THỦ
TƯỚNG CHÍNH PHỦ
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
186/2002/QĐ-TTg
|
Hà
Nội, ngày 26 tháng 12 năm 2002
|
QUYẾT ĐỊNH
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 186/2002/QĐ-TTG NGÀY 26 THÁNG 12
NĂM 2002 PHÊ DUYỆT CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH CƠ KHÍ VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2010, TẦM
NHÌN TỚI 2020
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Theo đề nghị của Bộ Công nghiệp tại công văn số 3608/TTr-KHĐT ngày 10 tháng
9 năm 2002 và ý kiến của các cơ quan tại cuộc họp ngày 12 tháng 9 năm 2002 tại
Văn phòng Chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Phê duyệt Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới
2020 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm
phát triển ngành cơ khí Việt Nam
- Cơ khí là một trong những
ngành công nghiệp nền tảng, có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế,
củng cố an ninh, quốc phòng của đất nước.
- Tập trung phát triển ngành cơ
khí một cách có hiệu quả, bền vững trên cơ sở phát huy mọi nguồn lực trong nước
kết hợp với nguồn lực bên ngoài. Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia
phát triển ngành cơ khí một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp lý, đồng
thời tiếp tục đổi mới, sắp xếp phát triển và củng cố doanh nghiệp nhà nước về
cơ khí đủ mạnh để giữ vai trò nòng cốt, là lực lượng chủ lực của ngành.
- Tập trung phát triển một số
chuyên ngành, sản phẩm cơ khí trọng điểm nhằm khai thác, phát huy tốt nhất tiềm
năng (tài nguyên, nguồn nhân lực) để đáp ứng các yêu cầu cơ bản của công cuộc
phát triển đất nước.
- Tăng cường năng lực tự nghiên
cứu, chế tạo, đồng thời đẩy mạnh việc tiếp thu, ứng dụng khoa học, công nghệ
tiên tiến nhằm đạt trình độ công nghệ trung bình tiên tiến của châu Á, tạo thêm
nhiều sản phẩm cơ khí có khả năng cạnh tranh cao.
- Nâng cao khả năng chuyên môn
hóa và hợp tác hóa, nâng cao năng lực của ngành cơ khí, tạo tiền đề phát triển
các ngành công nghiệp khác của đất nước.
2. Mục tiêu
a) Mục tiêu chung:
Ưu tiên phát triển một số chuyên
ngành và sản phẩm cơ khí trọng điểm sau đây để đáp ứng về cơ bản nhu cầu của nền
kinh tế quốc dân:
- Thiết bị toàn bộ,
- Máy động lực,
- Cơ khí phục vụ nông - lâm -
ngư nghiệp và công nghiệp chế biến,
- Máy công cụ,
- Cơ khí xây dựng,
- Cơ khí đóng tàu thủy,
- Thiết bị kỹ thuật điện - điện
tử,
- Cơ khí ôtô - cơ khí giao thông
vận tải.
b) Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu đến năm 2010 ngành cơ
khí đáp ứng 45 - 50% nhu cầu sản phẩm cơ khí của cả nước, trong đó xuất khẩu đạt
30% giá trị sản lượng.
3. Định hướng
chiến lược phát triển một số chuyên ngành và nhóm sản phẩm cơ khí quan trọng:
a) Thiết bị toàn bộ
Nâng cao năng lực chế tạo thiết
bị toàn bộ với công nghệ tiên tiến. Sản xuất được thiết bị có độ phức tạp cao để
thay thế sản phẩm nhập khẩu và từng bước xuất khẩu. Nâng cao năng lực thiết kế
thiết bị toàn bộ, gắn kết có hiệu quả với công nghệ của từng ngành công nghiệp.
- Đầu tư có trọng điểm thiết bị
và công nghệ vào các khâu cơ bản, như đúc, rèn, tạo phôi lớn để đồng bộ về thiết
bị và công nghệ đáp ứng yêu cầu chế tạo chi tiết, cụm chi tiết lớn, phức tạp.
- Tận dụng năng lực thiết bị của
các doanh nghiệp cơ khí trong cả nước, tăng cường sự phối hợp trong việc phân
công và hợp tác sản xuất thiết bị toàn bộ.
