Quyết định 3140/QĐ-UBND năm 2015 về phê duyệt quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025

Số hiệu 3140/QĐ-UBND
Ngày ban hành 03/12/2015
Ngày có hiệu lực 03/12/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hải Dương
Người ký Nguyễn Dương Thái
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HẢI DƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3140/QĐ-UBND

Hải Dương, ngày 03 tháng 12 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC: PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC CỤM CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG ĐẾN NĂM 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và y ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 7/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg ngày 19/8/2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý cụm công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BCT ngày, 28/12/2009 của Bộ Công Thương hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Quy chế quản lý cụm công nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 105/2009/QĐ-TTg;

Căn cứ Văn bản số 6483/BCT-CNĐP ngày 30/6/2015 của Bộ Công Thương về thỏa thuận Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp tỉnh Hải Dương đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 1446/TTr-SCT ngày 06 tháng 11 năm 2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025”. Bao gồm các nội dung cơ bản sau (Quy hoạch chi tiết kèm theo):

I. Tên Quy hoạch:

Quy hoạch pht triển các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025.

II. Quan điểm phát triển

- Quy hoạch phát triển cụm công nghiệp (CCN) phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hải Dương đến năm 2020, định hướng đến năm 2025; phù hợp với Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2006 - 2020 và phù hợp với các quy hoạch khác như; quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông, quy hoạch đô thị, quy hoạch diện tích đất lúa đảm bảo an ninh lương thực, quy hoạch điện, nước, thông tin liên lạc.v.v. Phát triển CCN của tỉnh gắn với không gian công nghiệp vùng đồng bằng Bắc Bộ, tam giác kinh tế Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh.

- Quy hoạch phát triển các cụm công nghiệp gắn liền với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật (bao gồm hạ tầng kỹ thuật trong CCN và hạ tầng kỹ thuật khu vực bên ngoài CCN), phù hợp với hiện trạng phân bố các ngành thủ công truyền thống và hạ tầng xã hội của khu vực, đảm bảo yêu cầu trước mắt và lâu dài.

- Không phát triển các CCN ở khu vực đông dân cư, khu vực nội đô, gây ô nhiễm môi trường và tắc nghẽn giao thông đô thị. Ưu tiên phát triển CCN có ngành nghề có lợi thế so sánh về lao động, tài nguyên, nguyên liệu của địa phương; lựa chọn đầu tư xây dựng một số CCN với trình độ công nghệ cao phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh; tạo động lực phát triển mạnh trong giai đoạn tới.

- Phát triển các CCN gắn liền với đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường sinh thái theo định hướng phát triển công nghiệp bền vững; liên kết với các khu công nghiệp, trung tâm kinh tế, gắn với dịch vụ thương mại; tổ chức phân bố lại các cơ sở sản xuất công nghiệp một cách hài hòa giữa thành thị và nông thôn, giữa các địa phương trong tỉnh;

- Tận dụng tối đa lợi thế về hạ tầng giao thông mới để phát triển CCN. Đối với những địa phương không có hoặc không nhiều làng nghề thủ công, phương án hình thành CCN theo hướng phát triển ngành công nghiệp sử dụng nguồn nguyên liệu tại chỗ. Những địa phương có ngành nghề thủ công, làng nghề phát triển, phương án quy hoạch CCN tập trung khai thác những tiềm năng ngành nghề sẵn có của địa phương.

III. Mục tiêu phát triển

1) Giai đoạn đến năm 2020:

- Đẩy mạnh thu hút đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật các CCN đã hình thành. Mở rộng một số cụm công nghiệp có điều kiện phát triển thuận lợi và thành lập mới một số cụm công nghiệp với diện tích tăng thêm khoảng 500-600 ha, phát triển tổng diện tích đất các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đến năm 2020 lên khoảng từ 1.900 đến 2.000 ha.

- Thu hút đầu tư phát triển các cơ sở sản xuất, dịch vụ vào cụm công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt trên 75%; thu hút thêm khoảng 4.000 - 4.500 tỷ đồng vốn đầu tư vào phát triển sản xuất tại cụm công nghiệp; tạo thêm việc làm mới cho 15-20 nghìn lao động.

2) Định hướng giai đoạn 2021 - 2025

- Tiếp tục đầu tư đồng bộ hạ tầng kỹ thuật của các CCN. Ưu tiên thành lập mới một số cụm công nghiệp để phát triển các ngành công nghiệp có lợi thế như: chế biến nông sản; sản xuất vật liệu xây dựng, nhất là vật liệu xây dựng mới; thủ công mỹ nghệ; công nghiệp phục vụ nông nghiệp... Ưu tiên thu hút đầu tư vào CCN các dự án thuộc các ngành “công nghiệp sạch”, sử dụng công nghệ cao, ít gây ô nhiễm môi trường, có giá trị tăng thêm và hiệu quả cao.

- Mở rộng và thành lập mới một số cụm công nghiệp với diện tích tăng thêm khoảng 200 - 300 ha, tổng diện tích các cụm công nghiệp đến năm 2025 đạt từ 2.100 đến 2.300 ha.

- Phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh đạt trên 85% diện tích đất công nghiệp; thu hút thêm khoảng 4.500 - 5.000 tỷ đồng vốn đầu tư vào phát triển sản xuất tại cụm công nghiệp; tạo thêm việc làm cho 25 - 30 nghìn lao động.

IV. Phương án quy hoạch phát triển CCN trên địa bàn tỉnh

[...]