Quyết định 31/2021/QĐ-UBND quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái
Số hiệu | 31/2021/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 10/12/2021 |
Ngày có hiệu lực | 20/12/2021 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Yên Bái |
Người ký | Trần Huy Tuấn |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính,Tài chính nhà nước |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2021/QĐ-UBND |
Yên Bái, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 486/TTr-SNV ngày 24 tháng 8 năm 2021; Báo cáo số 279/BC-SNV ngày 02 tháng 12 năm 2021 và Báo cáo số 293/BC-SNV ngày 09 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2021 và thay thế Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành Quy định về nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, các Hội có tính chất đặc thù được Ủy ban nhân dân tỉnh giao biên chế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 31/2021/QĐ-UBND |
Yên Bái, ngày 10 tháng 12 năm 2021 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 18 tháng 6 năm 2020;
Căn cứ Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16 tháng 11 năm 2013;
Căn cứ Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 76/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 14/2012/NĐ-CP ngày 07 tháng 3 năm 2012 của Chính phủ về sửa đổi Điều 7 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang và Mục I Bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo (bầu cử, bổ nhiệm) trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân và Công an nhân dân ban hành kèm theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 17/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 02 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
Căn cứ Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Nghị định số 154/2020/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật;
Căn cứ Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức;
Căn cứ Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
Căn cứ Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 486/TTr-SNV ngày 24 tháng 8 năm 2021; Báo cáo số 279/BC-SNV ngày 02 tháng 12 năm 2021 và Báo cáo số 293/BC-SNV ngày 09 tháng 12 năm 2021.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan, đơn vị thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 12 năm 2021 và thay thế Quyết định số 11/2014/QĐ-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái Ban hành Quy định về nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc tỉnh Yên Bái.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nội vụ, Thủ trưởng các sở, ban, ngành; người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập, các Hội có tính chất đặc thù được Ủy ban nhân dân tỉnh giao biên chế; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các cơ quan, đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN, NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN VÀ
CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG ĐỐI VỚI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC VÀ NGƯỜI
LAO ĐỘNG TRONG CÁC CƠ QUAN, ĐƠN VỊ TRỰC THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH YÊN BÁI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2021/QĐ-UBND ngày 10 tháng 12 năm 2021 của
Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định về chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập, các hội có tính chất đặc thù được giao biên chế thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái.
2. Đối tượng áp dụng
a) Cán bộ trong các cơ quan nhà nước từ cấp tỉnh đến các huyện, thị xã, thành phố thuộc diện xếp lương theo ngạch, bậc công chức hành chính quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 3 Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang;
b) Công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập xếp lương theo bảng lương chuyên gia cao cấp, bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ;
c) Cán bộ cấp xã quy định tại điểm b khoản 1 Điều 5 và công chức cấp xã quy định tại điểm a khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã;
d) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn được xếp lương theo bảng lương do Nhà nước quy định, biệt phái sang làm việc trong các cơ quan, đơn vị, tổ chức không thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân tỉnh Yên Bái;
e) Người làm việc trong các hội có tính chất đặc thù được nhà nước giao chỉ tiêu biên chế;
g) Người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập có thỏa thuận trong hợp đồng lao động xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.
Các đối tượng tại khoản 2 Điều này sau đây gọi chung là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
3. Đối tượng không áp dụng
a) Cán bộ thuộc diện xếp lương theo bảng lương chức vụ đã được xếp lương theo nhiệm kỳ;
b) Cán bộ cấp xã là người đang hưởng chế độ hưu trí hoặc trợ cấp mất sức lao động quy định tại khoản 2, Điều 2 Nghị định số 34/2019/NĐ-CP ngày 24 tháng 4 năm 2019 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố;
c) Công chức cấp xã chưa tốt nghiệp đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 5 Nghị định số 92/2009/NĐ-CP.
1. Việc xét nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn, hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung phải đảm bảo chính xác, công bằng, dân chủ, công khai, kịp thời và đúng quy định của pháp luật.
2. Việc nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ phải căn cứ vào cấp độ thành tích đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động hàng năm.
3. Không thực hiện hai lần liên tiếp nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ.
4. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ vừa thuộc đối tượng được xét nâng bậc lương trước thời hạn khi đã có thông báo nghỉ hưu thì được chọn một trong hai chế độ nâng bậc lương trước thời hạn.
CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG THƯỜNG XUYÊN
Điều 3. Điều kiện, tiêu chuẩn, thời gian nâng bậc lương thường xuyên
Điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên; thời gian được tính hoặc không được tính vào thời gian xét nâng bậc lương thường xuyên; thời gian bị kéo dài xét nâng bậc lương thường xuyên, việc tính lại các chế độ về nâng bậc lương thường xuyên được thực hiện theo quy định tại Điều 2 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31 tháng 7 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động và Điều 1 Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29 tháng 6 năm 2021 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ sửa đổi, bổ sung chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Điều 4. Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Ban hành Quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý, các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, sau khi có ý kiến của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
2. Giám đốc Sở Nội vụ
a) Thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý, các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I sau khi có ý kiến của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Trình Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến về chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý; sau khi có ý kiến của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, ban hành quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý theo quy định;
c) Kiểm tra việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức.
3. Thẩm quyền, trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Đề xuất, phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện các nội dung về chế độ nâng bậc lương thường xuyên quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Quyết định hoặc ủy quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc.
Điều 5. Quy trình xét nâng bậc lương thường xuyên
1. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:
a) Căn cứ vào điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điều 3 Quy định này lập danh sách những cán bộ công chức, viên chức đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc lương thường xuyên, trao đổi thống nhất với cấp ủy, Ban chấp hành Công đoàn cùng cấp và thông báo công khai danh sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nâng bậc lương trong cơ quan đơn vị;
b) Gửi hồ sơ đề nghị nâng bậc lương của cơ quan, đơn vị về sở, ban, ngành (đối với các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành) và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (đối với các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố) hoặc quyết định nâng bậc lương thường xuyên theo phân cấp hiện hành (đối với các cơ quan, đơn vị không có đơn vị cấu thành thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, như: các hội đặc thù, các trường cao đẳng ...).
2. Các sở, ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào đề nghị của các đơn vị thuộc quyền quản lý:
a) Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; gửi kết quả nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý để Sở Nội vụ kiểm tra;
b) Tổng hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I gửi về Sở Nội vụ trước ngày 15 của tháng xét nâng bậc lương thường xuyên quy định tại Điều 6 Quy định này.
3. Sở Nội vụ trên cơ sở đề nghị của các cơ quan, đơn vị:
a) Trình Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến về chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý, các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I; sau khi có Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý, các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I;
b) Trình Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến về chế độ nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý; sau khi có Nghị quyết của Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định nâng bậc lương thường xuyên đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý theo quy định.
Điều 6. Thời gian tổ chức thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên
1. Chế độ nâng bậc lương thường xuyên hàng năm được tiến hành hàng quý (04 kỳ/năm):
a) Kỳ 1: Thực hiện vào tháng giữa Quý I đối với những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc từ tháng 01 đến tháng 3 của năm;
b) Kỳ 2: Thực hiện vào tháng giữa Quý II đối với những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc từ tháng 4 đến tháng 6 của năm;
c) Kỳ 3: Thực hiện vào tháng giữa Quý III đối với những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc từ tháng 7 đến tháng 9 của năm;
d) Kỳ 4: Thực hiện vào tháng giữa Quý IV đối với những cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đủ điều kiện, tiêu chuẩn nâng bậc từ tháng 10 đến tháng 12 của năm.
2. Đối với các hội đặc thù được nhà nước giao biên chế có số lượng người làm việc dưới 10 người thì có thể thực hiện nâng bậc lương 01 kỳ vào Quý II của năm.
Điều 7. Hồ sơ đề nghị thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên
1. Hồ sơ đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên bao gồm đầy đủ các văn bản, tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị kèm danh sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nâng bậc lương thường xuyên của cơ quan, đơn vị;
b) Bản sao quyết định nâng bậc lương gần nhất; đối với các đối tượng được nâng bậc lương lần đầu tiên phải kèm theo quyết định bổ nhiệm vào ngạch công chức hoặc bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp viên chức.
