BỘ
CÔNG THƯƠNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
3129/QĐ-BCT
|
Hà
Nội, ngày 15 tháng 06 năm 2010
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP SẢN XUẤT THIẾT BỊ
CHẾ BIẾN NÔNG - LÂM - THỦY SẢN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số
189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm
vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
Căn cứ Quyết định số 186/2002/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm
nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 và Nghị định số
04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 1 năm 2008 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều
của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể
phát triển kinh tế xã hội;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất
thiết bị chế biến nông - lâm - thủy sản giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm
2025 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
a) Phát triển sản xuất thiết bị chế
biến nông - lâm - thủy sản trên cơ sở phù hợp với Chiến lược phát triển ngành
cơ khí Việt Nam, gắn với chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp;
b) Phát triển sản xuất thiết bị chế
biến nông - lâm - thủy sản dựa trên nội lực là chính, chủ động tiếp cận công
nghệ kỹ thuật tiên tiến thế giới để chế tạo các thiết bị chế biến nhằm nâng cao
chất lượng nguyên liệu nông - lâm - thủy sản.
c) Phát triển bền vững, khuyến
khích các sản phẩm tiết kiệm nguyên, nhiên liệu, thân thiện môi trường, gắn kết
chặt chẽ với việc phát triển công nghiệp quốc phòng.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu chung:
- Đến năm 2025 đưa công nghiệp sản
xuất thiết bị chế biến nông - lâm - thủy sản của Việt Nam trở thành một ngành
có thế mạnh, đáp ứng phần lớn nhu cầu của thị trường trong nước. Phấn đấu đưa
Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất, xuất khẩu các loại máy móc, thiết bị chế
biến nông - lâm - thủy sản trình độ tiên tiến của khu vực.
- Ưu tiên cho phát triển các ngành:
thiết bị chế biến lúa gạo, thiết bị chế biến sắn, thiết bị chế biến cà phê, thiết
bị chế biến cao su; thiết bị chế biến chè, thiết bị chế biến mía đường, thiết bị
chế biến điều, thiết bị chế biến thức ăn chăn nuôi, thiết bị sản xuất cồn nhiên
liệu, thiết bị chế biến ván nhân tạo, thiết bị chế biến thủy hải sản;
2.2. Mục tiêu cụ thể:
a) mục tiêu về giá trị sản xuất
(giá thực tế): Năm 2015 đạt khoảng 5.710 tỷ đồng, năm 2020 khoảng 10.520 tỷ đồng
và năm 2025 khoảng 18.540 tỷ đồng.
b) mục tiêu về xuất khẩu: Năm 2015
đạt 20-22 triệu USD, năm 2020 đạt 45-50 triệu USD, năm 2025 đạt 100 - 110 triệu
USD.
c) Sau năm 2020 các dây chuyền thiết
bị công suất trung bình chế biến sản phẩm nông - lâm - thủy sản xuất khẩu do
trong nước chế tạo đạt trình độ tiên tiến khu vực.
3. Quy hoạch phát triển công
nghiệp sản xuất thiết bị chế biến nông - lâm - thủy sản
a) Lựa chọn sản phẩm chủ lực:
- Máy phân loại hạt cà phê, gạo, điều
nhân… bằng màu sắc ứng dụng công nghệ quang - cơ điện tử công suất 3-5 tấn/giờ.
- Máy xát trắng gạo và máy đánh
bóng gạo công suất 4-6 tấn/giờ.
- Các hệ ép và nấu đường công suất
3.000 tấn mía cây/ngày trở lên.
- Máy ly tâm tách bã sắn 80 - 100 m3/giờ
và tách mủ tốc độ đến 7.200 vòng/phút.
- Dây chuyền chế biến cà phê kiểu ướt
công suất 4-10 tấn/giờ. Máy rang cà phê và máy sấy phun cà phê hòa tan.
- Hệ thống thiết bị cắt tách vỏ cứng
hạt điều công suất 1 tấn/giờ.
- Dây chuyền thiết bị chế biến thức
ăn chăn nuôi công suất 150 tấn/ngày.
