BỘ NÔNG NGHIỆP
VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 327/QĐ-BNN-KH
|
Hà Nội, ngày 28
tháng 02 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THỰC HIỆN NGHỊ
QUYẾT SỐ 08/NQ-CP NGÀY 23/01/2014 CỦA CHÍNH PHỦ
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP
ngày 26 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn
và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị quyết số 08/NQ-CP ngày
23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động thực hiện
Nghị quyết số 24- NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế
hoạch,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành
động của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Nghị quyết số
08/NQ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động
thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về
Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày
ký.
Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Văn phòng Chính phủ;
- Lãnh đạo Bộ NN&PTNT;
- Đảng ủy Bộ NN&PTNT;
- Công đoàn Ngành NN&PTNT;
- Website Bộ NN&PTNT;
- Lưu: VT, KH.
|
BỘ TRƯỞNG
Cao Đức Phát
|
KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 08/NQ-CP NGÀY
23/01/2014 CỦA CHÍNH PHỦ
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 327/QĐ-BNN-KH Ngày 28 tháng 02 năm 2014 của
Bộ Nông nghiệp và PTNT)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU
CẦU
1. Kế hoạch xác định các nhiệm vụ
trọng tâm và giải pháp chủ yếu của Bộ Nông nghiệp và PTNT từ nay đến năm 2020
nhằm cụ thể hóa và tổ chức, triển khai thực hiện có hiệu quả Nghị quyết của
Chính phủ và Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về Chủ động
ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi
trường.
2. Tiếp tục thực hiện các kế hoạch,
chương trình, đề án, dự án thuộc lĩnh vực nông nghiệp và PTNT đã được phê duyệt
có nội dung phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Nghị quyết số
24-NQ/TW và xây dựng, triển khai thực hiện một số kế hoạch, chương trình, đề
án, dự án mới giai đoạn đến năm 2020.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ
CHỦ YẾU
1. Các nhiệm vụ chung
a) Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục
nâng cao nhận thức về ứng phó với biến đổi khí hậu, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả
và bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường.
b) Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, ứng
dụng công nghệ về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ
môi trường:
- Đẩy mạnh đổi mới công nghệ sản xuất
theo hướng thân thiện với môi trường, tiết kiệm năng lượng, sử dụng có hiệu quả
tài nguyên, ít chất thải và các-bon thấp;
- Tăng cường ứng dụng công nghệ viễn
thám, công nghệ mới, tiên tiến trên nền tảng công nghệ thông tin trong ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống
thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường;
c) Lồng ghép mục tiêu ứng phó với
biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vào chiến lược, quy
hoạch phát triển ngành/ lĩnh vực nông nghiệp và PTNT.
d) Hoàn thiện, đổi mới chính sách,
pháp luật, kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về ứng phó với biến đổi
khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường:
- Sửa đổi, bổ sung Luật Thủy sản; xây
dựng dự án Luật Thủy lợi và rà soát các văn bản pháp luật liên quan;
- Tiếp tục phối hợp với các Bộ, ngành
rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách khuyến khích, hỗ trợ, thúc đẩy sử dụng
công nghệ, thiết bị tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước, sử dụng vật liệu mới,
tái chế trong hoạt động sản xuất nông nghiệp.
đ) Thúc đẩy hợp tác, hội nhập quốc tế
về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong
lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2. Nhiệm vụ trọng tâm về ứng phó
với biến đổi khí hậu
a) Xây dựng năng lực dự báo, cảnh
báo, chủ động phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai, thích ứng với biến đổi khí
hậu:
- Triển khai xây dựng hệ thống báo
động trực canh cảnh báo sóng thần cho vùng có nguy cơ cao; xây dựng hệ thống
thông tin giám sát hồ chứa phục vụ công tác cảnh báo phòng chống lụt bão;
- Bảo vệ không gian thoát lũ trên các lưu vực sông, lòng sông,
trước hết cho sông Hồng, sông Cửu Long, sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông
Đồng Nai, sông Sài Gòn và các sông lớn khác;
- Nâng cấp, bảo đảm an toàn các hồ
chứa nước, nhất là ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía
Bắc; nâng cấp, củng cố hệ thống đê biển, đê sông ở các địa bàn xung yếu nhằm
chủ động phòng, chống lụt bão, nước biển dâng, hạn chế thiệt hại do thiên tai
gây ra;
- Đầu tư hệ thống thông tin quản lý
nghề cá trên biển; các khu neo đậu, tránh trú bão cho tàu cá kết hợp với cảng
cá bến cá, hình thành những trung tâm dịch vụ hậu cần nghề cá đồng bộ, đảm bảo
an toàn cho người và tàu cá, hạn chế thấp nhất thiệt hại do bão gây ra;
- Chuyển đổi cơ cấu và giống cây
trồng, vật nuôi; điều chỉnh mùa vụ, kỹ thuật sản xuất
nông nghiệp thích ứng với biến đổi khí hậu;
- Bảo vệ, đẩy mạnh phục hồi, trồng
rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển, rừng phòng hộ đầu nguồn.