2. Hồ sơ đề nghị Sở Nội vụ thẩm định, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên bao gồm đầy đủ các văn bản, tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị nâng bậc lương của cơ quan, đơn vị;
b) Danh sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đề nghị nâng bậc lương thường xuyên.
c) Bản sao các quyết định nâng bậc lương gần nhất.
3. Hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định nâng bậc lương thường xuyên bao gồm đầy đủ các văn bản, tài liệu sau:
a) Tờ trình về việc nâng bậc lương thường xuyên của Sở Nội vụ;
b) Danh sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đề nghị nâng bậc lương thường xuyên.
4. Lưu trữ hồ sơ và quyết định nâng bậc lương thường xuyên:
a) Bộ phận tổ chức cán bộ hoặc người phụ trách công tác cán bộ của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ và quyết định nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, đơn vị mình theo quy định về lưu trữ hồ sơ;
b) Sở Nội vụ có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ và quyết định nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý theo phân cấp, các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I theo quy định về lưu trữ hồ sơ;
c) Quyết định nâng bậc lương thường xuyên của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý hồ sơ của Ủy ban nhân dân tỉnh.
CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN DO LẬP THÀNH TÍCH XUẤT SẮC TRONG THỰC HIỆN NHIỆM VỤ
Điều 8. Điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ
Điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.
Điều 9. Tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ
Tỷ lệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ trong một năm không quá 10% tong số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị. Danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị được xác định theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao biên chế (đối với cán bộ, công chức) hoặc phê duyệt số lượng người làm việc (đối với viên chức) tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
Căn cứ vào số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị thuộc số lượng biên chế và số lượng người làm việc do Ủy ban nhân dân tỉnh giao cho cơ quan, đơn vị hàng năm tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn để làm cơ sở tính chỉ tiêu nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ như sau:
1. Cứ mỗi 10 người trong danh sách trả lương (không tính số dư ra dưới 10 người sau khi lấy tổng số người trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị chia cho 10), cơ quan, đơn vị được xác định có 01 người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc.
2. Căn cứ vào cách tính nêu tại Khoản 1 Điều này, vào quý IV hàng năm, cơ quan, đơn vị (bao gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương) có văn bản báo cáo các sở, ban, ngành (đối với các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành) và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (đối với các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố) hoặc gửi Sở Nội vụ (đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh không có đơn vị cấu thành, như: các hội có tính chất đặc thù được giao chỉ tiêu biên chế, các trường cao đẳng ...) để theo dõi và kiểm tra về số người trong tỷ lệ được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc của năm sau liền kề và số dư ra dưới 10 người của cơ quan, đơn vị mình.
3. Cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp căn cứ tổng số người trong danh sách trả lương dư ra dưới 10 người (bao gồm cả cơ quan, đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương) theo báo cáo của các cơ quan, đơn vị trực thuộc và số người trong danh sách trả lương được cấp có thẩm quyền cho tăng thêm trong năm ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc để giao thêm số người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ngoài số người thuộc tỷ lệ không quá 10% của cơ quan, đơn vị trực thuộc (trong đó ưu tiên cho các đơn vị có dưới 10 người trong danh sách trả lương và cơ quan, đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ công tác), nhưng phải đảm bảo tổng số người được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc ở các cơ quan, đơn vị trực thuộc không vượt quá 10% tổng số người trong danh sách trả lương tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý. Mỗi cơ quan, đơn vị chỉ được bổ sung tối đa 01 chỉ tiêu.
Sau khi phân bổ bổ sung, phần số dư (nhỏ hơn 10) còn lại được tính như sau: Nếu số dư từ 06 đến 09 thì được bổ sung thêm 01 chỉ tiêu; nếu số dư từ 05 trở xuống thì không bổ sung chỉ tiêu.
1. Thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn được xác định theo thời điểm ban hành quyết định công nhận thành tích đạt được trong khoảng thời gian 06 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ cao đẳng trở lên và 04 năm gần nhất đối với các ngạch và các chức danh có yêu cầu trình độ đào tạo từ trung cấp trở xuống tính đến ngày 31 tháng 12 của năm xét nâng bậc lương trước thời hạn.
