UỶ
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
33/2012/QĐ-UBND
|
Quảng
Nam, ngày 18 tháng
12 năm 2012
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE
GẮN MÁY, XE MÔ TÔ HAI BÁNH, XE MÔ TÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ HOẠT ĐỘNG
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN
NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ
Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ
Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008;
Căn cứ
Thông tư 08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009 của Bộ Giao thông vận tải
hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách, hàng hóa;
Theo đề
nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 1760/TTr-SGTVT ngày 05
tháng 12 năm 2012,
QUYẾT
ĐỊNH:
Điều 1. Ban
hành kèm theo Quyết định này Quy định về đăng ký, quản lý sử dụng xe thô sơ, xe
gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự hoạt động
vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2. Quyết
định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh
Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các tổ chức, cá nhân có
liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- TTUBND tỉnh;
- Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Cục KTVBQPPL Bộ Tư pháp;
- Vụ Pháp chế Bộ GTVT;
- Sở Tư pháp;
- Báo QN, Đài PTTH QN;.
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- CPVP UBND tỉnh;
- Lưu: VT, KTN.
(D:\HUNG\Giao
thong\quyet dinh\QD 2012\12. Quydinh quan ly xe moto, xe thô so.doc)
|
TM.ỦY
BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Phước Thanh
|
QUY ĐỊNH
VỀ ĐĂNG KÝ, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG XE THÔ SƠ, XE GẮN MÁY, XE MÔ TÔ
HAI BÁNH, XE MÔ BA BÁNH VÀ CÁC LOẠI XE TƯƠNG TỰ HOẠT ĐỘNG VẬN CHUYỂN HÀNH
KHÁCH, HÀNG HÓA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số:
33/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 của UBND tỉnh Quảng Nam)
Chương
I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều
1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
Quy định này quy định việc
đăng ký, quản lý, sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tương tự tham gia hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều
2. Giải thích từ ngữ
1. Hàng hóa là máy móc,
thiết bị, nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa tiêu dùng, động vật sống và các
động sản khác.
2. Hành
khách là người được chở trên phương tiện vận tải đường bộ có trả tiền.
3. Xe thô sơ là các
loại xe như: xe đạp (kể cả xe đạp máy, khi tắt máy thì đạp xe đi được), xe xích
lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật; xe ba gác đạp, đẩy hoặc kéo bằng sức
người và các loại xe tương tự.
4. Xe gắn máy (kể cả xe
máy điện) là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ hai bánh hoặc ba bánh chạy
bằng động cơ, có dung tích xi lanh dưới 50 cm3.
5. Xe
mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh là phương tiện giao thông cơ giới đường bộ
chạy bằng động cơ, có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên.
Chương
II
QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC
Điều
3. Quy định về đăng ký, quản lý phương tiện xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai
bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự tham gia vận chuyển hành khách,
hàng hóa trên địa bàn tỉnh
Các phương tiện xe thô sơ, xe
gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự tham gia
hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh phải đảm bảo chất
lượng an toàn kỹ thuật; người điều khiển phương tiện có đủ điều kiện theo các
quy định tại Điều 4, Điều 5 dưới đây và phải đăng ký hoạt động để được cấp biển
hiệu tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là UBND cấp
xã).
Điều
4. Điều kiện về chất lượng an toàn kỹ thuật của phương tiện
1. Xe thô sơ tham gia vận
chuyển hành khách, hàng hóa phải bảo đảm các điều kiện an toàn kỹ thuật sau:
a) Bộ phận thắng (hãm) đầy đủ
và còn hiệu lực;
b) Càng điều khiển phải đủ độ
bền, điều khiển chính xác;
c) Khung xe phải đảm bảo chắc
chắn, không bị nứt hoặc cong vênh khi nhận biết bằng mắt thường; các mối hàn
ghép phải đảm bảo kỹ thuật;
d) Thân vỏ, thùng bệ không bị
thủng rách; khung xương không bị nứt gãy; các mối nối liên kết đảm bảo đúng kỹ
thuật;
đ) Có lắp đặt phản quang phía
trước và phía sau xe để các phương tiện khác nhận biết vào ban đêm.
2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô
ba bánh, xe gắn máy tham gia vận chuyển hành khách, hàng hóa phải bảo đảm các
điều kiện an toàn kỹ thuật sau:
a) Có đủ hệ thống thắng (hãm)
có hiệu lực;
b) Có hệ thống chuyển hướng có
hiệu lực;
c) Có đủ
đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;
d) Có
bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;
đ) Có đủ gương chiếu hậu và
các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;
e) Có còi với âm lượng đúng
quy chuẩn kỹ thuật;
f) Có đủ bộ phận giảm thanh,
giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy
chuẩn môi trường;
g) Các kết cấu phải đủ độ bền
và bảo đảm tính năng vận hành ổn định;
h) Phải đăng ký và gắn biển số
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Điều
5. Điều kiện về người điều khiển phương tiện tham gia vận chuyển hành khách,
hàng hóa
1. Điều kiện của người điều
khiển xe thô sơ:
a) Phải đủ 16 tuổi trở lên, có
sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn.
b) Hiểu biết quy tắc giao
thông đường bộ.
c) Khi điều khiển phương tiện
phải mang theo Giấy chứng minh nhân dân.
