Quyết định 33/2017/QĐ-UBND Quy chế bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng và xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng bị tố cáo do tỉnh An Giang ban hành
Số hiệu | 33/2017/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 03/07/2017 |
Ngày có hiệu lực | 20/07/2017 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh An Giang |
Người ký | Vương Bình Thạnh |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2017/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 03 tháng 7 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ XỬ LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG BỊ TỐ CÁO
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 04 tháng 8 năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 23 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức;
Căn cứ Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
Căn cứ Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 36/TTr-TTT ngày 19 tháng 6 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng và xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng bị tố cáo.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ XỬ LÝ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG BỊ TỐ CÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2017
của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết; quyền, nghĩa vụ của người tố cáo hành vi tham nhũng được bảo vệ; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phối hợp và áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng;
Về hành vi và mức độ vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật; thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; các hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng bị tố cáo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 33/2017/QĐ-UBND |
An Giang, ngày 03 tháng 7 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ XỬ LÝ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG BỊ TỐ CÁO
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật tố cáo ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 04 tháng 8 năm 2007 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 23 tháng 11 năm 2012;
Căn cứ Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03 tháng 10 năm 2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật tố cáo;
Căn cứ Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng;
Căn cứ Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức;
Căn cứ Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức;
Căn cứ Nghị định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
Căn cứ Nghị định số 211/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 12 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị Định số 107/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định xử lý trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị khi để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
Theo đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 36/TTr-TTT ngày 19 tháng 6 năm 2017.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng và xử lý cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng bị tố cáo.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 7 năm 2017.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG VÀ XỬ LÝ CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG BỊ TỐ CÁO
(Ban hành kèm theo Quyết định số 33/2007/QĐ-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2017
của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định việc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng đã được cơ quan có thẩm quyền thụ lý giải quyết; quyền, nghĩa vụ của người tố cáo hành vi tham nhũng được bảo vệ; trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc phối hợp và áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng;
Về hành vi và mức độ vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật; thời hiệu, thời hạn xử lý kỷ luật; các hình thức kỷ luật; thẩm quyền, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng bị tố cáo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền tiếp nhận, thụ lý, giải quyết nội dung tố cáo hành vi tham nhũng (gọi chung là người giải quyết tố cáo).
2. Cơ quan Công an tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.
3. Người tố cáo và người thân thích của người tố cáo hành vi tham nhũng (gọi chung là người được bảo vệ).
4. Người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm, quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức theo phân cấp quản lý và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan trong việc xử lý hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức.
5. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng.
6. Người được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ có quyền hạn trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ đó có hành vi tham nhũng.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
1. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, gồm: Người giải quyết tố cáo, cơ quan Công an tỉnh, Công an cấp huyện, Công an cấp xã và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
2. Người thân thích của người tố cáo hành vi tham nhũng, gồm: Vợ hoặc chồng; ông, bà nội; ông, bà ngoại; cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi; ông, bà nội của vợ hoặc chồng; ông, bà ngoại của vợ hoặc chồng; cha, mẹ của vợ hoặc chồng; con đẻ; con nuôi; anh, chị, em ruột.
3. Người có hành vi tham nhũng, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng và người được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ có quyền hạn trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ đó có hành vi tham nhũng.
Chương II
BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG
Mục 1. BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG
Điều 4. Nguyên tắc bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng
1. Người giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, công tác, làm việc, học tập, có tài sản phải áp dụng kịp thời các biện pháp theo quy định để bảo vệ người tố cáo và người thân thích của người tố cáo hành vi tham nhũng.
2. Mọi hành vi trù dập, phân biệt đối xử, đe dọa xâm hại hoặc xâm hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, việc làm, tài sản và các quyền, lợi ích hợp pháp khác của người tố cáo và người thân thích của người tố cáo hành vi tham nhũng đều phải được ngăn chặn, xử lý kịp thời theo quy định.