- Máy lạng gỗ. Máy ép nhiệt thủy lực
áp suất cao. Thiết bị cho dây chuyền ván gỗ MDF, HDF cỡ công suất trung bình.
- Băng tải và tấm tải cho thiết bị
cấp đông siêu tốc thủy sản. Máy lạng da cá. Máy philê cá. Máy bóc vỏ tôm.
b) Định hướng các lĩnh vực
thiết bị:
+ Thiết bị chế biến lúa gạo:
- Đến năm 2015 đáp ứng 70% nhu cầu
thị trường thiết bị trong nước. Chú trọng sản xuất thiết bị đa năng sấy gạo và
nông sản cỡ trung bình. Đầu tư sản xuất các dây chuyền chế biến gạo hiện đại
công suất 50 tấn giờ để thay thế dần các dây chuyền nhỏ.
- Đến năm 2025 chế tạo hàng loạt
các thiết bị phân loại gạo bằng màu sắc để thay thế thiết bị nhập ngoại.
+ Thiết bị chế biến sắn:
- Đến năm 2015 đáp ứng 80% nhu cầu
nâng cấp thiết bị đang hoạt động. Tập trung cho thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường
chuyên ngành.
- Đến năm 2025 chế tạo được các dây
chuyền chế biến tinh bột sắn công suất lớn, tự động hóa cao, thời gian chế biến
rút ngắn tối thiểu.
+ Thiết bị chế biến cà phê:
- Đến năm 2015 đáp ứng 70% nhu cầu
thị trường thiết bị trong nước về nâng cấp thiết bị chế biến cà phê. Kêu gọi đầu
tư nước ngoài để đầu tư các dây chuyền chế biến sâu (cà phê hòa tan, cà phê cao
cấp…).
- Đến năm 2025 chế tạo hàng loạt
các loại thiết bị phân loại cà phê bằng màu sắc để thay thế nhập ngoại. Chế tạo
hệ thống thiết bị trích ly và sấy phun cà phê hòa tan.
+ Thiết bị chế biến cao su:
- Đến năm 2015 đáp ứng 60% nhu cầu
trong khâu tự động hóa các dây chuyền chế biến mủ cốm, mủ latex công suất từ
10.000 tấn/năm trở lên, chú trọng thiết bị bảo vệ môi trường sản xuất kèm theo.
- Đến năm 2025 chủ động hoàn toàn về
chế tạo thiết bị cho sản xuất cao su kỹ thuật.
+ Thiết bị chế biến chè:
- Đến năm 2015 đáp ứng 80% nhu cầu
thị trường thiết bị trong nước về chế biến chè đen cánh mảnh công nghệ Orthodox
(kiểu công nghệ Xrilanca), chế biến chè đen cánh nhỏ công nghệ CTC (tập trung
cho cỡ công suất 12 tấn búp tươi/ngày), chế biến chè xanh (dây chuyền cỡ 1-5 tấn
búp tươi/ngày).
- Đến năm 2025 chế tạo được dây
chuyền thiết bị sản xuất các sản phẩm chè đặc sản, chè sạch theo hướng danh
trà, nghệ nhân trà công suất đến 1.000 kg búp tươi/ngày.
+ Thiết bị chế biến mía đường:
- Đến năm 2015 đáp ứng 35% thị phần
phụ tùng thay thế của thị trường trong nước (ngoài thiết bị phục vụ thông thường
như băng tải, thùng chứa, khung dàn…). Chế tạo thiết bị ép mía, bốc hơi, nấu đường,
lọc chân không, lắng, trợ tinh liên tục, trợ tinh làm lạnh cưỡng bức cho nhà
máy đường công suất đến 8.000 tấn mía cây/ngày.
- Đến năm 2025 chế tạo được máy ly
tâm liên tục và ly tâm gián đoạn theo chu kỳ, thiết bị che ép, hệ nấu đường…
cho các nhà máy đường công suất lớn.