- Phấn đấu đáp ứng 40% nhu cầu
thiết bị toàn bộ trong nước vào năm 2010. Trước mắt tập trung cho các lĩnh vực
sau: sản xuất bột giấy và giấy, sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng, sản xuất
điện và dầu khí, cấp nước sạch, công nghiệp chế biến ...
b) Máy động lực
- Phát triển ngành chế tạo máy động
lực trở thành lĩnh vực công nghiệp mạnh của Việt Nam, thông qua các chương
trình, dự án đầu tư chiều sâu, hiện đại hoá thiết bị và công nghệ, nâng cao
năng lực chế tạo máy động lực, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm.
- Đến năm 2010 đáp ứng 60 - 70%
nhu cầu trong nước về máy động lực cỡ trung và cỡ nhỏ, sản xuất được động cơ thủy
400 mã lực trở lên với tỷ lệ nội địa hóa 35 - 40%.
c) Máy kéo và máy nông nghiệp
- Máy kéo:
+ Đầu tư sản xuất đáp ứng đủ nhu
cầu trong nước về máy kéo 2 bánh có công suất 6 - 8 - 12 mã lực.
+ Sản xuất máy kéo 4 bánh có
công suất 18 - 20 - 25 mã lực, từng bước sản xuất máy kéo 4 bánh công suất tới
30 mã lực.
+ Đến năm 2010 sản xuất được máy
kéo 4 bánh cỡ trung công suất 50 - 80 mã lực.
- Máy nông nghiệp:
+ Tập trung đầu tư, xây dựng
chuyên ngành chế tạo máy nông nghiệp đủ mạnh, bao gồm máy canh tác, máy chế biến
và thiết bị bảo quản các sản phẩm nông nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước,
từng bước xuất khẩu.
+ Khuyến khích các cơ sở sản xuất
vừa và nhỏ, cơ khí các địa phương tham gia chế tạo thiết bị máy móc phục vụ
nông nghiệp và công nghiệp chế biến một cách có tổ chức, phân công và hợp tác hợp
lý với các doanh nghiệp cơ khí trong và ngoài địa phương.
d) Máy công cụ
- Ưu tiên phát triển ngành chế tạo
máy công cụ nhằm đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp.
- Nghiên cứu thiết kế, chế tạo
các mẫu máy hiện đại (ứng dụng công nghệ PLC, CNC) và các thiết bị gia công đặc
biệt.
- Đẩy mạnh chương trình hiện đại
hóa theo hướng điện tử - tin học hóa (CNC) dàn máy công cụ hiện có trong các cơ
sở công nghiệp.
đ) Cơ khí xây dựng
- Đầu tư chiều sâu, đầu tư mới
các cơ sở chế tạo máy xây dựng với thiết bị và công nghệ hiện đại, đáp ứng cơ bản
nhu cầu sản xuất: vật liệu xây dựng, thi công xây lắp các công trình lớn, xây dựng
đô thị và nông thôn.
- Phát huy lợi thế đối với lĩnh
vực sản xuất kết cấu kim loại trong xây dựng và các dự án công nghiệp, tập
trung chế tạo các thiết bị máy xây dựng có độ phức tạp cao, hiện đại mà thị trường
trong nước và nước ngoài có nhu cầu.
e) Cơ khí tàu thủy
- Phát triển ngành công nghiệp
tàu thuỷ Việt Nam theo hướng trở thành một chuyên ngành kinh tế kỹ thuật đồng bộ
từ đào tạo, nghiên cứu, thiết kế đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, đáp ứng nhu
cầu đổi mới cơ cấu đội tàu hoạt động trong nước và nước ngoài. Phấn đấu đến năm
2010 Việt Nam thành quốc gia có nền công nghiệp tàu thủy phát triển vào loại
trung bình tiên tiến trong khu vực, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội
đất nước, góp phần củng cố an ninh, quốc phòng và từng bước xuất khẩu tàu thuỷ.
