Chỉ thị 12/CT-TTg năm 2016 về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Số hiệu 12/CT-TTg
Ngày ban hành 28/04/2016
Ngày có hiệu lực 28/04/2016
Loại văn bản Chỉ thị
Cơ quan ban hành Thủ tướng Chính phủ
Người ký Nguyễn Xuân Phúc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Trách nhiệm hình sự

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 12/CT-TTg

Hà Nội, ngày 28 tháng 04 năm 2016

 

CHỈ THỊ

VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÁT HIỆN, XỬ LÝ VỤ VIỆC, VỤ ÁN THAM NHŨNG

Thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng đã đạt được những kết quả quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, củng cố niềm tin của cán bộ, đảng viên và nhân dân đối với Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, tình trạng tham nhũng vẫn diễn biến phức tạp với những thủ đoạn tinh vi; công tác phát hiện, xử vụ việc, vụ án tham nhũng chưa đáp ứng yêu cầu; số vụ việc tham nhũng được phát hiện còn ít; việc Điều tra, xử lý một số vụ án tham nhũng kéo dài; việc thu hồi tài sản tham nhũng thấp, ảnh hưởng đến hiệu quả chung của công tác phòng, chống tham nhũng.

Nguyên nhân cơ bản của những hạn chế, yếu kém trong công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trước hết là do người đứng đầu một số cấp ủy đảng, cơ quan, tổ chức, đơn vị chưa chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo công tác tự kiểm tra để phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật; cơ cấu tổ chức, sự phối hợp của các cơ quan chức năng trong phòng, chống tham nhũng còn nhiều vướng mắc, bất cập; chưa phát huy tốt vai trò, sức mạnh của xã hội trong phát hiện hành vi tham nhũng.

Để khắc phục các tồn tại, hạn chế và nâng cao hiệu quả công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, Thủ tướng Chính phủ chỉ thị:

1. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

a) Chủ động kiểm tra, kịp thời phát hin các hành vi tham nhũng đxử lý hoặc chuyển quan có thẩm quyn xử lý theo quy định của pháp luật; khắc phục tình trạng nể nang, xử lý không nghiêm các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; thực hiện tốt Quy chế dân chủ trong cơ quan, đơn vị để khuyến khích mọi người tham gia phát hiện hành vi tham nhũng; đảm bảo công khai, minh bạch hoạt động trong cơ quan, tổ chức, đơn vị, tạo Điều kiện đmọi người tham gia phát hiện hành vi tham nhũng.

b) Có giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra nội bộ, thanh tra chuyên ngành; phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức, đoàn thể, Ban thanh tra nhân dân nhằm kịp thời phát hiện, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.

c) Xây dựng và ban hành quy trình giám định chun trong lĩnh vực thuc thm quyền, quản lý trong năm 2016, nhất là các lĩnh vực mà các vụ án tham nhũng ngày càng có số lượng trưng cầu giám định tăng lên như: Tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường, trong đó xác định rõ thời gian thực hiện giám định và các quy chuẩn chuyên môn, tiêu chuẩn kinh tế, kỹ thuật cụ thđược áp dụng trong quá trình thực hiện giám định đối với từng loại việc để bảo đảm chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định; rà soát, cng c, tăng cường về số lượng và chất lượng đội ngiám định viên ở những lĩnh vực thuộc thm quyền quản lý trên cơ sở nhu cu giám định của hoạt động tố tụng.

2. Thanh tra Chính phủ:

a) Nâng cao chất lượng các cuộc thanh tra, kịp thời phát hiện hành vi tham nhũng để xử lý, kiến nghị các cơ quan chc năng xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật; phi hợp chặt chẽ với Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát xử lý kịp thời các vụ việc có du hiệu tội phạm tham nhũng được phát hiện trong quá trình thanh tra. Chú trọng thực hiện công tác xử lý sau thanh tra nhằm nâng cao hiệu quả phát hiện hành vi tham nhũng, có biện pháp kiên quyết để xử lý các sai phạm phát hiện qua thanh tra. Kịp thời áp dụng các biện pháp phù hợp để thu hi hoặc kiến nghị cơ quan có thm quyền thu hồi tài sản do tham nhũng mà có được phát hiện trong quá trình thanh tra, xử lý vụ việc tham nhũng. Xử lý nghiêm các cán bộ, công chức có biểu hiện bao che trong quá trình thanh tra, thiếu kiên quyết trong việc kết luận thanh tra, xử lý đối với các vụ việc tham nhũng và thu hi tài sn tham nhũng. Chủ động xác định những lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao đ xây dựng Định hướng chương trình thanh tra hàng năm nhm kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý hành vi tham nhũng.

