Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 31/2011/QĐ-UBND về Chương trình tiếp tục đổi mới, củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 31/2011/QĐ-UBND
Ngày ban hành 31/10/2011
Ngày có hiệu lực 10/11/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Lê Tiến Phương
Lĩnh vực Doanh nghiệp

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
----------------

Số: 31/2011/QĐ-UBND

Bình Thuận, ngày 31 tháng 10 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Hợp tác xã ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển hợp tác xã;

Căn cứ Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24 tháng 11 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 66/2006/TT-BTC ngày 17 tháng 7 năm 2006 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 88/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 7 năm 2005 của Chính phủ về chế độ tài chính hỗ trợ các sáng lập viên hợp tác xã chuẩn bị thành lập, các đối tượng đào tạo, bồi dưỡng của hợp tác xã;

Theo đề nghị của Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Bình Thuận tại Tờ trình số 14/TTr-LMHTX ngày 27 tháng 9 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình tiếp tục đổi mới, củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 16/2010/QĐ-UBND ngày 12/4/2010 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình tiếp tục đổi mới, củng cố, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 - 2015.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Công thương, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Bình Thuận, Cục trưởng Cục Thuế tỉnh Bình Thuận, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước - Chi nhánh tỉnh Bình Thuận, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Tiến Phương

 

CHƯƠNG TRÌNH

TIẾP TỤC ĐỔI MỚI, CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ TẬP THỂ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31/2011/QĐ-UBND ngày 31 tháng 10 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)

I. Thực trạng kinh tế tập thể tỉnh Bình Thuận

Thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy; ngày 06 tháng 5 năm 2003, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 26/2003/QĐ- UBBT về Chương trình hành động về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế đến năm 2010; trong đó, tập trung củng cố và nâng cao hiệu quả hoạt động của các Hợp tác xã (viết tắt là HTX) hiện có, bảo đảm theo đúng nguyên tắc, các quy định của Luật Hợp tác xã 2003. Tích cực vận động phát triển kinh tế tập thể đa dạng và hoạt động có hiệu quả trong tất cả các ngành, lĩnh vực.

Chương trình hành động của Ủy ban nhân dân tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 12-NQ/TU của Tỉnh ủy đã được các ngành, các cấp tiến hành cụ thể hóa và triển khai thực hiện đã có những tác động quan trọng đến nhiều lĩnh vực của kinh tế tập thể. Tổng số HTX toàn tỉnh hiện có là 148, gồm: nông nghiệp 59; công nghiệp - xây dựng 14; thương mại - dịch vụ 5; vận tải 14; thủy sản 35 và 21 quỹ tín dụng nhân dân. Tình hình hoạt động của kinh tế tập thể đã có một số chuyển biến, cá biệt có nơi chuyển biến tích cực, thể hiện ở chỗ tiếp tục giải thể lại những HTX yếu kém, hình thành một số HTX. Các HTX đã tự lựa chọn các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh phù hợp với mình và có nhiều cải tiến trong công tác tổ chức, quản lý, mở rộng dịch vụ, phát triển thêm ngành nghề, làm đầu mối tiếp nhận các chương trình chuyển giao kỹ thuật và các nguồn vốn phục vụ trực tiếp cho kinh tế hộ, kinh tế trang trại, chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Một số HTX đã mạnh dạn huy động vốn, trang bị thêm tài sản cố định, đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh có hiệu quả hơn. Đội ngũ cán bộ cũng có sự phát triển nhất định.

Nhận thức của cán bộ, Đảng viên và nhân dân về kinh tế tập thể được nâng lên một bước, hiểu rõ hơn vị trí, vai trò của kinh tế tập thể đối với phát triển kinh tế hộ trong cơ chế thị trường. Các cấp ủy, chính quyền địa phương phần nào khắc phục được sự buông lỏng, lúng túng trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý Nhà nước về HTX.

Tuy nhiên, kinh tế tập thể vẫn còn nhiều tồn tại, yếu kém thể hiện:

- Việc củng cố, phát triển HTX không đạt yêu cầu, mục tiêu đề ra; nhiều yếu kém vẫn chưa được khắc phục, như việc triển khai mô hình HTX kiểu mới chưa nhiều; hầu hết HTX có quy mô nhỏ, việc huy động tăng vốn góp rất khó khăn, năng lực cạnh tranh kém, hiệu quả thấp. Việc củng cố, đổi mới nội dung hoạt động số HTX cũ, xử lý tồn tại, khắc phục yếu kém đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả chưa cao, tỷ lệ HTX trung bình, yếu kém giảm chậm, số HTX phải giải thể vẫn còn. Tốc độ phát triển HTX phát triển chậm, chưa đều giữa các vùng lãnh thổ, giữa các lĩnh vực kinh tế. Kinh tế tập thể phát triển thiếu vững chắc.

- Tổ chức quản lý, điều hành HTX còn nhiều bất cập, điều lệ của hầu hết HTX còn chung chung, thiếu cụ thể làm hạn chế tính năng động sáng tạo của người điều hành. Phương án sản xuất kinh doanh chưa khả thi, quản lý tài chính ở nhiều HTX chưa được minh bạch; công tác kế toán thống kê còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, tình trạng cấp ủy, chính quyền địa phương còn giao cho cán bộ quản lý HTX kiêm nhiệm nhiều công tác chính quyền, đoàn thể.

Một bộ phận xã viên và cán bộ HTX nhận thức chưa đầy đủ về mô hình HTX kiểu mới, chưa coi HTX như là một loại hình doanh nghiệp, lấy lợi ích kinh tế làm chính nên ỷ lại, thiếu quan tâm xây dựng HTX, cố tình để nợ đọng dây dưa, thiếu gắn bó với HTX, nhất là trong các HTX nông nghiệp.

- Việc thực hiện các chính sách khuyến khích phát triển HTX còn nhiều lúng túng, bất cập:

+ Về đất đai: việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được triển khai tích cực và đạt kết quả đối với HTX hiện đang sử dụng đất, còn một số HTX do nhận thức đất giao theo hình thức không thu tiền, nên không được thế chấp để đảm bảo tiền vay nên chưa làm.

[...]