- Đến năm 2010 đủ năng lực đóng
mới hầu hết các phương tiện thủy nội địa, tàu công trình, đánh bắt hải sản, tàu
biển trọng tải dưới 15.000 DWT; đảm nhận 70 - 75% nhu cầu đóng tàu bách hóa
15.000 - 50.000 DWT và đóng được tàu dầu 100.000 DWT. Sửa chữa đồng bộ tất cả
các cấp tàu quốc gia trọng tải đến 400.000 DWT.
- Nhanh chóng hình thành và phát
triển các ngành công nghiệp hỗ trợ, như sản xuất thép tấm đóng tàu, lắp ráp các
động cơ thủy đến 6.000 mã lực và chế tạo lắp ráp các thiết bị trên boong, thiết
bị điện, điện tử, nghi khí hàng hải, nhằm nâng tỷ lệ nội địa hóa lên 60% đối với
sản phẩm tàu đóng mới, đến năm 2020 phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 70%.
g) Thiết bị điện
- Xây dựng ngành sản xuất thiết
bị điện hiện đại, đến năm 2020 đạt trình độ tiên tiến trong khu vực về công
nghiệp thiết bị điện và vật liệu điện.
- Đầu tư mới, đầu tư chiều sâu
thiết bị điện với công nghệ tiên tiến để nhanh chóng nâng cao năng lực chế tạo
thiết bị điện, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng phần lớn nhu cầu
trong nước, thay thế các thiết bị nhập khẩu, đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm ra thị
trường khu vực và thế giới.
- Trước mắt cần đầu tư chiều sâu
và mở rộng sản xuất của các cơ sở hiện có để có thể sản xuất được các loại biến
áp lớn đến 125 MVA, điện áp 220 kV, các thiết bị phân phối, truyền dẫn cho
ngành điện lực, thiết bị áp lực và các thiết bị điện khác cho ngành công nghiệp
và dân dụng.
h) Cơ khí ôtô và cơ khí giao
thông vận tải
- Về cơ khí ôtô:
Phát triển ngành công nghiệp ôtô
Việt Nam trên cơ sở tiếp thu và xứng dụng công nghệ tiên tiến của thế giới, kết
hợp với khai thác và từng bước nâng cao công nghệ và thiết bị hiện có, đáp ứng
phần lớn nhu cầu thị trường ôtô trong nước, hướng tới xuất khẩu ôtô và phụ
tùng.
+ Về loại xe thông dụng: đáp ứng
40 - 50% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa đến 40% vào
năm 2005; đáp ứng trên 80% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa
hóa 60% vào năm 2010 (riêng động cơ phấn đấu đạt tỷ lệ nội địa hóa 50% và hộp số
đạt 90%).
+ Về loại xe chuyên dùng: đáp ứng
30% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa 40% vào năm 2005,
tiến tới đáp ứng 60% nhu cầu trong nước về số lượng và đạt tỷ lệ nội địa hóa
60% vào năm 2010.
+ Về các loại xe cao cấp: các loại
xe du lịch do các liên doanh sản xuất phải đạt tỷ lệ nội địa hóa 20 - 25% vào
năm 2005 và 40 - 45% vào năm 2010, đáp ứng 80% nhu cầu các loại xe tải, xe buýt
cao cấp đạt tỷ lệ nội địa hóa 20% vào năm 2005 và 35 - 40% vào năm 2010.
- Về cơ khí giao thông vận tải:
+ Đầu tư chiều sâu, bổ sung công
nghệ, thiết bị lắp ráp để sản xuất xe, máy công trình như trạm trộn bê tông nhựa
nóng, máy rải thảm bê tông nhựa, xe lu các loại, trạm nghiền sàng đá công suất
100 - 300 tấn/giờ,...
+ Đầu tư chiều sâu, đổi mới công
nghệ sản xuất toa xe lửa cao cấp với tỷ lệ nội địa hóa trên 70% vào năm 2005 và
đến 90% vào năm 2010.
4. Các chính
sách và giải pháp hỗ trợ ngành cơ khí phát triển
a) Chính sách thị trường
- Nhà nước ban hành tiêu chuẩn kỹ
thuật cho sản phẩm cơ khí trọng điểm làm căn cứ để kiểm tra chất lượng sản phẩm
sản xuất trong nước và nhập khẩu.