3. Người giải quyết tố cáo và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, công tác, làm việc, học tập, có tài sản không áp dụng hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ không kịp thời, không đảm bảo gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tổn thất về tinh thần cho người được bảo vệ thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người tố cáo hành vi tham nhũng được bảo vệ
1. Người tố cáo hành vi tham nhũng có quyền:
a) Yêu cầu người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mình và người thân thích của mình khi có căn cứ xác định việc bị kỷ luật, buộc thôi việc, luân chuyển công tác hoặc bị các hình thức trù dập, phân biệt đối xử, đe dọa xâm hại hoặc xâm hại tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, các quyền và lợi ích hợp pháp khác do việc tố cáo hành vi tham nhũng;
b) Được thông báo về biện pháp bảo vệ được áp dụng; đề nghị thay đổi biện pháp bảo vệ nếu có căn cứ cho rằng biện pháp đó không bảo đảm an toàn; được từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ;
c) Yêu cầu gia hạn thời hạn bảo vệ; yêu cầu bảo vệ lại;
d) Được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo hành vi tham nhũng yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp cần thiết để bảo vệ mình mà các cơ quan, tổ chức, cá nhân đó không áp dụng hoặc áp dụng các biện pháp bảo vệ không kịp thời, không đảm bảo gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tổn thất về tinh thần cho người được bảo vệ.
2. Người tố cáo hành vi tham nhũng có nghĩa vụ:
a) Gửi văn bản yêu cầu bảo vệ đến người giải quyết tố cáo hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ. Trong trường hợp khẩn cấp, có thể gặp trực tiếp hoặc thông qua các hình thức thông tin khác để yêu cầu được bảo vệ ngay nhưng sau đó phải gửi văn bản yêu cầu chính thức đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ;
b) Cung cấp thông tin, tài liệu, căn cứ xác định việc bị xâm phạm hoặc đe dọa xâm phạm tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm, uy tín hoặc quyền, lợi ích hợp pháp khác là xác thực và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về thông tin, tài liệu đã cung cấp;
c) Tuân thủ yêu cầu mà cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ đưa ra có liên quan đến công tác bảo vệ; không được tiết lộ biện pháp bảo vệ cho người khác biết.
Điều 6. Thời hạn bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng
Thời hạn bảo vệ do cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền quyết định tùy thuộc vào tình hình thực tế của từng vụ việc, mức độ, tính chất của hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ.
Mục 2. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN TRONG VIỆC PHỐI HỢP VÀ BẢO VỆ NGƯỜI TỐ CÁO HÀNH VI THAM NHŨNG
Điều 7. Bảo vệ bí mật thông tin về người tố cáo hành vi tham nhũng
1. Khi tiếp nhận, thụ lý, giải quyết nội dung tố cáo hành vi tham nhũng, người giải quyết tố cáo phải nghiên cứu, xác định nội dung vụ việc, những thông tin có thể gây bất lợi cho người tố cáo, áp dụng biện pháp phù hợp nhằm giữ bí mật thông tin cho người tố cáo.
2. Trong quá trình giải quyết tố cáo, nếu có yêu cầu làm việc trực tiếp với người tố cáo, người giải quyết tố cáo và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải bố trí thời gian, địa điểm và lựa chọn phương thức làm việc phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.
3. Trường hợp phát hiện người không có thẩm quyền có hành vi thu thập thông tin về người tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng biện pháp theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn hoặc xử lý đối với người có hành vi vi phạm.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cung cấp thông tin, tài liệu, phối hợp giải quyết tố cáo, thi hành quyết định xử lý hành vi vi phạm pháp luật bị tố cáo có trách nhiệm áp dụng các biện pháp cần thiết, phù hợp để bảo vệ bí mật thông tin cho người tố cáo.
Điều 8. Bảo vệ các quyền công dân của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo hành vi tham nhũng
1. Khi có căn cứ cho rằng mình hoặc người thân thích của mình bị phân biệt đối xử trong việc thực hiện các quyền của công dân tại nơi cư trú thì người tố cáo yêu cầu người giải quyết tố cáo để người giải quyết tố cáo yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ đã bị xâm phạm, đồng thời xem xét, xử lý người có hành vi vi phạm.
2. Khi nhận được yêu cầu của người giải quyết tố cáo về việc áp dụng biện pháp bảo vệ đối với người tố cáo, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền có trách nhiệm kiểm tra, xác minh, quyết định áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để bảo vệ như sau:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định hành chính, hành vi hành chính xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
b) Khôi phục các quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ đã bị xâm phạm;
c) Xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với người có hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
d) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 9. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo hành vi tham nhũng
1. Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể gây nguy hại đến tính mạng, sức khỏe của mình hoặc người thân thích của mình thì người tố cáo yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu có căn cứ cho thấy có nguy cơ gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo thì người giải quyết tố cáo có trách nhiệm chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ biết.