Riêng đối với trường hợp đã được nâng bậc lương trước thời hạn thì tất cả các thành tích đạt được trước ngày có quyết định nâng bậc lương trước thời hạn trong khoảng thời gian (06 năm và 04 năm) quy định tại Điểm này không được tính để xét nâng bậc lương trước thời hạn cho lần sau.
2. Việc xét nâng bậc lương trước thời hạn được căn cứ vào thành tích cao nhất đạt được của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; trường hợp có nhiều người có thành tích như nhau thì thực hiện theo thứ tự ưu tiên tại Điều 13 của Quy định này.
1. Nâng bậc lương trước thời hạn 12 tháng so với thời gian quy định đối với cá nhân đạt một trong các danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng sau:
a) Các loại Huân chương gồm: Huân chương Độc lập các hạng, Huân chương Lao động các hạng, Huân chương Chiến công các hạng, Huân chương Đại đoàn kết dân tộc, Huân chương Dũng cảm;
b) Các Danh hiệu vinh dự nhà nước gồm: Anh hùng Lao động; Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân; Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú; Thầy thuốc nhân dân, Thầy thuốc ưu tú; Nghệ sỹ nhân dân, Nghệ sỹ ưu tú; Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú;
c) Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước;
d) Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ;
đ) Chiến sỹ thi đua toàn quốc; Chiến sỹ thi đua cấp bộ, ban, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương;
e) Hai (02) năm được tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh và đoàn thể Trung ương do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
g) Bằng Lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam.
2. Nâng bậc lương trước thời hạn 09 tháng so với thời gian quy định đối với cá nhân đạt một trong các danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng sau:
a) Hai (02) năm, trong đó 01 năm được tặng Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh và đoàn thể Trung ương do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và 01 năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở;
b) Hai (02) năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở.
3. Nâng bậc lương trước thời hạn 06 tháng so với thời gian quy định đối với cá nhân đạt một trong các danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng sau:
a) Một (01) năm Bằng khen cấp bộ, ban, ngành, tỉnh và đoàn thể trung ương do hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ;
b) Một (01) năm đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở.
4. Các trường hợp được xét nâng bậc lương trước thời hạn theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này trong thời gian giữ bậc lương hiện hưởng các năm phải đạt danh hiệu lao động tiên tiến trở lên.
5. Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cùng một năm vừa đạt danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở vừa được tặng Bằng khen của Bộ, ngành, tỉnh do có thành tích xuất sắc trong công tác thì chỉ được tính một trong hai thành tích đó vào thành tích để xét nâng bậc lương trước thời hạn.
1. Xét từ người có thành tích cao nhất trở xuống và theo thứ tự về cấp độ và thời hạn từ cao xuống thấp theo tỷ lệ 10%.
2. Trong đợt xét nâng bậc lương trước thời hạn có số người đủ tiêu chuẩn nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ nhiều hơn tỷ lệ theo quy định, thì ưu tiên những người có thành tích khen thưởng cao hơn.
3. Trường hợp có từ 02 người trở lên đạt tiêu chuẩn ngang nhau nhưng không đủ chỉ tiêu để nâng bậc lương trước thời hạn cho tất cả, thì ưu tiên theo thứ tự sau:
a) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cao tuổi hơn, nếu không nâng bậc lương kỳ này thì không còn điều kiện để nâng bậc lương trước thời hạn (trừ trường hợp được nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu ở mức có lợi hơn);
b) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngoài thành tích là căn cứ xét nâng bậc lương trước thời hạn còn có nhiều thành tích khác;
c) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động cao tuổi hơn, có số năm công tác nhiều hơn, chưa được nâng bậc lương trước thời hạn lần nào;
d) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý;
đ) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là nữ;
e) Cán bộ, công chức, viên chức và người lao động là người dân tộc thiểu số.
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
Ban hành quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy quản lý trên cơ sở nghị quyết, kết luận của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy.
2. Giám đốc Sở Nội vụ
a) Tham mưu cho Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh trình Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy cho ý kiến về việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý và các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định trên cơ sở nghị quyết, kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy;
b) Trình Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến về nâng bậc lương trước thời hạn đối với các chức danh thuộc diện Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I (trừ các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy quản lý); ban hành quyết định sau khi có nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Thẩm định và thông báo kết quả thẩm định việc nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; các tổ chức hội có tính chất đặc thù; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Thủ trưởng các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; các hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh
a) Đề xuất, phối hợp với Sở Nội vụ thực hiện các nội dung về chế độ nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Quyết định hoặc ủy quyền quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc thẩm quyền quản lý sau khi có văn bản thẩm định của Sở Nội vụ.
1. Cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động:
a) Rà soát cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có thành tích xuất sắc được cấp có thẩm quyền công nhận, đủ điều kiện được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
b) Trao đổi, thống nhất với cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp lựa chọn cán bộ, công chức, viên chức và người lao động có đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc, bảo đảm không vượt quá tỷ lệ 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị được xác định theo quyết định của cấp có thẩm quyền giao biên chế (có lập biên bản cụ thể). Trường hợp cơ quan, đơn vị có số người được nâng bậc lương trước thời hạn đủ tỷ lệ 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị nhưng vẫn còn người có đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc, thủ trưởng cơ quan trực tiếp quản lý cán bộ, công chức, viên chức và người lao động báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp giao thêm số người được nâng bậc lương trước thời hạn cho cơ quan, đơn vị mình. Việc giao thêm số người nâng bậc lương trước thời hạn cho cơ quan, đơn vị trực thuộc phải đảm bảo quy định tại Điều 12 Quy định này;
c) Thông báo công khai danh sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được xét nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc (trong thời hạn 10 ngày làm việc); tiếp thu, giải quyết vướng mắc liên quan đến việc nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, đơn vị (nếu có);
d) Lập hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị gửi các sở, ban, ngành (đối với các đơn vị trực thuộc sở, ban, ngành) và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (đối với các đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố) hoặc gửi Sở Nội vụ (đối với các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh không có đơn vị cấu thành, như: các hội có tính chất đặc thù được giao chỉ tiêu biên chế, các trường cao đẳng ...) trước ngày 05 của tháng xét nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Điều 16 Quy định này.
2. Các sở, ban, ngành có đơn vị cấu thành và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố căn cứ vào đề nghị của các đơn vị thuộc quyền quản lý:
a) Tổng hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn đảm bảo không vượt quá tỷ lệ 10% tổng số cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong danh sách trả lương của cơ quan, đơn vị;
b) Lập hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn gửi về Sở Nội vụ trước ngày 15 của tháng xét nâng bậc lương trước thời hạn quy định tại Điều 16 Quy định này.
3. Sở Nội vụ:
a) Thẩm định hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh;
b) Thẩm định và tổng hợp danh sách cán bộ, công chức, viên chức thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy và Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn trình Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh cho ý kiến hoặc trình Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy xem xét, cho ý kiến; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với các chức danh thuộc diện Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy quản lý trên cơ sở Nghị quyết, Kết luận của Ban Thường vụ, Thường trực Tỉnh ủy; trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh ban hành Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với các chức danh thuộc diện Ban Cán sự đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, sau khi có Nghị quyết của Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Căn cứ thông báo kết quả thẩm định nâng bậc lương trước thời hạn của Sở Nội vụ, các cơ quan, đơn vị quyết định hoặc ủy quyền quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được tiến hành 02 kỳ trong năm, vào Quý II và Quý IV, cùng với đợt xét nâng bậc lương thường xuyên hàng năm.
1. Hồ sơ đề nghị Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố xem xét hoặc gửi Sở Nội vụ thẩm định:
a) Văn bản đề nghị kèm danh sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị;
b) Biên bản họp trao đổi, thống nhất với cấp ủy Đảng, Ban Chấp hành Công đoàn cùng cấp;
c) Quyết định công nhận (tặng thưởng) thành tích xuất sắc của cấp có thẩm quyền;
e) Quyết định nâng bậc lương gần nhất của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
2. Hồ sơ đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định nâng bậc lương trước thời hạn bao gồm đầy đủ các văn bản, tài liệu sau:
a) Tờ trình về việc nâng bậc lương trước thời hạn của Sở Nội vụ;
b) Danh sách cán bộ, công chức, viên chức đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn.
