ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 322/2003/QĐ-UB
|
Lào Cai, ngày 25
tháng 7 năm 2003
|
QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY
BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
VỀ
VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRANG BỊ, SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CÔNG VỤ TẠI NHÀ
RIÊNG VÀ ĐIỆN THOẠI DI ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRONG CÁC CƠ QUAN HÀNH
CHÍNH SỰ NGHIỆP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 21
tháng 6 năm 1994;
Căn cứ Quyết định số 78/2001/QĐ-TTg ngày
16/5/2001, Quyết định số 179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ
về việc quy định tiêu chuẩn, định mức sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng
và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành chính sự nghiệp;
Căn cứ Thông tư số 73/2001/TT-BTC ngày
30/8/2001; Thông tư số 29/2003/TT-BTC ngày 14/4/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn
thực hiện chế độ sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động
đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức
chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội;
Xét đề nghị của ông Giám đốc Sở Tài chính - Vật
giá tỉnh Lào Cai,
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Nay
ban hành kèm theo Quyết định này bản quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng
điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ lãnh đạo
trong cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp.
Điều 2. Giao
cho Giám đốc Sở tài chính - Vật giá, Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh Lào Cai chịu
trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc cấp phát và thanh toán chi phí trang bị và
cước phí điện thoại đối với cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan HCSN của tỉnh
theo đúng quy định này.
Điều 3. Các
ông: Chánh văn phòng HĐND và UBND Tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành của tỉnh,
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, Thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan căn
cứ Quyết định thi hành.
Quyết định có hiệu lực từ ngày 01/8/2003. Những
quy định trước đây trái với Quyết định này đều bãi bỏ.
|
TM.ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
CHỦ TỊCH
Bùi Quang Vinh
|
QUY ĐỊNH
VỀ
VIỆC TRANG BỊ, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG ĐIỆN THOẠI CÔNG VỤ TẠI NHÀ RIÊNG VÀ ĐIỆN THOẠI
DI ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ LÃNH ĐẠO TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ - HÀNH CHÍNH SỰ NGHIỆP
TỈNH LÀO CAI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 322/2003/QĐ-UB ngày 25/7/2003 của UBND tỉnh
Lào Cai)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Điện thoại cố định trang bị tại nhà riêng và điện thoại di
động là tài sản của Nhà nước trang bị cho cán bộ lãnh đạo trong cơ quan hành
chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội để sử dụng
cho các hoạt động công vụ.Thủ trưởng cơ quan, đơn vị và cán bộ được trang bị điện
thoại cố định tại nhà riêng, điện thoại di động có trách nhiệm quản lý và sử dụng.
Việc mua sắm, sửa chữa, thanh lý điện thoại
phải thực hiện theo đúng các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý tài sản
cố định.
Điều 2. Cơ quan tài chính chỉ cấp phát kinh phí cho việc trang bị,
quản lý, sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với
cán bộ lãnh đạo trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp được quy định tại
quyết định này. Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát chi theo đúng chế độ
quy định hiện hành. Người nào ra quyết định trang bị điện thoại hoặc thanh toán
cước phí không đúng với quy định này phải tự chịu trách nhiệm về vật chất; Trường
hợp vi phạm nghiêm trọng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Chương II
NHỮNG
QUY ĐỊNH CỤ THỂ
Điều 3. Đối tượng được trang bị điện thoại di động:
1. Đối tượng được trang bị theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
1.1. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ
tịch UBND tỉnh
1.2 Phó Bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí trong Ban thường vụ của Tỉnh ủy, Thường trực
Đoàn đại biểu Quốc hội.
2. Căn cứ vào Điều 4 bản quy định kèm theo QĐ
số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của TT CP, UBND tỉnh trang bị bổ sung cho một
số đối tượng sau:
2.1. Chánh, Phó Văn phòng Tỉnh ủy; Chánh, Phó
Văn phòng HĐND& UBND tỉnh.
2.2. Giám đốc các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh
quản lý.
2.3. Trưởng các Ban của HĐND tỉnh.
2.4. Người đứng đầu các tổ chức chính trị -
xã hội trực thuộc tỉnh gồm: UB Mặt trận Tổ quốc, Tỉnh hội phụ nữ, Tỉnh Đoàn
thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân.