3. Trường hợp xác định hành vi xâm hại người được bảo vệ đang diễn ra hoặc có nguy cơ xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người giải quyết tố cáo phải chỉ đạo hoặc phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền để áp dụng ngay các biện pháp bảo vệ sau:
a) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để bảo vệ an toàn cho người được bảo vệ tại nơi cần thiết;
b) Tạm thời di chuyển người được bảo vệ đến nơi an toàn.
4. Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ, tùy từng trường hợp cụ thể, người giải quyết tố cáo chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi người được bảo vệ cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:
a) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi xâm hại;
b) Trường hợp xác định việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ có nguy cơ tái diễn thì ra quyết định bảo vệ và xây dựng kế hoạch bảo vệ. Kế hoạch bảo vệ phải có các nội dung: Người được bảo vệ; biện pháp bảo vệ; thời hạn bảo vệ; lực lượng bảo vệ; trách nhiệm, hình thức, nội dung phối hợp giữa cơ quan, tổ chức có liên quan và kinh phí bảo vệ.
5. Căn cứ vào tính chất, mức độ và khả năng xảy ra trên thực tế của hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân ra quyết định bảo vệ xem xét, áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:
a) Bố trí nơi tạm lánh khi người được bảo vệ có nguy cơ bị xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe;
b) Bố trí lực lượng, phương tiện, công cụ để trực tiếp bảo vệ an toàn tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ tại nơi cần thiết;
c) Di chuyển và giữ bí mật chỗ ở, nơi làm việc, học tập của người được bảo vệ;
d) Hạn chế phạm vi đi lại, quan hệ giao tiếp, thăm gặp, làm việc, học tập của người được bảo vệ trong một thời hạn nhất định;
đ) Thay đổi tung tích, lý lịch, đặc điểm nhân thân, nhận dạng của người được bảo vệ. Biện pháp này chỉ áp dụng khi có sự đồng ý của người được bảo vệ và hành vi đe dọa xâm hại hoặc xâm hại là đặc biệt nguy hiểm có liên quan đến tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, tội phạm về ma túy hoặc các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng khác theo quy định của pháp luật hình sự.
e) Áp dụng biện pháp ngăn chặn, xử lý hành chính hoặc hình sự đối với hành vi đe dọa xâm hại hoặc xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người được bảo vệ theo quy định của pháp luật;
g) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Bảo vệ vị trí công tác, việc làm của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo hành vi tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức
1. Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo của mình bị người có thẩm quyền quản lý, sử dụng có hành vi trù dập, phân biệt đối xử hoặc thuyên chuyển công tác dẫn đến giảm thu nhập, gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người thân thích của mình là cán bộ, công chức, viên chức thì người tố cáo yêu cầu người giải quyết tố cáo thực hiện các biện pháp bảo vệ cần thiết.
2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra, xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp có căn cứ cho rằng yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất là 03 ngày làm việc, người giải quyết tố cáo phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc yêu cầu người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp sau đây:
a) Đình chỉ, tạm đình chỉ, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ quyết định xử lý kỷ luật hoặc quyết định khác xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
b) Khôi phục vị trí công tác, vị trí việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
c) Thuyên chuyển công tác người được bảo vệ sang cơ quan, tổ chức, đơn vị khác nếu có sự đồng ý của họ để tránh bị trù dập, phân biệt đối xử;
d) Xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật đối với người có hành vi trả thù, trù dập, đe dọa làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người được bảo vệ;
đ) Các biện pháp bảo vệ khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Bảo vệ việc làm đối với người tố cáo, người thân thích của người tố cáo hành vi tham nhũng là người làm việc theo hợp đồng lao động mà không phải là công chức, viên chức
1. Người tố cáo, người thân thích của người tố cáo là người làm việc theo hợp đồng lao động thì người tố cáo yêu cầu tổ chức công đoàn cơ sở, cơ quan quản lý lao động hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền ở địa phương nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo làm việc có biện pháp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình và người thân thích của mình.
2. Chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu bảo vệ, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ có trách nhiệm kiểm tra, xác minh. Thời hạn kiểm tra, xác minh là 05 ngày làm việc. Trường hợp yêu cầu của người tố cáo là chính đáng thì chậm nhất trong thời gian 03 ngày làm việc, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ phải áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng biện pháp để bảo vệ như sau:
a) Yêu cầu người sử dụng lao động chấm dứt hành vi vi phạm; khôi phục vị trí công tác, việc làm, các khoản thu nhập và lợi ích hợp pháp khác từ việc làm cho người được bảo vệ;
b) Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 12. Bảo vệ tài sản của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo hành vi tham nhũng
1. Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể xâm hại đến tài sản của mình và người thân thích của mình, người tố cáo yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Trong quá trình giải quyết tố cáo nếu xét thấy có nguy cơ xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ, người giải quyết tố cáo có trách nhiệm áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ và thông báo cho người được bảo vệ về tài sản biết.
3. Trường hợp xác định hành vi xâm hại tài sản đang xảy ra hoặc có thể xảy ra ngay tức khắc, tùy theo tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, người giải quyết tố cáo chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền thực hiện biện pháp bảo vệ. Khi đã ngăn chặn được hành vi xâm hại, người giải quyết tố cáo theo thẩm quyền hoặc chỉ đạo, phối hợp với cơ quan công an nơi có tài sản hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ như sau:
a) Yêu cầu người có hành vi xâm hại đến tài sản của người được bảo vệ chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Bảo vệ uy tín, danh dự, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người tố cáo, người thân thích của người tố cáo hành vi tham nhũng
1. Khi có căn cứ cho rằng việc tố cáo có thể xâm hại đến uy tín, danh dự, nhân phẩm hoặc các quyền nhân thân khác của mình, người thân thích của mình, người tố cáo yêu cầu người giải quyết tố cáo, cơ quan công an nơi người tố cáo, người thân thích của người tố cáo cư trú, làm việc, học tập hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ.
2. Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền bảo vệ áp dụng các biện pháp bảo vệ như sau:
a) Yêu cầu người có hành vi xâm hại chấm dứt hành vi vi phạm và buộc xin lỗi, cải chính công khai;
b) Xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị người có thẩm quyền xử lý đối với người có hành vi vi phạm;
c) Đề nghị các cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan khôi phục danh dự, uy tín, nhân phẩm và các quyền nhân thân khác của người được bảo vệ bị xâm hại.
Chương III
XỬ LÝ KỶ LUẬT CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC CÓ HÀNH VI THAM NHŨNG BỊ TỐ CÁO
Mục 1. HÀNH VI VÀ MỨC ĐỘ VI PHẠM CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC BỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 14. Nguyên tắc xử lý người có hành vi tham nhũng
1. Mọi hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức đều phải được phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh.
2. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng ở bất kỳ cương vị, chức vụ nào đều phải bị xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử lý về hành vi tham nhũng do mình đã thực hiện.
4. Việc xử lý hành vi tham nhũng của cán bộ, công chức, viên chức phải được thực hiện công khai theo quy định của pháp luật.
5. Cán bộ, công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì phải bị buộc thôi việc;
6. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát hiện, tích cực hạn chế thiệt hại do hành vi trái pháp luật của mình gây ra, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng thì được xem xét giảm nhẹ hình thức kỷ luật theo quy định của pháp luật.
7. Việc đình chỉ, tạm thời chuyển vị trí công tác khác đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến tham nhũng được thực hiện theo quy định tại Chương III Nghị định số 59/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.
8. Tài sản tham nhũng được xử lý theo quy định tại Mục 2 Chương IV Luật Phòng, chống tham nhũng;
9. Nghiêm cấm mọi hành vi xâm phạm thân thể, danh dự, nhân phẩm của cán bộ, công chức, viên chức trong quá trình xử lý kỷ luật.
10. Người được giao thực hiện công vụ, nhiệm vụ có quyền hạn trong khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ đó có hành vi tham nhũng bị xem xét xử lý kỷ luật như cán bộ, công chức, viên chức và pháp luật có liên quan.
Điều 15. Các hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật
1. Vi phạm việc thực hiện nghĩa vụ, đạo đức và văn hóa giao tiếp của cán bộ, công chức, viên chức trong thi hành công vụ, nhiệm vụ nhằm vụ lợi.
2. Có hành vi tham nhũng bị Tòa án kết án bằng bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật.
3. Vi phạm quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Điều 16. Các trường hợp chưa xem xét xử lý kỷ luật
1. Đang trong thời gian nghỉ hàng năm, nghỉ theo chế độ, nghỉ việc riêng được người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cho phép.