+ Thiết bị chế biến điều:
- Đến năm 2015 đáp ứng 70% nhu cầu
thị trường thiết bị trong nước về dây chuyền tách vỏ cứng và bóc vỏ lụa điều,
tiến tới chế tạo toàn bộ thiết bị dây chuyền công suất lớn có trình độ tự động
hóa cao.
- Đến năm 2025 làm chủ việc sản xuất
thiết bị và công nghệ phục vụ chế biến sâu các phụ phẩm như dầu, bột ma sát từ
vỏ điều …
+ Thiết bị chế biến thức ăn chăn
nuôi:
- Đến năm 2015 đáp ứng 70% nhu cầu
thị trường trong nước về cung cấp thiết bị lẻ và phụ tùng nhằm nâng cấp các dây
chuyền chế biến hiện có, kết hợp tính năng thân thiện môi trường.
- Đến năm 2025 chế tạo hàng loạt
các dây chuyền quy mô công suất lớn, hiệu quả thu hồi cao, tiết kiệm năng lượng
và nước.
+ Thiết bị sản xuất cồn nhiên liệu:
- Đến năm 2015 cung cấp thiết bị lẻ
và linh kiện, phụ tùng thuộc công đoạn lên men và chưng cất rượu cho dây chuyền
công nghệ với nguyên liệu từ tinh bột và mật rỉ đường mía.
- Đến năm 2025 chế tạo tháp tinh chế
cồn nhiên liệu và chế tạo thiết bị công nghệ sản xuất cồn nhiên liệu từ phụ phẩm
sinh khối nông - lâm nghiệp và công nghệ tinh lọc cồn nhờ chất xúc tác.
+ Thiết bị chế biến ván nhân tạo:
- Đến năm 2015 đáp ứng 40% nhu cầu
thiết bị ván lạng và ván ghép thanh tre.
- Đến năm 2025 chế tạo được thiết bị
sản xuất ván MDF và HDF (thiết bị tạo liệu, phối trộn, rải lớp…) quy mô công suất
lớn, đảm bảo tính kinh tế với độ tin cậy cao và giá cạnh tranh, thay thế nhập
khẩu.
+ Thiết bị chế biến thủy sản:
- Đến năm 2015 đáp ứng 70% nhu cầu
thiết bị sơ loại nguyên liệu, máy phân cỡ, rửa, máy cắt đầu, vây, đuôi, máy bóc
vỏ, lạng da, philê cá, chế biến tôm, các thiết bị sấy, trộn, nghiền, hấp…. với
tính năng hao hụt thấp, tiết kiệm năng lượng, giảm lao động trên sản phẩm. Đồng
bộ hóa hệ thống thiết bị chế biến cá tra, cá basa.
- Đến năm 2025 chế tạo được thiết bị
cấp đông nhanh, dây chuyền chế biến các thực phẩm dùng ngay từ thủy sản, thiết
bị tuyển chọn, thiết bị hấp sấy, thiết bị đóng gói bảo quản...
c) Phát triển công nghiệp hỗ
trợ:
- Đến năm 2015 đáp ứng 55% nhu cầu
nội địa về phôi đúc, rèn và hàng quy chuẩn chất lượng tương đương khu vực, phấn
đấu cung cấp 55-60% phụ kiện lò hơi, cung cấp 100% thiết bị phụ (băng tải, gầu
tải, ống tải, kho, silô chứa nguyên liệu, cân tĩnh, cân băng tải, quạt gió cưỡng
bức, thiết bị hút lọc bụi…). Khuyến khích sản xuất ổ bi, bánh răng, hộp giảm tốc,
xi lanh thủy lực, dụng cụ đo lường, dụng cụ cắt gọt kim loại, phụ tùng khác của
máy chế biến nông - lâm - thủy sản, khuôn mẫu. Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu
trong nước trên giá thành của thiết bị chế biến đạt trên 50%.
