Quyết định 3218/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2019 của Thanh tra tỉnh Bình Thuận

Số hiệu 3218/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/11/2018
Ngày có hiệu lực 22/11/2018
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Ngọc Hai
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3218/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 22 tháng 11 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THANH TRA NĂM 2019 CỦA THANH TRA TỈNH BÌNH THUẬN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra tỉnh tại Tờ trình số 1552/TTr-TTBT ngày 13 tháng 11 năm 2018,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kế hoạch thanh tra năm 2019 của Thanh tra tỉnh, cụ thể như sau:

1. Công tác thanh tra

1.1. Thanh tra chuyên đề diện rộng về đấu thầu, mua sắm thuốc chữa bệnh, trang thiết bị y tế và sử dụng quỹ bảo hiểm y tế.

1.2. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của Sở, ban, ngành trên địa bàn tỉnh (tập trung vào những nội dung quan trọng, lĩnh vực dư luận xã hội quan tâm).

1.3. Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của UBND các huyện, thị xã, thành phố, tập trung công tác quản lý nhà nước trên lĩnh vực đất đai (thu hồi, bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư, giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu tiền sử dụng đất, thanh tra chuyên đề công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy), khoáng sản, môi trường (cấp phép và khai thác khoáng sản, bảo vệ môi trường), đầu tư xây dựng (dự án sử dụng vốn đầu tư trung hạn, dự án đối tác công tư, đổi đất lấy hạ tầng), tài chính, ngân sách (chống thất thu, mua sắm, quản lý tài sản công).

1.4. Thanh tra trách nhiệm của giám đốc sở, thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện trong việc thực hiện pháp luật về thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng; thanh tra việc thực hiện Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Bình Thuận (Đề án 920).

1.5. Thanh tra vụ việc do Chủ tịch UBND tỉnh giao; thanh tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật; thanh tra lại, kiểm tra tính chính xác, khách quan các kết luận thanh tra của sở, huyện.

1.6. Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra tại các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố và đối tượng được thanh tra theo quy định của pháp luật.

(kèm theo danh mục các cuộc thanh tra năm 2019)

2. Tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo

2.1. Thực hiện tốt Chỉ thị số 35-CT/TW ngày 26/5/2014 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 53-CT/TU ngày 05/9/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy1 và Chỉ thị số 22/CT-UBND ngày 08/10/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh2; Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 của Quốc hội3; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ4; triển khai thực hiện đồng bộ các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo5.

2.2. Tập trung giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh, nhất là các vụ việc phức tạp; chú trọng việc tổ chức thực hiện quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật theo Chỉ thị số 14/CT-UBND ngày 13/5/2013 của Chủ tịch UBND tỉnh, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85%.

2.3. Hoàn thành kiểm tra, rà soát, giải quyết dứt điểm các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài trên địa bàn tỉnh theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ và Kế hoạch số 3049/KH-UBND ngày 25/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh. Tập trung xây dựng và triển khai kế hoạch giải quyết các vụ việc đông người, phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh trật tự.

2.4. Thực hiện nghiêm túc việc cập nhật công khai kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo trên Chương trình tra cứu, công khai các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên Internet của tỉnh và phần mềm cơ sở dữ liệu quốc gia về khiếu nại, tố cáo của Thanh tra Chính phủ. Tăng cường đôn đốc, thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân, khiếu nại, tố cáo. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo để nâng cao hiểu biết pháp luật về khiếu nại, tố cáo của cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân (tập trung ở các khu vực xã, phường, thị trấn).

3. Công tác phòng, chống tham nhũng

3.1. Tiếp tục triển khai và thực hiện đồng bộ các chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, nhất là Chỉ thị số 50-CT/TW ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 06-KH/TU ngày 17/3/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy6; Chỉ thị số 33-CT/TW ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị7; Kết luận số 10-KL/TW ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị8; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ9; các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3.2. Đôn đốc việc triển khai thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, nhất là giải pháp công khai, minh bạch hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức, nhất là cán bộ quản lý; thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp; xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; đẩy mạnh cải cách hành chính, nhất là thủ tục hành chính…

3.3. Tăng cường phát hiện tham nhũng qua hoạt động thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng để xử lý các hành vi tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao10; phát hiện, xử lý kịp thời, nghiêm minh các vụ việc tham nhũng; chú trọng xử lý trách nhiệm của người đứng đầu để xảy ra tham nhũng; động viên, khen thưởng, bảo vệ người tố cáo và tố giác hành vi tham nhũng.

3.4. Phối hợp các cơ quan, đơn vị, địa phương đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng gắn với việc giáo dục chính trị chính trị, tư tưởng, đạo đức cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để đảm bảo chính xác thông tin khách quan, đúng sự thật để góp phần thực hiện có hiệu quả hơn công tác phòng, chống tham nhũng.

3.5. Chủ động đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng nhằm kịp thời chấn chỉnh, nâng cao trách nhiệm trong công tác phòng, chống tham nhũng ở các cấp, các ngành.

4. Thực hiện chức năng quản lý nhà nước

[...]