2. Đang trong thời gian điều trị bệnh có xác nhận của cơ quan y tế có thẩm quyền.
3. Cán bộ, công chức, viên chức nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ thai sản, đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
4. Đang bị tạm giữ, tạm giam chờ kết luận của cơ quan có thẩm quyền điều tra, truy tố, xét xử về hành vi vi phạm pháp luật.
Điều 17. Các trường hợp được miễn trách nhiệm kỷ luật
1. Được cơ quan có thẩm quyền xác nhận tình trạng mất năng lực hành vi dân sự khi vi phạm;
2. Được cấp có thẩm quyền xác nhận có hành vi vi phạm trong tình thế bất khả kháng khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
Điều 18. Các mức độ của vụ, việc tham nhũng:
1. Tham nhũng ít nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt bằng hình thức cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc bị phạt tù đến 3 năm;
2. Tham nhũng nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 3 năm đến 7 năm;
3. Tham nhũng rất nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm;
4. Tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng là vụ, việc mà trong đó người có hành vi tham nhũng bị phạt tù từ 15 năm trở lên, tù chung thân hoặc tử hình.
Mục 2. THỜI HIỆU, THỜI HẠN XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 19. Thời hiệu xử lý kỷ luật
1. Thời hiệu xử lý kỷ luật là 24 tháng, kể từ thời điểm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho đến thời điểm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật.
2. Khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật của cán bộ, công chức, viên chức, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 35 Quy chế này phải ra thông báo bằng văn bản về việc xem xét xử lý kỷ luật. Thông báo phải nêu rõ thời điểm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, thời điểm phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm và thời hạn xử lý kỷ luật.
Điều 20. Thời hạn xử lý kỷ luật
1. Thời hạn xử lý kỷ luật tối đa là 02 tháng, kể từ ngày phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật cho đến ngày người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật.
2. Trường hợp vụ việc có liên quan đến nhiều người, có tang vật, phương tiện cần giám định hoặc những tình tiết phức tạp khác cần có thời gian thanh tra, kiểm tra để làm rõ thêm thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật nhưng không quá 04 tháng kể từ ngày phát hiện cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
Mục 3. CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
Điều 21. Các hình thức kỷ luật
1. Áp dụng đối với cán bộ, công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Hạ bậc lương;
d) Giáng chức;
đ) Cách chức;
e) Buộc thôi việc.
Điều 22. Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với cán bộ, công chức có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Không thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao mà pháp luật quy định cho mình phải thực hiện hoặc thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao nhưng đòi hỏi, ép buộc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác phải thực hiện hành vi khác vì vụ lợi.
2. Sử dụng trái phép tài sản của Nhà nước vì vụ lợi;
3. Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý để xảy ra vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách;
4. Vi phạm các hành vi khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 23. Cảnh cáo
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với cán bộ, công chức có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Thực hiện không đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn liên quan đến công vụ, nhiệm vụ của mình vì vụ lợi.
2. Sử dụng thông tin, tài liệu của cơ quan, tổ chức, đơn vị để vụ lợi;
3. Vi phạm liên quan vụ, việc ở mức độ nghiêm trọng theo quy định nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật;
4. Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý để xảy ra vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
Điều 24. Hạ bậc lương
Hình thức kỷ luật hạ bậc lương áp dụng đối với cán bộ, công chức có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Không thực hiện công vụ, nhiệm vụ được giao mà pháp luật quy định cho mình phải thực hiện vì vụ lợi, gây ảnh hưởng đến công việc chung của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
2. Lợi dụng vị trí công tác, cố ý thực hiện không đúng về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thời hạn liên quan đến công vụ, nhiệm vụ của mình vì vụ lợi; môi giới hưởng thụ thù lao dưới mọi hình thức trái quy định, đưa nhận hoa hồng hoặc môi giới đưa, nhận hoa hồng trái quy định, nhũng nhiễu, vòi vĩnh khi thực hiện công vụ, nhiệm vụ.