- Đến năm 2025 đáp ứng trên 50% nhu
cầu trong nước về nồi hơi (chủ yếu là nồi hơi áp lực cao) với tỷ trọng giá trị
nguyên vật liệu sản xuất trong nước trên giá thành đạt khoảng 75%.
d) Tổng hợp vốn đầu tư theo
các kỳ kế hoạch (giá thực tế):
- Giai đoạn đến 2015 vốn đầu tư cần
khoảng 3.615 tỷ đồng
- Giai đoạn 2016 -
2020 vốn đầu tư cần khoảng 6.230 tỷ đồng
- Giai đoạn 2021 -
2025 vốn đầu tư cần khoảng 11.110 tỷ đồng
Tổng vốn đầu tư cả thời kỳ đến 2025
khoảng 20.955 tỷ đồng (tương đương khoảng 1,2 tỷ USD).
Danh mục dự án đầu tư theo Phụ lục
của Quyết định này.
đ) Nguồn huy động vốn:
Dự kiến sẽ từ nguồn vốn vay tín dụng
ưu đãi, vay khác, vốn tự thu xếp của các doanh nghiệp tư nhân, vốn hỗ trợ của
Nhà nước cho chuyển giao công nghệ, xúc tiến thương mại, đào tạo nhân lực…
4. Các chính sách và giải pháp
chủ yếu
4.1. Các giải pháp:
a) Về thị trường:
- Ưu tiên đưa thiết bị chế biến
nông - lâm - thủy sản vào chương trình xây dựng và phát triển thương hiệu hàng
năm.
- Hỗ trợ kinh phí cho các doanh
nghiệp để xây dựng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng quốc tế. Doanh nghiệp có
doanh thu sản xuất công nghiệp của các sản phẩm thiết bị chế biến nông - lâm thủy
sản tối thiểu bằng 50% tổng doanh thu sản xuất công nghiệp của doanh nghiệp được
hỗ trợ giới thiệu sản phẩm miễn phí theo Thông tư số 03/2008/TT-BCT ngày 14
tháng 3 năm 2008 của Bộ Công thương.
- Xây dựng các Trung tâm trình diễn
cơ khí hóa nông nghiệp.
- điều tra, dự báo nhu cầu thị trường
thiết bị trong và ngoài nước, lựa chọn một số sản phẩm mũi nhọn để có kế hoạch
nhập mẫu, chế tạo thử nghiệm, sản xuất.
b) Về đầu tư:
- Ưu tiên đầu tư vào lĩnh vực công
nghệ cao, công nghệ thân thiện với môi trường, công nghệ tiêu tốn ít tài nguyên
vật chất, tạo nên sản phẩm có chất lượng và giá cả cạnh tranh.
- Dự án sản xuất thiết bị chế biến
nông - lâm - thủy sản sử dụng vốn nhà nước được xem xét, cho áp dụng hình thức
chỉ định thầu hoặc giao thầu theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Đẩy nhanh việc thực hiện các dự
án sản xuất máy nông nghiệp thuộc ngành công nghiệp ưu tiên. Tập trung đầu tư
chiều sâu, đổi mới công nghệ, trang thiết bị.
c) Về nghiên cứu khoa học và
chuyển giao công nghệ:
- Doanh nghiệp trong nước chế tạo
thiết bị chế biến nông - lâm - thủy sản được hỗ trợ từ nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ
phát triển khoa học - công nghệ quốc gia đối với các chi phí chuyển giao công
nghệ, mua bản quyền thiết kế, mua phần mềm, thuê chuyên gia nước ngoài, đào tạo
nguồn nhân lực.
- Hỗ trợ để tư nhân tham gia vào
các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo. Khuyến khích các cơ sở nghiên cứu mở rộng
liên doanh, liên kết và hợp tác quốc tế.
- Ưu tiên nguồn kinh phí sự nghiệp
khoa học công nghệ hàng năm đối với các nhiệm vụ khoa học và công nghệ phục vụ trực
tiếp các dự án đầu tư sản phẩm trọng điểm.
- Xây dựng chương trình quốc gia về
chế tạo một số sản phẩm mũi nhọn.
d) Về nguồn nhân lực:
- Ưu tiên tuyển chọn và gửi các cán
bộ khoa học, cán bộ quản lý ngành chế biến đi đào tạo ở các nước phát triển.