2.5. Bí thư Đảng ủy khối cơ quan dân chính Đảng
tỉnh.
2.6. Bí thư huyện, thị ủy, Chủ tịch HĐND, Chủ
tịch UBND các huyện, thị xã.
2.7. Các trường hợp bổ sung đặc biệt khác
theo Quyết định của Bí thư Tỉnh ủy hoặc Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 4. Đối
tượng được trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng:
1. Đối tượng được trang bị theo quy định của
Thủ tướng Chính phủ bao gồm:
1.1. Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Chủ
tịch UBND tỉnh.
1.2. Phó bí thư Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh,
Phó Chủ tịch UBND tỉnh,
các đồng chí trong Ban thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Đoàn đại biểu Quốc hội.
1.3. Chánh Văn phòng Tỉnh ủy, Chánh Văn phòng
HĐND và UBND tỉnh.
1.4. Giám đốc các sở, ban, ngành trực thuộc tỉnh.
1.5. Trưởng các Ban của HĐND tỉnh.
1.6. Người đứng đầu của các tổ chức chính trị
- xã hội trực thuộc tỉnh gồm: UB Mặt trận Tổ quốc, Tỉnh hội phụ nữ, Tỉnh Đoàn
thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân.
1.7. Người đứng đầu của các tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp trực thuộc tỉnh gồm: Hội Văn học nghệ thuật, Hội Chữ
thập đỏ, Hội Nhà báo.
1.8. Bí thư Đảng ủy khối cơ quan dân chính Đảng
tỉnh.
1.9. Bí thư, Phó Bí thư, Chủ tịch, Phó Chủ tịch
HĐND, Chủ tịch, Phó chủ tịch UBND các huyện, thị xã.
2. Căn cứ vào Điều 4 bản quy định kèm theo QĐ
số 78/2001/QĐ-TTg ngày 16/5/2001 của TT CP, UBND tỉnh trang bị bổ sung cho một
số đối tượng sau:
2.1. Phó giám đốc các sở, ban, ngành trực thuộc
tỉnh.
2.2. Phó trưởng Ban của HĐND tỉnh.
2.3. Cấp phó của các tổ chức chính trị - xã hội
trực thuộc tỉnh gồm: UB Mặt trận Tổ quốc, Tỉnh hội phụ nữ, Tỉnh Đoàn thanh
niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Nông dân.
2.4. Phó Bí thư Đảng ủy khối cơ quan dân
chính Đảng tỉnh.
2.5. Giám đốc các đơn vị sự nghiệp trực thuộc
UBND tỉnh quản lý.
2.6. Cấp trưởng của một số đơn vị sự nghiệp
sau:
Chi cục bảo vệ thực vật, Chi cục thú y, Trung
tâm giống nông lâm nghiệp, Trung tâm khuyến nông, Chi cục định canh - định cư,
Chi cục quản lý thị trường.
Các Bệnh viện tỉnh, Trung tâm y tế các huyện,
thị xã, Trung tâm y tế dự phòng, Trung tâm phòng chống sốt rét, Phòng Quản lý
và Bảo vệ sức khỏe cán bộ tỉnh, Trung tâm kiểm dịch y tế Quốc tế Lào Cai.
2.7. Cán bộ đang hưởng chế độ sử dụng điện
thoại được cử đi công tác tăng cường cơ sở theo Quyết định của tỉnh thì vẫn được
giữ nguyên.
2.8 Các trường hợp bổ sung đặc biệt khác theo
Quyết định của Bí thư Tỉnh ủy hoặc Chủ tịch UBND tỉnh.
Điều 5. Các
trường hợp khác ngoài đối tượng quy định tại điều 3, điều 4, nếu trước đây đã
được cơ quan trang bị điện thoại di động, điện thoại công vụ tại nhà riêng, nay
có nhu cầu sử dụng tiếp thì cơ quan thực hiện thủ tục chuyển hợp đồng sử dụng
điện thoại cho cá nhân để tự thanh toán cước phí với cơ quan Bưu điện kể từ
ngày tiếp tục sử dụng theo hợp đồng mới; Cá nhân có trách nhiệm quản lý, sử dụng
tài sản theo quy định của Nhà nước. Trường hợp không có nhu cầu sử dụng thì cơ
quan làm thủ tục thu hồi.