2. Điều kiện của người điều
khiển xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự:
a) Đủ 16 tuổi trở lên đối với
xe gắn máy có dung tích xi lanh dưới 50 cm3 và có sức khỏe đảm bảo
điều khiển xe an toàn;
b) Đủ 18 tuổi trở lên đối với
xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3
trở lên và các loại xe có kết cấu tương tự và phải có giấy phép lái xe phù hợp
với loại xe đang điều khiển do cơ quan có thẩm quyền cấp; có sức khỏe phù hợp
với loại xe, công dụng của xe theo quy định.
3. Người lái xe khi điều khiển
xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự phải
mang theo các giấy tờ sau:
- Giấy đăng ký xe;
- Giấy phép lái xe phù hợp với
loại xe điều khiển;
- Giấy chứng nhận bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực.
4. Người điều khiển, người
ngồi trên xe gắn máy, xe đạp máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh khi tham
gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách.
5. Biển hiệu, trang phục:
Người điều khiển xe thô sơ, xe
gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự khi tham
gia hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phải
đeo bảng hiệu và trang phục theo quy định dưới đây:
a) Biển hiệu: Bằng mica hoặc
giấy bìa cứng được ép plastic, kích thước 85mm x 50mm, được đeo ở trên áo phía ngực trái. Nội dung biển hiệu thể hiện
tên người điều khiển phương tiện địa chỉ thường trú, có dán ảnh của người điều
khiển phía bên trái và có đóng dấu giáp lai của cơ quan cấp. Màu nền biển hiệu
màu trắng, chữ màu đen in hoa (Mẫu số 1 kèm theo
quy định này);
b) Trang phục: tự lựa chọn và
đảm bảo gọn gàng, lịch sự.
6. Ngoài các quy định trên
đây, người điều khiển xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tương tự khi tham gia hoạt động vận chuyển hành khách, hàng
hóa phải tuân thủ các nội quy, quy định của tổ chức mà cá nhân đó tham gia (nếu
có).
Điều
6. Thủ tục đăng ký, đăng ký lại hoạt động và thời hạn của biển hiệu
1. Hồ sơ đăng ký cấp biển
hiệu:
a) Đơn đề nghị được phép kinh
doanh vận tải hành khách và hàng hóa (Mẫu số 2
kèm theo quy định này);
b) Bản sao chứng minh nhân
dân;
c) Bản sao hộ khẩu thường trú
hoặc giấy tạm trú hợp pháp;
d) Bản sao Giấy phép lái xe
(nếu điều khiển loại xe cần có giấy phép theo quy định);
đ) Bản sao Giấy đăng ký xe hợp
lệ;
e) Giấy chứng nhận bảo hiểm
trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới;
f) 02 ảnh 3x4.
Các loại giấy tờ là bản phô tô
có chứng thực hoặc bản phô tô kèm theo bản chính để đối chiếu.
2. Biển hiệu cấp cho cá nhân
có giá trị không quá 02 năm kể từ ngày cấp. Trường hợp cá nhân chỉ tạm trú tại
địa phương thì được cấp đến hết thời gian tạm trú.
3. Trường hợp biển hiệu hết
hạn sử dụng, nếu cá nhân có nhu cầu đăng ký cấp lại thì nộp hồ sơ nơi đăng ký
biển hiệu gồm:
a) Đơn đề nghị cấp lại biển
hiệu (Mẫu số 3 kèm theo quy định này);
b) 02 ảnh 3x4;
c) Biển hiệu cũ kèm theo.
Trường hợp biển hiệu bị mất,
hư hỏng thì trong đơn phải nêu rõ lý do, có xác nhận của tổ, đội tự quản (nếu
có). Cơ quan cấp biển hiệu kiểm tra, nếu đúng như đơn trình bày thì cấp lại
biển hiệu theo thủ tục quy định.
Điều
7. Trình tự và thời gian giải quyết hồ sơ
1. Các cá nhân hành nghề vận
chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe
mô tô ba bánh và các loại xe tương tự nộp hồ sơ đăng ký trực tiếp tại UBND cấp
xã nơi mình đăng ký hoạt động. Sau khi nhận đủ hồ sơ quy định tại Khoản 1,
Khoản 3, Điều 6 quy định này, UBND cấp xã vào sổ và cấp giấy hẹn cấp biển hiệu.
