Thứ 3, Ngày 29/10/2024

Quyết định 3119/QĐ-BNN-KHCN năm 2011 phê duyệt Đề án giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020

Số hiệu 3119/QĐ-BNN-KHCN
Ngày ban hành 16/12/2011
Ngày có hiệu lực 16/12/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Người ký Cao Đức Phát
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3119/QĐ-BNN-KHCN

Hà Nội, ngày 16 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN GIẢM PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH TRONG NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10/9/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP;

Căn cứ Quyết định số 1410/QĐ-TTg ngày 16/8/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt khung ma trận chính sách chu kỳ 3 năm 2011 thuộc Chương trình hỗ trợ ứng phó với Biến đổi khí hậu (SP-RCC);

Căn cứ Quyết định số 543/QĐ-BNN-KHCN ngày 23 tháng 3 năm 2011 về phê duyệt kế hoạch hành động của ngành Nông nghiệp và PTNT ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2011-2015 và tầm nhìn đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 2081/QĐ-BNN-KHCN ngày 9/9/2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc giao nhiệm vụ thực hiện Chương trình hỗ trợ ứng phó với biến đi khí hậu (SP-RCC);

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt Đề án Giảm phát thải khí nhà kính trong nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020 với những nội dung sau:

1. Quan điểm

Các giải pháp giảm phát thải khí nhà kính (KNK) trong nông nghiệp, nông thôn cn phải:

- Đáp ứng mục tiêu tăng trưởng kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, bảo vệ môi trường và góp phần ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu (BĐKH);

- Đảm bảo đơn giản, thiết thực, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường cao, không xáo trộn các hoạt động sản xuất nông nghiệp, nông thôn;

- Có tính nhân rộng, xã hội hóa cao, huy động được nhiều đối tác tham gia, có tiềm năng tham gia thị trường carbon tạo kinh phí duy trì bền vững các hoạt động giảm phát thải trong nông nghiệp, nông thôn; .

- Giảm pháp thải KNK là định hướng ưu tiên nhằm phát triển nông nghiệp bền vững, là nỗ lực tự nguyện của quốc gia đồng thời cần có sự hỗ trợ mạnh mẽ của cộng đồng quốc tế.

2. Mục tiêu

- Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp xanh theo hướng an toàn, ít phát thải, phát triển bền vững, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, góp phần giảm nghèo và ứng phó có hiệu quả với BĐKH;

- Đến năm 2020, giảm phát thải 20% lượng KNK trong nông nghiệp, nông thôn (18,87 triệu tấn CO2e); đồng thời đảm bảo mục tiêu tăng trưởng ngành và giảm tỷ lệ đói nghèo theo chiến lược phát triển ngành;

3. Các nhiệm vụ

Các hoạt động chính nhằm giảm phát thải KNK trong các lĩnh vực thuộc ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn như sau:

3.1. Trồng trọt

3.1.1. Các hoạt động chính

Nhằm giảm phát thải KNK trong trồng trọt 5,72 triệu tấn CO2e (tương đương 10,03% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực trồng trọt đến năm 2020), thực hiện các hoạt động chính sau:

1. Ứng dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến theo hướng tiết kiệm nước tưới và chi phí đầu vào (như SRI, 3G3T, IP5G, nông-lộ-phơi,...) để giảm mức độ phát thải KNK.

- Quy mô: 3,2 triệu ha đất lúa ứng dụng kỹ thuật SRI, 3G3T, 1P5G, nông-lộ- phơi đến năm 2020;

- Địa điểm áp dụng: các vùng sản xuất lúa có khả năng tưới tiêu chủ động, ưu tiên vùng trọng điểm sản xuất lúa (Đồng bng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và Đồng bng sông Cửu Long);

- Khả năng giảm phát thải: 4,18 triệu tấn CO2e (tương đương 7,33% tổng lượng dự báo phát thải KNK của lĩnh vực trồng trọt đến năm 2020).

[...]