Quyết định 323/2006/QĐ-UBNT Ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Uỷ ban Dân tộc do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc ban hành

Số hiệu 323/2006/QĐ-UBNT
Ngày ban hành 22/12/2006
Ngày có hiệu lực 22/12/2006
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Uỷ ban Dân tộc
Người ký Ksor Phước
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Văn hóa - Xã hội

UỶ BAN DÂN TỘC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số 323/QĐ-UBNT

Hà Nội, ngày 22 tháng 12 năm 2006

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ QUAN UỶ BAN DÂN TỘC

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM UỶ BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 51/2003/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Dân tộc;
Căn cứ Nghị định số 71/1998/NĐ-CP ngày 08 tháng 9 năm 1998 của Chính phủ ban hành Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan;
Căn cứ công văn số 14-HD/BCĐ ngày 20 tháng 01 năm 2005 của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ Trung ương về hướng dẫn thực hiện Thông báo số 159-TB/TW ngày 15 tháng 11 năm 2004 của Ban Bí thư Trung ương về tiếp tục chỉ đạo xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở;
Căn cứ Quyết số 190/QĐ-UBDT ngày 21/7/2003 và Quyết định số 96/QĐ-UBDT ngày 02/4/2004 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc về kiện toàn Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở của Uỷ ban Dân tộc;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ tổ chức cán bộ.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của Cơ quan Uỷ ban Dân tộc.

Điều 2: Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3: Chánh Văn phòng Uỷ ban, Vụ trưởng Vụ Tổ chức csn bộ, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Uỷ ban và các thành viên Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ quan Uỷ ban Dân tộc chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

BỘ TRƯỞNG,
CHỦ NHIỆM




Ksor Phước

 

UỶ BAN DÂN TỘC

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

 

QUY CHẾ

THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN UỶ BAN DÂN TỘC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 323/QĐ-UBDT, ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc)

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1: Quy chế thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan Uỷ ban Dân tộc nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức, viên chức, người hợp đồng lao động trong biên chế (sau đây gọi tắt là cán bộ, công chức) góp phần xây dựng cơ quan trong sạch, vững mạnh, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có đủ phẩm chất, năng lực, làm việc có năng xuất, chất lượng, hiệu quả, đáp ứng yêu cầu phát triển và đổi mới của đất nước; ngăn chặn và chống tham nhũng, lãng phí, quan liêu, phiền hà, sách nhiễu.

Điều 2: Phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức gắn liền với sự lãnh đạo toàn diện của Đảng uỷ, chi uỷ, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ và phát huy vai trò của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong cơ quan.

Điều 3: Bảo đảm công khai, minh bạch, dân chủ trong khuôn khổ của Hiến pháp và Pháp luật; phát huy dân chủ, đồng thời kiên quyết xử lý những hành vi lợi dụng dân chủ vi phạm Hiến pháp, pháp luật và cản trở việc thi hành công vụ ở cơ quan.

Chương 2:

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 4: Trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị

1. Thủ trưởng cơ quan, đơn vị (bao gồm: Thủ trưởng cơ quan là Lãnh đạo Uỷ ban và Thủ trưởng đơn vị là Lãnh đạo các Vụ, đơn vị trực thuộc; gọi tắt là Thủ trưởng cơ quan, đơn vị)) là người đứng đầu cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động của cơ quan, đơn vị theo chế độ Thủ trưởng, chịu trách nhiệm trước pháp luật và cấp trên về toàn bộ việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý của mình theo quy định của pháp luật.

Hàng tháng, tại cuộc họp giao ban định kỳ, Thủ trưởng cơ quan, đơn vị phải thông báo trước cán bộ, công chức của cơ quan, đơn vị kết quả thực hiện các Nghị quyết của Đảng, nhiệm vụ chuyên môn của đơn vị, qua đó chỉ ra những công việc đó hoàn thành, những công việc đang tiến hành, những công việc chưa hoàn thành, nguyên nhân; lắng nghe ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức và định ra những biện pháp chủ yếu phải giải quyết trong thời gian tới của cơ quan, đơn vị.

Ít nhất 6 tháng một lần, phải tổ chức đánh giá công tác của cơ quan và các đơn vị trực thuộc, chỉ ra và đề ra các giải pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của cán bộ, công chức khắc phục những yếu kém trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị, các chính sách, chế độ của Đảng, Nhà nước và nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị.

Cuối năm phải tổ chức, đánh giá tổng kết hoạt động của cơ quan, đơn vị và các tổ chức đoàn thể.

2. Có trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức về các mặt tư tưởng, phẩm chất đạo đức, sử dụng, đào tạo, thực hiện chính sách để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức và năng lực công tác tốt.

Theo phân cấp quản lý cán bộ, công chức định kỳ hàng năm thực hiện việc đánh giá, nhận xét đối với cán bộ, công chức thuộc quyền quản lý. Việc đánh giá, nhận xét định kỳ hàng năm đối với cán bộ, công chức được tiến hành theo các nội dung sau:

[...]