b) Đẩy mạnh các biện pháp phòng,
chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, xâm nhập mặn do nước biển
dâng:
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy
hoạch thủy lợi, quy hoạch nông nghiệp,
nông thôn trong điều kiện biến đổi khí
hậu nước biển dâng; quy hoạch phòng chống ngập cho các thành phố lớn; quy hoạch
hệ thống đê sông, đê biển ứng phó với biến đổi khí hậu và kết hợp với giao
thông;
- Đầu tư các công trình kiểm soát lũ,
ngăn mặn, giữ ngọt, tiêu úng vùng Đồng bằng sông Cửu Long, khu vực miền Trung
và vùng Đồng bằng sông Hồng theo quy hoạch tổng thể thủy lợi các vùng trong
điều kiện biến đổi khí hậu, nước biển dâng đã được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt;
- Triển khai thực hiện các dự án
chống ngập cho các thành phố chịu ảnh hưởng của nước biển dâng và biến đổi khí
hậu như Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, Cà Mau, các thành phố ven biển khác;
- Rà soát, sắp xếp bố trí lại dân cư
vùng thường xuyên bị thiên tai, chủ động di dời dân cư ra khỏi các khu vực nguy
hiểm.
c) Giảm nhẹ phát thải khí nhà kính;
tăng cường khả năng hấp thụ khí nhà kính của các hệ sinh thái:
- Thực hiện Chương trình giảm phát
thải khí nhà kính thông qua các hoạt động chống mất rừng, suy thoái rừng, phát triển ngành lâm nghiệp;
- Thực hiện một số giải pháp thân
thiện với khí hậu trong sản xuất nông nghiệp như thay đổi phương thức canh tác
nông nghiệp, sử dụng nước, phân bón, thức ăn chăn nuôi phù hợp, quản lý và xử lý chất thải trong chăn nuôi, phát triển
và sử dụng khí sinh học.
3. Nhiệm vụ trọng tâm về quản lý
các nguồn tài nguyên thiên nhiên
a) Đối với tài nguyên đất:
- Khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả
và bền vững diện tích đất nông nghiệp; duy trì và sử dụng linh hoạt 3,8 triệu
ha đạt trồng lúa nhằm bảo đảm an ninh lương thực và nâng cao hiệu quả sử dụng
đất;
- Từng bước khắc phục tình trạng manh
mún, nhỏ lẻ trong sử dụng đất nông nghiệp;
- Bảo vệ, phòng chống hoang mạc hóa,
sa mạc hóa, thoái hóa đất canh tác nông
nghiệp.
b) Đối với tài nguyên nước:
- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh quy
hoạch thủy lợi các lưu vực sông, các hệ thống thủy nông nhằm khai thác, sử dụng
tổng hợp, bền vững nguồn tài nguyên nước.
- Quản lý, vận hành các công trình
thủy lợi sử dụng nước tiết kiệm và phối hợp với Bộ Công thương vận hành hợp lý
các hồ chứa thủy điện nhằm hạn chế tác động xấu do xả lũ và tăng khả năng cấp
nước cho sản xuất.