- Đổi mới đào tạo nghề, đào tạo
theo nhu cầu của xã hội. Ưu tiên nâng cấp các cơ sở đào tạo nhân lực cho công
nghiệp hỗ trợ.
- Thông qua các chương trình khuyến
công để huấn luyện cho cán bộ kỹ thuật và cả nông dân.
đ) Về tài chính:
- Hỗ trợ thông qua các chính sách
thuế phù hợp với các quy định của WTO và cam kết quốc tế của Việt Nam. Áp dụng
linh hoạt các phương pháp tính thuế, sử dụng có hiệu quả thuế chống bán phá giá
và thuế đối kháng nhằm bảo vệ sản xuất trong nước.
- Ưu tiên nguồn Quỹ khuyến công cho
các doanh nghiệp cơ khí chế tạo thiết bị chế biến nông - lâm - thủy sản.
e) Về quản lý ngành:
- Củng cố các tổng công ty có vốn
Nhà nước để có thể đảm nhiệm tốt vai trò định hướng chủ đạo. Đẩy mạnh cổ phần
hóa để đa dạng nguồn vốn sở hữu.
- Thông qua Tổng hội Cơ khí, Hiệp hội
doanh nghiệp cơ khí để đề xuất và tổ chức việc phối hợp giữa các doanh nghiệp,
tiến tới thành lập các hội nghề nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp trong nước
tham gia các Hiệp hội ngành hàng quốc tế để mở rộng hợp tác.
g) Giải pháp trợ giúp khác:
Tăng cường vai trò của các Hiệp hội
ngành nghề chế biến nông - lâm - thủy sản để củng cố quan hệ liên kết giữa các
doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh, trao đổi thông tin về thị trường,
công nghệ và đầu tư.
4.2. Các chính sách:
Các dự án sản xuất thiết bị chế biến
nông - lâm - thủy sản được ưu tiên xem xét, áp dụng các chính sách ưu đãi theo
Quyết định số 55/2007/QĐ-TTg ngày 23 tháng 04 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
về việc ban hành Danh mục ngành công nghiệp mũi nhọn và Quyết định số
10/2009/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ
trợ phát triển các sản phẩm cơ khí trọng điểm và các chính sách ưu đãi có liên
quan hiện hành.
Điều 2. Tổ chức
thực hiện
1. Bộ Công thương chủ trì, phối hợp
với các bộ, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các tỉnh công bố Quy hoạch và chỉ
đạo triển khai thực hiện Quy hoạch.
2. Các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Quốc phòng, Khoa học và Công nghệ…
theo chức năng của mình phối hợp với Bộ Công thương cụ thể hóa các chính sách,
giải pháp nêu trong Quyết định này.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương: tạo điều kiện thuận lợi cho việc triển khai các dự
án sản xuất, lắp ráp thiết bị chế biến nông - lâm - thủy sản trên địa bàn; giám
sát việc thực hiện các dự án đầu tư theo nội dung đã đăng ký để đảm bảo tính thống
nhất với Quy hoạch phát triển công nghiệp và Quy hoạch tổng thể phát triển kinh
tế - xã hội của địa phương;
4. Các Hiệp hội ngành nghề có liên
quan phối hợp với các Bộ, ngành tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp
chế biến trong việc thực hiện Quy hoạch.
Điều 3.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.
Điều 4.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Website Bộ Công thương;
- Các Cục, Vụ, Viện NCCLCSCN thuộc Bộ Công thương;
- Lưu: VT, CNNg (5).
|
KT.
BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG
Đỗ Hữu Hào
|
PHỤ LỤC
MỘT SỐ DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ CHO CÁC NĂM TỚI
(Kèm theo Quyết định số 3129/QĐ-BCT ngày 15 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ
Công thương phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp sản xuất thiết bị chế biến
nông - lâm - thủy sản giai đoạn đến năm 2015, có xét đến năm 2025)
Dự
án
|
Địa
điểm
|
Nội
dung
|
Vốn
đầu tư (tỷ đồng)
|
Đến
năm 2015
|
Sau
năm 2015
|
Nhà máy đúc tập trung
|
Tp. Hồ Chí Minh
|
Đúc phôi chính xác cho động cơ đốt
trong, máy công cụ và thiết bị CB
|
180
|
|
Trung tâm nghiên cứu công nghệ tạo
phôi chính xác
|
Tp. Hồ Chí Minh
|
Phát triển công nghệ tạo phôi
chính xác
|
35
|
|
Phòng thí nghiệm Công nghệ &
Hợp kim đúc
|
Viện Công nghệ, Hà Nội
|
Phát triển các công nghệ đúc hiện
đại
|
35
|
|
Trung tâm Nghiên cứu công nghệ
nhiệt luyện và xử lý bề mặt
|
Khu Công nghệ cao, Tp. Hồ Chí
Minh
|
Nghiên cứu ứng dụng các công nghệ
hiện đại trong xử lý kim loại
|
35
|
|
Nhà máy cơ khí nặng công nghệ cao
|
KCN Châu Sơn, Hà Nam
|
Thiết bị mía đường, máy NN
|
180
|
|
Sản xuất thiết bị chế biến lương
thực
|
Cty Cơ khí công - nông nghiệp Bùi
Văn Ngọ
|
Thiết bị chế biến gạo và nông sản
|
90
|
|
Sản xuất thiết bị chế biến cà phê
|
Cty Cổ phần Cơ khí Vina Nha Trang
|
Thiết bị chế biến cà phê và nông
sản khác
|
90
|
|
Trung tâm phát triển vật liệu kim
loại thiêu kết
|
Tp. Hồ Chí Minh
|
Công nghệ luyện bột kim loại hiện
đại
|
55
|
|
Liên doanh sản xuất thiết bị chế
biến lương thực, thực phẩm
|
Tổng cty Công nghiệp Sài Gòn
& Cty SINCO
|
Sản xuất thiết bị và dây chuyền tự
động hóa chế biến sản phẩm NN
|
90
|
|
Công ty FUTU 1
|
Thị xã Sông Công, Thái Nguyên
|
Đầu tư chiều sâu cho dự án sản xuất
bánh răng, trục, hộp số
|
50
|
|
Sản xuất thiết bị chế biến nông sản
|
Lạng Sơn
|
Sản xuất thiết bị chế biến chè, gỗ
ván…
|
35
|
|
Sản xuất thiết bị chế biến nông sản
|
Bình Phước
|
Thiết bị phơi sấy nông - lâm sản,
thiết bị nồi hơi, thanh tiệt trùng, thiết bị xử lý chất thải
|
90
|
|
Sản xuất thiết bị chế biến nông sản
|
Hà Tĩnh
|
Sản xuất thiết bị chế biến chè, thủy
sản, ván nhân tạo
|
55
|
|
Sản xuất thiết bị chế biến nông -
lâm - thủy sản
|
Đà Nẵng
|
Thiết bị chế biến nông - lâm - thủy
hải sản
|
90
|
|
Sản xuất thiết bị chế biến nông -
lâm sản
|
Gia Lai
|
Thiết bị chế biến nông - lâm - thủy
sản
|
55
|
|
Chế tạo thiết bị phục vụ sản xuất
NLNN và phụ tùng thay thế chế biến nông - lâm - hải sản
|
Bình Định
|
Thiết bị chế biến nông - lâm - thủy
hải sản
|
90
|
|
Chế tạo thiết bị chế biến nông -
T. sản
|
Hậu Giang
|
|
90
|
|
Chế tạo thiết bị khử trùng, xử lý
chất thải của công nghiệp chế biến nông - lâm - thủy sản
|
Hậu Giang
|
|
90
|
|
Khu công nghiệp hỗ trợ chuyên
ngành cơ khí chế tạo máy móc thiết bị chế biến nông - lâm - thủy sản
|
Long An
|
Phụ tùng, linh kiện CB lúa gạo,
điều, thủy sản, ván gỗ
|
180
|
|
Nhà máy s/xuất thiết bị phân loại
bằng màu sắc
|
Khu Công nghệ cao Tp. HCM
|
Sản xuất máy phân loại hạt các cỡ,
công suất 2-5 T/h.
|
|
180
|