Điều 6. Cơ
quan quản lý đã ký hợp đồng lắp đặt và sử dụng điện thoại với cơ quan Bưu điện
cho số cán bộ có tiêu chuẩn được trang bị điện thoại di động, điện thoại cố định
tại nhà riêng làm thủ tục chuyển hợp đồng sử dụng điện thoại cho cá nhân để cán
bộ thanh toán trực tiếp tiền cước sử dụng điện thoại với cơ quan bưu điện.
Điều 7. Quản
lý điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động đối với cán bộ chuyển
công tác và nghỉ hưu :
1. Cán bộ chuyển sang cơ quan khác công tác
mà ở vị trí công tác mới vẫn được tiêu chuẩn sử dụng điện thoại cố định tại nhà
riêng, điện thoại di động thì cơ quan cũ thanh toán cước sử dụng điện thoại cho
cán bộ hết tháng khi cán bộ chuyển đi. Cơ quan mới thanh toán cước sử dụng điện
thoại kể từ tháng cán bộ chuyển đến công tác.
2. Cán bộ chuyển sang đảm nhiệm công tác mới
không thuộc diện được trang bị điện thoại thì cơ quan quản lý cán bộ thu hồi điện
thoại di động đã trang bị. Đối với điện thoại cố định nếu cán bộ có nhu cầu tiếp
tục sử dụng thì cơ quan làm thủ tục bàn giao tài sản cho cá nhân, ghi giảm tài
sản của đơn vị, thanh toán cước phí điện thoại cho cán bộ đến hết tháng trước
khi cán bộ chuyển sang đảm nhiệm công tác mới.
3. Cán bộ lãnh đạo thuộc các đối tượng được
trang bị điện thoại cố định tại nhà riêng và điện thoại di động khi nghỉ hưu,
nghỉ công tác:
- Nếu cán bộ không có nhu cầu sử dụng thì cơ
quan quản lý thu hồi điện thoại đã trang bị.
- Nếu có nhu cầu tiếp tục sử dụng điện thoại
di động thì cơ quan quản lý cán bộ đó làm thủ tục thanh lý tài sản theo quy định,
bàn giao tài sản cho cá nhân. Cơ quan không thanh toán tiền cước sử dụng điện
thoại kể từ ngày cán bộ có quyết định nghỉ hưu, nghỉ công tác.
- Được cơ quan quản lý tiếp tục thanh toán cước
phí sử dụng điện thoại cố định trong thời gian 3 tháng, kể từ ngày có quyết định
nghỉ hưu, nghỉ công tác. Nếu cán bộ có nhu cầu tiếp tục sử dụng điện thoại cố định
tại nhà riêng thì cơ quan làm thủ tục bàn giao, ghi giảm tài sản của đơn vị.
Điều 8. Quy
định về trang bị, sửa chữa, thay thế.
1. Đối với chi phí mua máy và lắp đặt điện
thoại
Cán bộ được trang bị điện thoại cố định tại
nhà riêng và điện thoại di động được cơ quan quản lý cấp một khoản kinh phí để
thanh toán chi phí ban đầu như sau:
1.1. Chi phí mua máy: 300.000đ/máy đối với
máy điện thoại cố định và 3.000.000đ/máy đối với máy điện thoại di động.
1.2. Chi phí lắp đặt máy, chi phí hòa mạng
(hoặc cài đặt) thanh toán theo hóa đơn của cơ quan bưu điện tại thời điểm được
trang bị máy
2. Về thanh toán chi phí sửa chữa, thay thế
điện thoại:
- Khi điện thoại bị mất, bị hư hỏng do nguyên
nhân chủ quan của người sử dụng thì người được trang bị điện thoại có trách nhiệm
tự sửa chữa hoặc mua máy mới bằng nguồn tài chính của cá nhân.
- Khi điện thoại bị hư hỏng do nguyên nhân
khách quan còn trong thời gian bảo hành thì mọi chi phí sửa chữa do nhà cung cấp
chịu trách nhiệm thanh toán.
- Khi điện thoại bị hư hỏng do nguyên nhân
khách quan (do lỗi của nhà sản xuất), nếu hết thời gian bảo hành thì cán bộ được
trang bị điện thoại phải báo cáo với cơ quan quản lý cán bộ để sửa chữa hoặc
thay thế (trường hợp không sửa chữa được). Chi phí mua máy điện thoại thay thế
không quá chi phí mua máy ban đầu quy định tại Khoản 1 Điều 1 Quyết định số
179/2002/QĐ-TTg ngày 16/12/2002 của Thủ tướng Chính phủ.