- Tham gia hợp tác quốc tế trong quản
lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và nguồn nước liên quốc gia.
c) Đối với tài nguyên biển, thủy sản:
- Đẩy mạnh điều tra, đánh giá tiềm
năng, giá trị, biến động nguồn lợi thủy, hải sản;
- Kiểm chặt chẽ hoạt động khai thác
nguồn lợi thủy sản; ngăn chặn tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt,
không theo mùa vụ, kích cỡ.
d) Đối với tài nguyên rừng:
- Thực hiện tổng điều tra, kiểm kê
rừng toàn quốc; theo dõi diễn biến tài nguyên rừng; quy hoạch bảo vệ và phát
triển rừng toàn quốc;
- Tiếp tục thực thi các chính sách
tăng cường bảo vệ diện tích rừng hiện có; thực hiện kế hoạch bảo vệ và phát
triển rừng giai đoạn 2011-2020.
4. Nhiệm vụ trọng tâm về bảo vệ
môi trường
a) Phòng ngừa và kiểm soát các nguồn
gây ô nhiễm môi trường, tác động xấu đến môi trường:
- Nâng cao hiệu lực, hiệu quả đánh
giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động môi trường, bảo đảm các chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án phát triển ngành nông nghiệp và PTNT đáp ứng
các yêu cầu về bảo vệ môi trường;
- Tăng cường năng lực quan trắc, giám
sát môi trường trong nông nghiệp, nhất là nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi và các
hệ thống thủy lợi;
- Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử
lý vi phạm đối với các cơ sở gây ô nhiễm môi trường thuộc lĩnh vực ngành quản
lý; thực hiện các biện pháp kiểm soát môi trường nông thôn, làng nghề.
b) Khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất
lượng môi trường và điều kiện sống của người dân:
- Đẩy mạnh thực hiện Chương trình mục
tiêu quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn; Chương trình mục tiêu
quốc gia xây dựng nông thôn mới;
- Điều tra, đánh giá, khoanh vùng và
từng bước cải tạo, phục hồi môi trường tại các khu vực bị ô nhiễm nặng thuốc
bảo vệ thực vật.
c) Bảo vệ, phát triển rừng, bảo tồn
thiên nhiên và đa dạng sinh học:
- Quản lý, sử dụng rừng bền vững,
tiến tới dừng khai thác gỗ rừng tự nhiên;
- Đẩy mạnh bảo vệ, phục hồi, tái sinh
rừng tự nhiên; trồng rừng, nhất là rừng ngập mặn, rừng phòng hộ ven biển; ngăn
chặn có hiệu quả nạn phá rừng, cháy rừng;
- Thực hiện tốt chính sách dịch vụ
môi trường rừng;
- Rà soát, hoàn thiện thể chế quản lý
các khu rừng đặc dụng, khu bảo tồn biển, khu bảo tồn nước nội địa; phát triển
các khu bảo tồn thiên nhiên mới; bảo vệ các hành lang đa dạng sinh học theo quy
định của Luật đa dạng sinh học và các luật liên quan; bảo vệ các hệ sinh thái
tự nhiên có tầm quan trọng quốc gia, quốc tế;
- Tăng cường các biện pháp bảo vệ các
loài hoang dã, nhất là các loài quý, hiếm có nguy cơ tuyệt chủng, loài thân
thiện với con người;
- Ngăn ngừa, kiểm soát chặt chẽ và
phòng trừ có hiệu quả các loài sinh vật ngoại lai xâm hại.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Căn cứ Kế hoạch hành động này và
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị
thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan liên
quan triển khai chi tiết, bảo đảm thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung
của Kế hoạch hành động (Bảng phân công
thực hiện kèm theo).
2. Định kỳ hàng năm các đơn vị tiến
hành rà soát báo cáo Bộ kết quả thực hiện trong đó nêu rõ: Việc đã hoàn thành,
việc chưa hoàn thành, nguyên nhân và đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện.
3. Vụ Khoa học Công nghệ và Môi
trường chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch và các đơn vị có liên quan thường
xuyên theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình, định kỳ tổng
hợp, tham mưu cho Bộ báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Trong quá trình tổ chức thực hiện,
nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung Kế hoạch hành động, Thủ trưởng các cơ quan, đơn
vị chủ động báo cáo Bộ trưởng để xem xét, quyết định./.