Quyết định 31/2008/QĐ-UBND ban hành Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Long An

Số hiệu 31/2008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/08/2008
Ngày có hiệu lực 31/08/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Dương Quốc Xuân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 31/2008/QĐ-UBND

Tân An, ngày 21 tháng 8 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại tờ trình số 728/TTr-STP ngày 12/8/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 trên địa bàn tỉnh Long An.

Điều 2. Giao Sở Tư pháp-Cơ quan Thường trực của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra thực hiện Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp- Phó chủ tịch Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh, Thủ trưởng các Sở ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thị xã thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- TT.TU, TT.HĐND tỉnh;
- CT, PCT.UBND tỉnh;
- Cục KTVBQPPL- Bộ Tư pháp;
- Như Điều 3;
- UBMTTQ và các Đoàn thể tỉnh;
- Phòng NC-TCD (2b);
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Dương Quốc Xuân

 

CHƯƠNG TRÌNH

PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT TỪ NĂM 2008 ĐẾN NĂM 2012 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 31 /2008/QĐ-UBND ngày 21/8/2008 của UBND tỉnh)

Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng; là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, nâng cao hiệu lực chỉ đạo điều hành của chính quyền, phát huy vai trò nòng cốt của các ngành chức năng, phối hợp đồng bộ và hiệu quả với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên.

Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh Long An từ năm 2008 đến năm 2012 (gọi tắt là Chương trình) như sau:

1. Mục tiêu và yêu cầu chung

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận của công tác giáo dục chính trị tư tưởng, là nhiệm vụ của toàn hệ thống chính trị, cần phải đầu tư hợp lý, hiệu quả các phương tiện, điều kiện; huy động các nguồn lực của cộng đồng tham gia công tác này.

- Tạo sự chuyển biến về ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân trong tỉnh. Trên cơ sở đổi mới phương thức chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; tăng cường nhân lực, kinh phí cho công tác này.

- Phát huy những kết quả, kinh nghiệm, cách làm hay của công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong thời gian qua, tiếp tục đa dạng hóa các hình thức, phương pháp bảo đảm hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phù hợp với đặc điểm đối tượng và địa bàn, thực sự thu hút các vấn đề quan tâm của cán bộ và nhân dân, xem việc hiểu biết và nâng cao ý thức pháp luật là nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống.

- Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải được tiến hành đồng bộ với việc tổ chức thi hành pháp luật; kết hợp giữa công tác phổ biến với hoạt động giáo dục pháp luật; giữa hoạt động tuyên truyền với vận động cán bộ và nhân dân chấp hành pháp luật gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; lồng ghép các Chương trình quốc gia, Đề án chuyên đề về phổ biến, giáo dục pháp luật và các Chương trình khác đang thực hiện ở địa phương.

- Phương châm thực hiện chương trình này là: Tập trung, đồng bộ, hiệu quả. Khi triển khai chú trọng việc quán triệt thông suốt về mục tiêu của chương trình, vừa chú trọng tạo ra chiều rộng, vừa tập trung cho trọng tâm, trọng điểm, tổng kết kinh nghiệm về mặt chiều sâu để nhân ra diện rộng, huy động các nguồn lực xã hội tham gia cùng nhà nước thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, vận động nhân dân chấp hành pháp luật.

2. Các chỉ tiêu cụ thể

Đến hết năm 2012 công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phấn đấu đạt các chỉ tiêu cụ thể sau đây:

a) Từ 80- 90% người dân trong tỉnh được tuyên truyền pháp luật và các văn bản pháp luật chuyên ngành liên quan đến từng nhóm dân cư theo các địa bàn và đối tượng khác nhau, bằng nhiều phương thức, loại hình đa dạng.

b) 95% cán bộ, công chức, viên chức được trang bị kiến thức pháp luật thuộc lĩnh vực hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ.

c) 95% người sử dụng lao động được tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp; có 70% người lao động được tuyên truyền, phổ biến pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân và người lao động.

d) 100% cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang được trang bị kiến thức pháp luật về an ninh, quốc phòng và các quy định pháp luật khác liên quan trực tiếp đến nhiệm vụ.

[...]