3. Vi phạm liên quan vụ, việc ở mức độ nghiêm trọng theo quy định;
4. Cán bộ, công chức lãnh đạo, quản lý để xảy ra vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Điều 25. Giáng chức
Hình thức kỷ luật giáng chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Vi phạm liên quan vụ, việc ở mức độ rất nghiêm trọng theo quy định nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật;
2. Để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
Điều 26. Cách chức
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Vi phạm liên quan vụ, việc ở mức độ rất nghiêm trọng theo quy định;
2. Để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Điều 27. Buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với cán bộ, công chức có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Vi phạm liên quan vụ, việc ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng theo quy định.
Điều 28. Các quy định liên quan
Các quy định liên quan khi xem xét xử lý kỷ luật, các quy định liên quan đến việc thi hành quyết định kỷ luật và chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác được thực hiện theo quy định tại Điều 22, 23, 24 của Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức.
Mục 4. CÁC HÌNH THỨC KỶ LUẬT ĐỐI VỚI VIÊN CHỨC
Điều 29. Các hình thức kỷ luật
1. Áp dụng đối với viên chức không giữ chức vụ quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Buộc thôi việc.
2. Áp dụng đối với viên chức giữ chức vụ quản lý:
a) Khiển trách;
b) Cảnh cáo;
c) Cách chức;
d) Buộc thôi việc.
Điều 30. Khiển trách
Hình thức kỷ luật khiển trách áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Thực hiện không đúng quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp hoặc đòi hỏi, ép buộc người dân thực hiện hành vi khác vì vụ lợi.
2. Sử dụng tài sản của đơn vị, của nhân dân trái quy định của pháp luật vì vụ lợi;
3. Viên chức lãnh đạo, quản lý để xảy ra vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng ít nghiêm trọng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
4. Vi phạm các hành vi khác theo quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Điều 31. Cảnh cáo
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Thực hiện không đúng quy trình, quy định chuyên môn, nghiệp vụ trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp gây hậu quả nghiêm trọng vì vụ lợi;
2. Vi phạm liên quan vụ, việc ở mức độ nghiêm trọng theo quy định nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật;
3. Viên chức lãnh đạo, quản lý để xảy ra vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng nghiêm trọng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách nhưng đã thành khẩn kiểm điểm trong quá trình xem xét xử lý kỷ luật.
Điều 32. Cách chức
Hình thức kỷ luật cách chức áp dụng đối với viên chức lãnh đạo, quản lý có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Vi phạm liên quan vụ, việc ở mức độ rất nghiêm trọng theo quy định;
2. Để xảy ra vụ, việc tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng hoặc nhiều vụ, việc tham nhũng rất nghiêm trọng trong đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Điều 33. Buộc thôi việc
Hình thức kỷ luật buộc thôi việc áp dụng đối với viên chức có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
1. Bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng và bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật;
2. Vi phạm liên quan vụ, việc ở mức độ đặc biệt nghiêm trọng theo quy định.
Điều 34. Các quy định liên quan
Các quy định liên quan khi xem xét xử lý kỷ luật, liên quan đến việc thi hành quyết định kỷ luật và chế độ, chính sách đối với viên chức đang trong thời gian tạm giữ, tạm giam, tạm đình chỉ công tác được thực hiện theo quy định tại Điều 21, 22, 23 của Nghị định số 27/2012/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức.
Mục 5. THẨM QUYỀN, TRÌNH TỰ, THỦ TỤC XỬ LÝ KỶ LUẬT
Điều 35. Thẩm quyền xử lý kỷ luật
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
2. Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức tiến hành xử lý kỷ luật và quyết định hình thức kỷ luật.
3. Đối với cán bộ, công chức, viên chức biệt phái, người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi cán bộ, công chức, viên chức được cử đến biệt phái tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật (hoặc đề nghị hình thức kỷ luật đối với viên chức) và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật (hoặc hồ sơ xử lý kỷ luật đối với viên chức) về cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức biệt phái.
4. Đối với cán bộ, công chức, viên chức đã chuyển công tác mới phát hiện có hành vi vi phạm pháp luật mà còn trong thời hiệu quy định, thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức trước đây tiến hành xử lý kỷ luật, quyết định hình thức kỷ luật và gửi hồ sơ, quyết định kỷ luật về cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý cán bộ, công chức, viên chức. Nếu cơ quan, tổ chức, đơn vị trước đây đã giải thể, sáp nhập, hợp nhất, chia, tách thì những người có trách nhiệm liên quan phải bàn giao hồ sơ để cơ quan, tổ chức, đơn vị đang quản lý cán bộ, công chức, viên chức thực hiện việc xử lý kỷ luật.
