y tế huyện Than Uyên
|
Lò hấp
|
25 - 35 kg/giờ
|
2019
|
Đang hoạt động, xuống cấp
|
Thực hiện xử lý chất thải y tế
nguy hại phát sinh tại đơn vị, Trạm Y tế các xã thuộc huyện Than Uyên và các
cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn huyện Than Uyên.
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị
vận chuyển
|
Lò đốt
|
30 kg/ngày
|
2012
|
|
3
|
Trung tâm Y tế huyện Tân Uyên
|
Lò đốt
|
25kg/giờ
|
2014
|
Đang hoạt động
|
Thực hiện xử lý chất thải y tế
nguy hại phát sinh tại đơn vị; Trạm Y tế các xã thuộc huyện Tân Uyên và các
cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn huyện Tân Uyên.
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị
vận chuyển
|
4
|
Trung tâm Y tế huyện Tam Đường
|
Lò đốt
|
50kg/giờ
|
2022
|
Đang hoạt động
|
Thực hiện xử lý chất thải y tế
nguy hại phát sinh tại đơn vị, Trạm Y tế các xã thuộc huyện Tam Đường và các
cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn huyện Tam Đường.
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị
vận chuyển
|
5
|
Trung tâm Y tế huyện Phong Thổ
|
Lò đốt
|
25kg/giờ
|
2009
|
Đang hoạt động, xuống cấp
|
Thực hiện xử lý chất thải y tế
nguy hại phát sinh tại đơn vị, Trạm Y tế các xã thuộc huyện Phong Thổ và các
cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn huyện Phong Thổ.
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị
vận chuyển
|
6
|
Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ
|
Lò đốt
|
25 kg/giờ
|
2013
|
Đang hoạt động
|
Thực hiện xử lý chất thải y tế
nguy hại phát sinh tại đơn vị, Trạm Y tế Thị trấn Sìn Hồ và các xã: Phìn Hồ,
Hồng Thu, Làng Mô, Phăng Sô Lin, Tả Phìn, Sà Dề Phìn, Tả Ngảo, Tủa Sín Chải,
Chăn Nưa, Pa Tần huyện Sìn Hồ; các cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn huyện
Sìn Hồ.
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị
vận chuyển
|
7
|
Trung tâm Y tế huyện Mường Tè
|
Lò đốt
|
25 kg/giờ
|
2014
|
Đang hoạt động
|
Thực hiện xử lý chất thải y tế
nguy hại phát sinh tại đơn vị, Trạm Y tế các xã thuộc huyện Mường Tè và các
cơ sở hành nghề y tư nhân trên địa bàn huyện Mường Tè.
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị
vận chuyển
|
8
|
Trung tâm Y tế huyện Sìn Hồ (cơ sở 2)
|
Lò đốt
|
25 kg/giờ
|
2017
|
Đang hoạt động
|
Thực hiện xử lý chất thải y tế
nguy hại phát sinh tại đơn vị và Trạm Y tế các xã: Ma Quai, Lùng Thàng, Nậm
Tăm, Nậm Cha, Pu Sam Cáp, Noong Hẻo, Pa Khóa, Căn Co, Nậm Mạ, Nậm Cuổi, Nậm
Hăn.
|
Tự vận chuyển hoặc thuê đơn vị
vận chuyển
|
PHỤ LỤC II:
XỬ LÝ CHẤT THẢI Y TẾ NGUY HẠI TẠI CHỖ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 38/2022/QĐ-UBND ngày 12/10/2022 của UBND tỉnh)
STT
|
Cơ sở y tế
|
Mô tả công nghệ xử lý
|
Loại công nghệ
|
Công suất thiết kế (kg/h)
|
Thời gian lắp đặt
|
Tình trạng hoạt động
|
1
|
Bệnh viện Y học cổ truyền
|
Lò đốt
|
20-40kg/giờ
|
2012
|
Đang hoạt động
|