2. Thời gian cấp hoặc cấp lại
biển hiệu là 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Trường hợp
UBND cấp xã từ chối không cấp biển hiệu phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý
do.
Điều
8. Thu hồi biển hiệu
1. Cơ quan cấp biển hiệu thu
hồi biển hiệu do mình cấp khi cá nhân hành nghề vận chuyển hành khách, hàng hóa
bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe
tương tự vi phạm các quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Cá nhân hành nghề vận
chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe
mô tô ba bánh và các loại xe tương tự bị thu hồi biển hiệu khi vi phạm một
trong các trường hợp sau:
a) Sử dụng biển hiệu không
đúng quy định hoặc cố ý làm sai lệch các thông tin đã được ghi trên biển hiệu
đã cấp;
b) Không chấp hành đúng các
quy định của pháp luật trong quá trình tham gia hoạt động vận chuyển hành
khách, hàng hóa hoặc vi phạm pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông,
bị các cơ quan chức năng xử lý và gửi thông báo vi phạm hai lần về cơ quan cấp
biển hiệu.
Điều
9. Phạm vi hoạt động
1. Xe thô sơ và các xe tương
tự chỉ được phép hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trong phạm vi huyện,
thành phố nơi đăng ký quản lý và đơn vị hành chính cấp huyện liền kề.
Xe do súc vật không được tham
gia hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trong nội thành thành phố Tam Kỳ,
Hội An;
2. Xe gắn máy, xe mô tô hai
bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự được phép hoạt động vận chuyển
hành khách, hàng hóa trong phạm vi địa bàn tỉnh;
3. Xe thô sơ, xe gắn máy, xe
mô tô hai bánh, mô tô ba bánh và các loại xe tương tự vận chuyển hành khách,
hàng hóa hoạt động trên địa bàn nào thì phải tuân theo quy định của Ủy ban nhân
dân huyện, thành phố đó.
Chương
III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều
10. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ,
cấp biển hiệu đăng ký hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa cho các phương
tiện xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe
tương tự;
2. Theo dõi, giám sát, hướng
dẫn các chủ phương tiện xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tương tự vận chuyển hành khách, hàng hóa theo đúng quy
định; kiên quyết đình chỉ, thu hồi biển hiệu của các phương tiện vi phạm.
3. Lập sổ theo dõi và định kỳ
hàng quý báo cáo về Ủy ban nhân dân huyện, thành phố (Mẫu
số 4 kèm theo quy định này).
Điều
11. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
1. Tuyên truyền, phổ biến,
quán triệt quy định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến các
tổ chức, cá nhân có sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô
ba bánh và các loại xe tương tự tham gia vận chuyển hành khách, hàng hóa trên
địa bàn.
2. Chủ trì, phối hợp với Sở
Giao thông vận tải quy định cụ thể phạm vi, tuyến đường hoạt động, thời gian
hoạt động; các điểm đỗ xe, đón trả khách và hàng hóa để bảo đảm trật tự an toàn
giao thông tại địa phương, trình UBND tỉnh phê duyệt, tổ chức thực hiện;
3. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn triển khai thực hiện quy định này và tổ chức quản lý hoạt động
của các phương tiện, đảm bảo trật tự an toàn giao thông trên địa bàn theo quy
định của pháp luật.
4. Có cơ chế khuyến khích việc
thành lập hợp tác xã, đội, tổ tự quản, xây dựng thương hiệu trong kinh doanh;
5. Định kỳ vào ngày 05 tháng
01 và ngày 05 tháng 7 hàng năm báo cáo về Sở Giao thông vận tải tình hình đăng
ký, quản lý sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh
và các loại xe tương tự hoạt động vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn.
Điều
12. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Phối hợp
với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc quy định các vị trí dừng,
đón trả khách và hàng hóa bảo đảm yêu cầu trật tự, an toàn giao thông của địa
phương;
- Chỉ đạo lực lượng Thanh tra
kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm của chủ xe, người điều khiển xe theo quy
định hiện hành;
- Tổng hợp và báo cáo Ủy ban
nhân dân tỉnh tình hình hoạt động và những vấn đề phát sinh, vướng mắc trong
quá trình thực hiện để giải quyết kịp thời.
Điều
13. Trách nhiệm của Công an tỉnh
Chỉ đạo các lực lượng Cảnh sát
thường xuyên kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Điều
14. Trách nhiệm của các cơ quan liên quan
Ban An toàn giao thông tỉnh,
Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát
thanh và Truyền hình, Báo Quảng Nam phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh tuyên truyền, phổ biến các quy
định về bảo đảm an toàn giao thông và quy định này cho các chủ phương tiện xe
thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự
tham gia vận chuyển hành khách, hàng hóa trên địa bàn tỉnh. /.