Điều 36. Tổ chức họp kiểm điểm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng
1. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức chịu trách nhiệm tổ chức cuộc họp để cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm tự kiểm điểm và nhận hình thức kỷ luật, trừ trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành đối với các trường hợp có thành lập Hội đồng kỷ luật và không thành lập Hội đồng kỷ luật quy định tại Điều 37 Quy chế này. Việc tổ chức cuộc họp kiểm điểm được tiến hành như sau:
a) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có đơn vị cấu thành thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của đơn vị cấu thành mà cán bộ, công chức, viên chức đang công tác. Biên bản cuộc họp kiểm điểm ở đơn vị cấu thành được gửi đến người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức. Cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm pháp luật được tổ chức với thành phần dự họp là đại diện lãnh đạo chính quyền, cấp ủy và công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị;
b) Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức không có đơn vị cấu thành thì tổ chức cuộc họp kiểm điểm với thành phần dự họp là toàn thể cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
2. Đối với người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi vi phạm pháp luật thì người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng cán bộ, công chức (hoặc người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức) có trách nhiệm tổ chức họp kiểm điểm và quyết định thành phần dự họp.
3. Nội dung các cuộc họp kiểm điểm cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định tại Điều này phải được lập thành biên bản. Biên bản các cuộc họp kiểm điểm phải có kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp kiểm điểm, biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan quản lý, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức được gửi đến Chủ tịch Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc người có thẩm quyền xử lý kỷ luật trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật để xem xét theo thẩm quyền quy định tại Quy chế này.
Điều 37. Hội đồng kỷ luật
1. Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 35 Quy chế này quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc áp dụng hình thức kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi tham nhũng, trừ các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều này.
2. Các trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật:
a) Cán bộ, công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng;
b) Cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý bị xem xét xử lý kỷ luật khi đã có kết luận về hành vi tham nhũng của cấp ủy, tổ chức Đảng theo quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật:
a) Hội đồng kỷ luật họp khi có đủ 03 thành viên trở lên tham dự, trong đó
có Chủ tịch Hội đồng và Thư ký Hội đồng.
b) Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
c) Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm.
4. Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Điều 38. Thành phần Hội đồng kỷ luật
1. Đối với cán bộ, công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm. Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
b) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
c) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện của đơn vị cấu thành có cán bộ, công chức, viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật, ủy viên Hội đồng này do người đứng đầu của đơn vị cấu thành đó lựa chọn và cử ra (trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị không có đơn vị cấu thành thì không có ủy viên này);
d) Một Ủy viên Hội đồng là người trực tiếp quản lý hành chính và chuyên môn, nghiệp vụ của cán bộ, công chức bị xem xét xử lý kỷ luật (hoặc là đại diện cấp ủy của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật);
đ) Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị có cán bộ, công chức, viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật.
2. Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có hành vi vi phạm pháp luật, Hội đồng kỷ luật có 05 thành viên, bao gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức (người đứng đầu hoặc cấp phó người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bổ nhiệm viên chức).
b) Một Ủy viên Hội đồng là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp trên trực tiếp của cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng cán bộ, công chức (hoặc là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý viên chức);
c) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện cấp ủy của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
d) Một Ủy viên Hội đồng là đại diện Ban Chấp hành công đoàn của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
đ) Một Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng là người phụ trách bộ phận tham mưu về công tác tổ chức cán bộ của cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý cán bộ, công chức, viên chức hoặc cơ quan, tổ chức, đơn vị được phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức;
3. Không được cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con được pháp luật thừa nhận; vợ, chồng; anh, chị, em ruột, dâu (rể) hoặc người có liên quan đến hành vi vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức bị xem xét xử lý kỷ luật tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
Điều 39. Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật
1. Chuẩn bị họp:
a) Chậm nhất là 07 ngày làm việc trước cuộc họp của Hội đồng kỷ luật, giấy triệu tập họp phải được gửi tới cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm. Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm vắng mặt phải có lý do chính đáng. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm vắng mặt sau 02 lần gửi giấy triệu tập thì đến lần thứ 03 sau khi đã gửi giấy triệu tập, nếu cán bộ, công chức, viên chức đó vẫn vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật vẫn họp xem xét và kiến nghị hình thức kỷ luật;
b) Hội đồng kỷ luật có thể mời thêm đại diện của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội nơi cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỷ luật đang công tác dự họp. Người được mời dự họp có quyền phát biểu ý kiến và đề xuất hình thức kỷ luật nhưng không được bỏ phiếu về hình thức kỷ luật;
c) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có nhiệm vụ chuẩn bị tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc xử lý kỷ luật, ghi biên bản cuộc họp của Hội đồng kỷ luật;
d) Hồ sơ xử lý kỷ luật trình Hội đồng kỷ luật gồm: bản tự kiểm điểm, trích ngang sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm, biên bản cuộc họp kiểm điểm cán bộ, công chức, viên chức và các tài liệu khác có liên quan.