Mọi chi phí sửa chữa, thay thế điện thoại bị
hư hỏng do cơ quan quản lý cán bộ thanh toán trong phạm vi kinh phí của đơn vị
Điều 9. Mức
thanh toán cước phí sử dụng điện thoại hàng tháng (kể cả tiền thuê bao) quy định
như sau:
1. Đối với các đối tượng quy định tại điểm
1.1 - Điều 3 và điểm 1.1 - Điều 4 chương II của bản quy định này được thanh
toán cước phí sử dụng điện thoại (kể cả tiền thuê bao) như sau:
Điện thoại di động: 500.000đ/tháng.
Điện thoại cố định tại nhà riêng:
300.000đ/tháng.
2. Đối với các đối tượng quy định tại điểm
1.2 - Điều 3 và điểm 1.2 - Điều 4 chương II của bản quy định này được thanh
toán cước phí sử dụng điện thoại (kể cả tiền thuê bao) như sau :
- Điện thoại di động: 400.000đ/tháng.
- Điện thoại cố định tại nhà riêng:
200.000đ/tháng.
3. Các đối tượng còn lại được thanh toán cước
phí sử dụng điện thoại (kể cả tiền thuê bao) như sau :
- Điện thoại di động: 250.000đ/tháng.
- Điện thoại cố định tại nhà riêng:
100.000đ/tháng.
4. Hỗ trợ tiền cước sử dụng điện thoại cố định
tại nhà riêng cho lái xe thường vụ Tỉnh ủy, thường trực HĐND, thường trực UBND
tỉnh: 100.000đ/tháng.
Điều 10. Phương thức thanh toán cước phí sử dụng điện thoại : Hàng
tháng cán bộ được tiêu chuẩn trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện
thoại di động được cơ quan quản lý cấp tiền để thanh toán cước phí sử dụng điện
thoại (kể cả tiền thuê bao) theo mức khoán qui định tại Điều 9. Các cá nhân phải
tự thanh toán với cơ quan bưu điện.
Điều 11. Nguồn kinh phí:
1. Kinh phí bảo đảm cho việc lắp đặt ban đầu,
thanh toán cước phí sử dụng điện thoại hàng tháng cho các đối tượng được trang
bị điện thoại, chi phí sửa chữa, thay thế điện thoại bị hư hỏng do cơ quan quản
lý cán bộ thanh toán trong phạm vi dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn
vị.
2. Kinh phí mua sắm, lắp đặt và thanh toán cước
phí sử dụng điện thoại của cán bộ được tiêu chuẩn trang bị điện thoại công vụ tại
nhà riêng, điện thoại di động thuộc đơn vị sự nghiệp có thu thực hiện cơ chế
tài chính theo Nghị định số 10/2002/NĐ-CP ngay 16/01/2002 của Chính phủ do đơn
vị tự bảo đảm trong nguồn tài chính của đơn vị.
3. Kinh phí mua sắm, lắp đặt và thanh toán cước
phí sử dụng điện thoại của cán bộ được tiêu chuẩn trang bị điện thoại công vụ tại
nhà riêng, điện thoại di động thuộc cơ quan hành chính thực hiện khoán biên chế
và kinh phí quản lý hành chính theo Quyết định số 192/2001/QĐ-TTg ngày
17/12/2001 của Thủ tướng Chính phủ do cơ quan tự bảo đảm trong phạm vi kinh phí
được giao khoán.
Chương III
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 12. Bản quy định này được áp dụng thực hiện từ ngày 01/8/2003
và là căn cứ để các cơ quan, đơn vị xây dựng dự toán chi hàng năm cho việc
trang bị và thanh toán cước phí sử dụng điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện
thoại di động đối với cán bộ trong cơ quan, đơn vị.
Điều 13. Giao cho Chánh Văn phòng HĐND và UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tài
chính - Vật giá, Thủ trưởng các sở, ban ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã
chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện bản quy định này.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng
mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị phản ánh bằng văn bản gửi về sở Tài chính - Vật
giá để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét giải quyết.