3. Lưu trữ hồ sơ và quyết định nâng bậc lương trước thời hạn:
a) Bộ phận tổ chức cán bộ hoặc người phụ trách công tác cán bộ của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; các hội có tính chất đặc thù cấp tỉnh; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ và quyết định nâng bậc lương trước thời hạn của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc cơ quan, đơn vị mình theo quy định về lưu trữ hồ sơ;
b) Sở Nội vụ có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ và quyết định nâng bậc lương trước thời hạn của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy, Ban Cán sự Đảng Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý, các trường hợp xếp lương ở ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương, viên chức giữ chức danh nghề nghiệp hạng I, theo quy định về lưu trữ hồ sơ;
c) Quyết định nâng bậc lương trước thời hạn của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động phải được lưu vào hồ sơ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động tại cơ quan, đơn vị theo phân cấp quản lý hồ sơ của Ủy ban nhân dân tỉnh.
CHẾ ĐỘ NÂNG BẬC LƯƠNG TRƯỚC THỜI HẠN KHI CÓ THÔNG BÁO NGHỈ HƯU
Điều 18. Điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu
Điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV.
Điều 19. Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu
Thẩm quyền nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu thực hiện theo quy định tại Điều 14 Quy định này.
Điều 20. Quy trình thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu
Quy trình thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu được thực hiện theo quy định tại Điều 15 Quy định này và không áp dụng tỷ lệ 10% đối với số lượng người nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu của cơ quan, đơn vị trong năm.
Điều 21. Thời gian thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu
Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức đã có thông báo nghỉ hưu được thực hiện khi cơ quan có thẩm quyền ban hành thông báo nghỉ hưu đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.
Điều 22. Hồ sơ đề nghị thực hiện chế độ nâng bậc lương trước thời hạn khi có thông báo nghỉ hưu
1. Hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu bao gồm đầy đủ các văn bản và tài liệu sau:
a) Văn bản đề nghị kèm danh sách cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn của cơ quan, đơn vị;
b) Thông báo nghỉ hưu của cơ quan, đơn vị đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đề nghị nâng bậc lương trước thời hạn.
2. Lưu trữ hồ sơ và quyết định nâng bậc lương trước thời hạn
Việc lưu trữ hồ sơ và quyết định nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động đã có thông báo nghỉ hưu được thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 17 Quy định này.
CHẾ ĐỘ PHỤ CẤP THÂM NIÊN VƯỢT KHUNG
Điều 23. Điều kiện và tiêu chuẩn được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung
Điều kiện và tiêu chuẩn được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện theo quy định tại Mục II Thông tư số 04/2005/TT-BNV ngày 05 tháng 01 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ và Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BNV.
Điều 24. Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung
Thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 4 Quy định này.
Điều 25. Quy trình thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung
Quy trình xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 5 Quy định này.
Điều 26. Thời gian thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung
Việc xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thực hiện cùng với kỳ xét nâng bậc lương thường xuyên hàng năm.
Điều 27. Hồ sơ đề nghị thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung
1. Hồ sơ đề nghị xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thực hiện theo quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 7 Quy định này.
2. Lưu trữ hồ sơ và quyết định hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.
Việc lưu trữ hồ sơ và quyết định hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 7 Quy định này.
1. Tuyên truyền, phổ biến Quy định này đến các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp.
2. Định kỳ vào Quý IV hàng năm, có văn bản báo cáo cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp tình hình và những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ở cơ quan, đơn vị; số người thuộc tỷ lệ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc và số người dư ra dưới 10 người của cơ quan, đơn vị mình ở năm sau liền kề.
1. Tổ chức thực hiện Quy định này đến các cơ quan, đơn vị thuộc và trực thuộc.
2. Hướng dẫn, kiểm tra kết quả và giải quyết theo thẩm quyền những vướng mắc trong việc thực hiện chế độ nâng bậc lương, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp thâm niên nghề đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý.
3. Tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) kết quả thực hiện chế độ nâng bậc lương, chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung và phụ cấp thâm niên nghề ở các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý.
1. Hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh báo cáo Bộ Nội vụ kết quả thực hiện nâng bậc lương thường xuyên, nâng bậc lương trước thời hạn và chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo định kỳ và đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 31. Điều khoản thi hành; sửa đổi, bổ sung Quy định
Các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện; các Hội có tính chất đặc thù, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh có trách nhiệm thực hiện đúng nội dung Quy định này. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về Sở Nội vụ để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.