2. Trình tự họp:
a) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật tuyên bố lý do, giới thiệu các thành viên tham dự;
b) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc trích ngang sơ yếu lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm và các tài liệu khác có liên quan;
c) Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm đọc bản tự kiểm điểm, nếu công chức có hành vi vi phạm vắng mặt thì Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc thay, nếu cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm không làm bản tự kiểm điểm thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này;
d) Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật đọc biên bản cuộc họp kiểm điểm;
đ) Các thành viên Hội đồng kỷ luật và người tham dự cuộc họp thảo luận và phát biểu ý kiến;
e) Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm phát biểu ý kiến; nếu cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm không phát biểu ý kiến hoặc vắng mặt thì Hội đồng kỷ luật tiến hành các trình tự còn lại của cuộc họp quy định tại khoản này;
g) Hội đồng kỷ luật bỏ phiếu kín kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật;
h) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật công bố kết quả bỏ phiếu kín và thông qua biên bản cuộc họp;
i) Chủ tịch Hội đồng kỷ luật và Ủy viên kiêm Thư ký Hội đồng kỷ luật có trách nhiệm ký vào biên bản cuộc họp.
3. Trường hợp nhiều cán bộ, công chức, viên chức trong cùng cơ quan, tổ chức, đơn vị có hành vi vi phạm thì Hội đồng kỷ luật họp để tiến hành xem xét xử lý kỷ luật đối với từng cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 40. Quyết định kỷ luật
1. Trình tự ra quyết định kỷ luật:
a) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quy định tại Điều 35 Quy chế này;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật trong trường hợp thành lập Hội đồng kỷ luật hoặc biên bản cuộc họp kiểm điểm của cơ quan, tổ chức quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 36 Quy chế này trong trường hợp không thành lập Hội đồng kỷ luật thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận cán bộ, công chức, viên chức không vi phạm pháp luật về tham nhũng và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;
c) Trường hợp có tình tiết phức tạp thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định kéo dài thời hạn xử lý kỷ luật theo quy định tại Khoản 2 Điều 20 Quy chế này và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
d) Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án thì người có thẩm quyền xử lý kỷ luật có trách nhiệm ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc đối với cán bộ, công chức, viên chức bị kết án.
2. Quyết định kỷ luật phải ghi rõ thời điểm có hiệu lực thi hành.
3. Sau 12 tháng kể từ ngày quyết định kỷ luật có hiệu lực, nếu cán bộ, công chức, viên chức không tiếp tục có hành vi vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì quyết định kỷ luật chấm dứt hiệu lực mà không cần phải có văn bản về việc chấm dứt hiệu lực.
4. Các tài liệu liên quan đến việc xử lý kỷ luật và quyết định kỷ luật phải được lưu giữ trong hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức. Hình thức kỷ luật phải ghi vào lý lịch của cán bộ, công chức, viên chức.
Điều 41. Khiếu nại
Cán bộ, công chức, viên chức bị xử lý kỷ luật có quyền khiếu nại đối với quyết định kỷ luật theo quy định của pháp luật về khiếu nại.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 42. Trách nhiệm thi hành
Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị, thành phố và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm phối hợp, triển khai thực hiện Quy chế này.
Điều 43. Sửa đổi, bổ sung Quy chế
Trong quá trình thực hiện, có khó khăn, vướng mắc hoặc phát sinh vấn đề mới, các cơ quan, tổ chức, đơn vị phản ánh kịp thời về Ủy ban nhân dân tỉnh (thông qua Thanh tra tỉnh) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.