Quyết định 3275/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020"

Số hiệu 3275/QĐ-UBND
Ngày ban hành 12/11/2015
Ngày có hiệu lực 12/11/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Đào Công Thiên
Lĩnh vực Tài chính nhà nước,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3275/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 12 tháng 11 năm 2015

 

QUYT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “BẢO ĐẢM TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS TẠI KHÁNH HÒA GIAI ĐOẠN 2016-2020”

ỦY BAN NHÂN DÂN TNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tchức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 1899/QĐ-TTg ngày 16/10/2013 về việc xây dng kế hoạch thực hiện Đề án “Bo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS giai đoạn 2013-2020”;

Căn cứ Chương trình hành động số 08-CTr-TU ngày 11/01/2007 của Tnh ủy thực hiện Chỉ thị 54-CT/TW của Ban Bí thư;

Căn cứ Nghị quyết số 17/2007/NQ-HĐND ngày 14/7/2007 của Hội đồng nhân dân tnh về chương trình phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tnh giai đoạn 2007-2010 và tm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định 1834/QĐ-UBND ngày 31/7/2012 của UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chng HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 ca tnh Khánh Hòa.

Xét đnghị của Giám đc SY tế tại Công văn số 2688/SYT-KHTC ngày 04/11/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án “Bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại Khánh Hòa giai đoạn 2016-2020”, với các nội dung cụ thể sau:

I. QUAN ĐIỂM VỀ ĐẢM BẢO TÀI CHÍNH CHO CÁC HOẠT ĐỘNG PHÒNG CHỐNG HIV/AIDS, GIAI ĐOẠN 2016-2020

1. Nhà nước bảo đảm đầu tư các nguồn lực cho phòng, chng HIV/AIDS phù hp với diễn biến tình hình dịch HIV/AIDS, khả năng và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, đồng thời đẩy mạnh xã hội hóa đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung đầu tư cho các hoạt động thiết yếu, mang tính bền vững, lâu dài có hiệu quả cao bao gồm dự phòng là chủ đạo và chăm sóc, điều trị HIV/AIDS.

2. Tăng tính chủ động của tỉnh và các huyện, thị xã, thành phố trong việc bố trí ngân sách thích hợp nhằm bảo đảm tài chính cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại địa phương mình.

3. Tiếp tục vận động, kêu gọi và đa dạng hóa các nguồn viện trợ quốc tế, thu hút các nhà tài trợ mới để thu hẹp khoảng trống thiếu hụt. Các nhà tài trợ các dự án hiện đang được triển khai phải có lộ trình chuyển giao cụ thể và đảm bảo tính bền vững sau khi dự án kết thúc.

4. Đa dạng hóa các nguồn kinh phí cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, đồng thời tận dụng tối đa và sử dụng hiệu quả các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực) sn có của xã hội và của ngành y tế cho phòng, chống HIV/AIDS. Chuyển dn nhiệm vụ điều trị người nhiễm HIV/AIDS từ nguồn lực của các chương trình, dự án sang nhiệm vụ của Quỹ bảo hiểm y tế. Tăng cường quản lý, t chc, xây dựng, trin khai các hình, các dịch vụ, các hoạt động theo hướng chi phí - hiệu quả.

5. Phòng, chống HIV/AIDS là một nhiệm vụ quan trọng, lâu dài, cần có sự phối hợp liên ngành của tất cả các cấp ủy Đảng, các ngành, chính quyền các cấp và là bổn phận, trách nhiệm của mỗi người dân, mỗi gia đình và mỗi cộng đng.

II. MỤC TIÊU VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG

1. Mục tiêu chung:

Bảo đảm nguồn tài chính bền vững cho việc thực hiện thành công các mục tiêu của Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tm nhìn 2030.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Tăng dần tỷ lệ chi tiêu cho phòng, chống HIV/AIDS từ ngân sách nhà nước ở tnh. Tiến tới ngân sách nhà nước ở tỉnh (bao gồm cả nguồn hỗ trợ từ ngân sách nhà nước ở trung ương thông qua các chương trình mục tiêu quốc gia) bảo đảm được nhu cầu kinh phí cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại tỉnh;

- Bảo đảm 80% doanh nghiệp chủ động bố trí kinh phí để triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS tại doanh nghiệp;

- Tăng nguồn thu từ một số dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS để tự cân đối thu - chi cho các hoạt động của các dịch vụ này;

- Bảo đảm quản lý và sử dụng hiệu quả các nguồn kinh phí huy động được theo các quy định hiện hành.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nhóm giải pháp về huy động kinh phí:

a) Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho các hoạt động thiết yếu, có hiu quả đbảo đảm tính bền vững của các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS

[...]