b) Phối hợp với Bộ Công an, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Trung ương Mt trận Tổ quốc Việt Nam, Kim toán Nhà nước, Đài Truyn hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và các cơ quan thông tin báo chí để mở rộng việc tiếp nhận thông tin, nâng cao hiệu quả việc phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng và tuyên truyền kết quả công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng. Khen thưởng kịp thời, xứng đáng với người có thành tích trong tố cáo hành vi tham nhũng. Tiếp nhận, xử lý hoặc đề nghị cấp có thm quyền xử lý theo quy định đối với hành vi trả thù, trù dập người tố cáo hoặc lợi dụng việc tố cáo tham nhũng đ vu khng người khác.

c) Chủ động phối hợp với Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan trình cấp có thm quyền hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ theo hướng nâng cao thẩm quyền, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chuyên trách về công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan Thanh tra Chính phủ.

d) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tiến hành tổng kết việc thi hành Luật T cáo để có cơ sở phục vụ cho việc sa đổi, bổ sung Luật Tố cáo vào thời Điểm phù hợp.

đ) Chủ trì, phi hp với các cơ quan liên quan tổ chức đánh giá, tổng kết về hiệu quả của các giải pháp phòng ngừa, phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng trong quá trình tổng kết 10 năm thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng để có kiến nghị sửa đổi, bổ sung phù hợp với thực tế nhằm nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

e) Tăng cường hoạt động hợp tác với các quốc gia, tổ chức quốc tế, đặc biệt là các quốc gia thành viên Công ước Liên hp quốc về chống tham nhũng; chủ động mrộng hợp tác quốc tế đa phương, song phương về phòng, chng tham nhũng.

g) Hoàn thiện cơ chế theo dõi, đánh giá kết quả công tác phòng, chống tham nhũng gắn với vic thanh tra, kiểm tra trách nhiệm thực hiện pháp luật v phòng, chng tham nhũng và đánh giá năng lực, mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.

3. Bộ Công an:

a) Ch trì, phối hp với các cơ quan liên quan nghiên cứu, hoàn thiện quy trình Điều tra đảm bo tránh oan sai, bỏ lọt tội phạm; phòng ngừa và ngăn chặn kịp thời các tiêu cực trong quá trình tiếp cận, thu thập thông tin, xác minh, khởi tố, Điều tra của cán bộ và người có thẩm quyền trong quá trình thực thi công vụ.

b) Tiếp nhận và xử lý kịp thời các tố giác, tin báo tội phạm về tham nhũng; phối hợp chặt chẽ, xlý kịp thời các vụ việc có dấu hiệu tham nhũng do cơ quan Thanh tra, Kiểm toán và các cơ quan tổ chức khác phát hiện, kiến nghị chuyển Cơ quan Điều tra; thông báo kết quả xử lý tới cơ quan chuyển hồ sau khi kết thúc vụ việc.

c) Quy định cthể về các trường hợp, biện pháp bảo vệ người tố cáo; xử lý kịp thời các hành vi trả thù người tố cáo. Thực hiện công khai các quy định về bảo vệ người tố cáo.

d) Áp dụng các biện pháp Điều tra, xác minh, trưng cầu giám định tư pháp kịp thi, chính xác, chú trọng thu hồi tài sản tham nhũng trong quá trình Điều tra xử lý vụ việc, vụ án. Xử lý nghiêm các hành vi bao che tham nhũng, thiếu kiên quyết trong việc thu hồi tài sản tham nhũng.

đ) Phối hợp với Vin Kiểm sát nhân dân tối cao trong việc ký kết các tha thuận tương trợ tư pháp về dẫn độ tội phạm tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng liên quan đến nước ngoài, phù hợp với luật pháp quốc tế và pháp luật Việt Nam.

4. Bộ Tư pháp:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan nghiên cứu, trình Thtướng Chính phủ các giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám định tư pháp; xây dựng, ban hành quy chế phối hợp, thông tin về công tác giám định tư pháp để kịp thi giải quyết các khó khăn, vướng mắc phát sinh vgiám định tư pháp trong quá trình chỉ đạo xử lý, giải quyết các vụ việc, vụ án tham nhũng.

b) Ch trì, phối hợp với các Bộ, ngành, cơ quan liên quan tăng cường theo dõi, đôn đốc, thanh tra, kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ về giám định tư pháp của các Bộ, ngành, địa phương và cơ quan, tổ chức có liên quan; tăng cường bồi dưỡng, tập huấn kiến thức pháp lý cho đội ngũ ngưi giám định tư pháp, nht là ở các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, giao thông vận tải, tài nguyên và môi trường.

5. Bộ Nội vụ:

Chủ trì, phối hợp với Thanh tra Chính phủ nghiên cứu trình cấp có thm quyền hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ ca các cơ quan chuyên trách về công tác phòng, chống tham nhũng.

[...]