- Thực hiện bảo hộ có điều kiện
và có thời hạn đối với một số sản phẩm cơ khí trong nước và ban hành các chính
sách nhằm khuyến khích, tăng khả năng tiêu thụ các sản phẩm cơ khí trong nước.
b) Chính sách tạo vốn cho ngành
cơ khí
- Nhà nước có cơ chế hỗ trợ về
vay vốn lưu động cho các nhà sản xuất thiết bị cơ khí, các công trình chế tạo
thiết bị toàn bộ cần vốn lớn, chu kỳ sản xuất dài.
- Các dự án sản xuất các sản phẩm
cơ khí trọng điểm được vay vốn theo Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 31 tháng 7 năm
2000 của Chính phủ với mức lãi suất tín dụng 3%/năm, thời hạn vay 12 năm, 02
năm đầu không phải trả lãi và bắt đầu trả nợ vào năm thứ năm hoặc được bù chênh
lệch lãi suất nếu các doanh nghiệp vay vốn thương mại.
- Đẩy mạnh cổ phần hóa các doanh
nghiệp cơ khí, kể cả bán cổ phần cho người nước ngoài, để tạo vốn đầu tư mới và
đa dạng hóa nguồn vốn.
- Nhà nước có chính sách khuyến
khích mọi thành phần kinh tế đầu tư sản xuất phụ tùng, linh kiện theo hướng nâng
cao khả năng chuyên môn hóa, hợp tác hóa trong toàn ngành cơ khí.
c) Chính sách thuế
- Miễn hoặc giảm thuế nhập khẩu
nguyên liệu và linh kiện, bộ phận của sản phẩm cơ khí trọng điểm để phục vụ sản
xuất trong nước.
- Miễn hoặc giảm thuế có thời hạn
cho các sản phẩm cơ khí mới lần đầu sản xuất ở Việt Nam.
d) Chính sách đầu tư cho nghiên
cứu và phát triển
- Đối với các sản phẩm cơ khí trọng
điểm, Nhà nước sẽ xem xét hỗ trợ vốn cho các dịch vụ kỹ thuật, như thuê chuyên
gia, mua thiết kế, mua công nghệ, chuyển giao công nghệ vượt quá khả năng của
doanh nghiệp.
- Các doanh nghiệp sản xuất cơ
khí được trích tối đa đến 2% doanh số bán ra cho nghiên cứu và phát triển.
đ) Chính sách đào tạo nguồn nhân
lực
Nhà nước ưu tiên đầu tư nâng cấp
các cơ sở đào tạo ngành cơ khí và hỗ trợ kinh phí cử cán bộ, công nhân giỏi đi
đào tạo và thực tập tại nước ngoài theo các chương trình, dự án được phê duyệt.
Điều 2.
Thành lập Ban Chỉ đạo Chương trình sản phẩm cơ khí trọng điểm do một Phó Thủ tướng
làm Trưởng ban, Bộ trưởng Bộ Công nghiệp làm Phó Trưởng ban, thành viên là Thứ
trưởng của các Bộ: Công nghiệp, Kế hoạch và Đầu tư, Quốc phòng, Tài chính, Khoa
học và Công nghệ, Giao thông vận tải, Xây dựng, Thương mại, Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn, Chủ tịch Hội Cơ khí Việt Nam, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp
Cơ khí Việt Nam... để chỉ đạo thực hiện Chương trình theo đúng mục tiêu và tiến
độ đã đề ra.
Điều 3.
Tổ chức thực hiện
- Bộ Công nghiệp chủ trì, phối hợp
với các Bộ, ngành, địa phương thực hiện Chiến lược này. Chỉ đạo xây dựng quy hoạch
phát triển các chuyên ngành cơ khí đến năm 2010 trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt.
- Bộ Tài chính đề xuất các chính
sách tài chính, chính sách thuế nhằm khuyến khích ngành cơ khí phát triển.
Điều 4.
Các Bộ, ngành và Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
trong khi thực hiện Chiến lược này theo chức năng, nhiệm vụ của mình cần chú ý
đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ giữa Chiến lược phát triển ngành cơ khí với
quy hoạch của từng Bộ, ngành và địa phương.
Điều 5.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 6.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ,
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng
các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.