Quyết định 3164/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 3164/QĐ-UBND
Ngày ban hành 17/10/2013
Ngày có hiệu lực 17/10/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Nam
Người ký Đinh Văn Thu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3164/QĐ-UBND

Quảng Nam, ngày 17 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG MỘT SỐ KHOÁNG SẢN PHÂN TÁN, NHỎ LẺ TỈNH QUẢNG NAM ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030 ( THUỘC THẨM QUYỀN QUẢN LÝ, CẤP PHÉP CỦA UBND TỈNH)

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Khoáng sản số 60/2010/QH12 được Quốc hội thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 15/2012/NĐ-CP ngày 09/03/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoáng sản;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội;

Căn cứ Quyết định số 55/2008/QĐ-BCT ngày 30/12/2008 của Bộ Công Thương Ban hành quy định nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển lĩnh vực công nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 1236/QĐ-BTNMT ngày 25/7/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc Phê duyệt kết quả khoanh định các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ- Đợt 1 năm 2013;

Theo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh tại Công văn số 157/HĐND-TTHĐ ngày 25/9/2013 về việc thống nhất đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng một số khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh;

Xét Tờ trình số 1257/TTr - SCT ngày 11/10/2013 của Sở Công Thương,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng một số khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tỉnh Quảng Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, thuộc thẩm quyền quản lý, cấp phép của UBND tỉnh, bao gồm 7 khu vực (có danh sách tại Phụ lục 1 kèm theo) được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả khoanh định các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ- Đợt 1 năm 2013 tại Quyết định số 1236/QĐ-BTNMT ngày 25/7/2013, với các nội dung chính sau:

1. Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển

a) Quan điểm chỉ đạo:

- Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng một số khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ tỉnh Quảng Nam phải phù hợp với quy hoạch phát triển khoáng sản chung của cả nước và của ngành công nghiệp Việt Nam; đồng thời phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Không chồng chéo với các quy hoạch khác của tỉnh đã được phê duyệt;

- Đảm bảo khai thác, chế biến, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả kinh tế cao; đảm bảo an ninh quốc phòng, trật tự xã hội và môi trường sinh thái; tạo việc làm và nâng cao đời sống nhân dân.

b) Mục tiêu của quy hoạch:

- Định hướng cho công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của địa phương các cấp phù hợp với phát triển kinh tế- xã hội theo từng giai đoạn cụ thể;

- Tăng cường công tác quản lý nhà nước về khoáng sản ở các cấp theo quy hoạch, kế hoạch cụ thể; chủ động kiểm soát được và thúc đẩy hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản hợp lý, tiết kiệm, bảo vệ được môi trường sinh thái;

- Tiếp cận và tiếp nhận được công nghệ tiên tiến, hiện đại của nước ngoài để mở rộng phát triển; đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với mục tiêu chung của cả nước.

c) Định hướng, giải pháp quy hoạch để pháp triển bền vững:

- Khai thác khoáng sản phải gắn với xây dựng nhà máy chế biến sâu tại địa phương; khuyến khích, ưu tiên các dự án này bằng cơ chế, chính sách thỏa đáng;

- Ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án khai thác khoáng sản làm nguyên liệu trực tiếp cho các nhà máy chế biến sâu đã và đang đầu tư, hiện đang hoạt động trên địa bàn tỉnh;

- Khuyến khích đầu tư, sử dụng công nghệ tiên tiến, đồng bộ, công nghệ sạch ít hoặc không tạo ra chất thải ô nhiễm; gắn việc khai thác, chế biến với khâu xử lý triệt để môi trường, hoàn thổ và khôi phục môi trường trong khai thác mỏ;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; giám sát chặt chẽ quy trình vận hành sản xuất và các chỉ tiêu kinh tế- kỹ thuật đề ra trong dự án đã được cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt;

- Giải quyết hài hòa ba lợi ích: Nhà nước- Doanh nghiệp- địa phương nơi có mỏ khoáng sản; gắn các chỉ tiêu kinh tế- xã hội để các doanh nghiệp tự chủ, tự chịu trách nhiệm, nhằm sử dụng hợp lý, tiết kiệm và tăng thu cho ngân sách.

2. Nội dung chủ yếu của quy hoạch:

[...]