Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 20/2008/QĐ-UBND về kế hoạch triển khai Nghị quyết 61/2007/NQ-CP về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 tăng cường sự lãnh đạo của đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành

Số hiệu 20/2008/QĐ-UBND
Ngày ban hành 22/05/2008
Ngày có hiệu lực 01/06/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Long An
Người ký Dương Quốc Xuân
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LONG AN
-----

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------

Số: 20/2008/QĐ-UBND

Tân An, ngày 22 tháng 5 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 61/2007/NQ-CP NGÀY 07/12/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 32-CT/TW NGÀY 09/12/2003 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA IX) VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ VÀ NHÂN DÂN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại tờ trình số 457/TTr-STP ngày 07/5/2008,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này là kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Điều 2. Giao Sở Tư pháp (cơ quan Thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh) phối hợp với các ngành chức năng có liên quan và UBND các huyện, thị xã tổ chức triển khai thực hiện Quyết định này.

Quyết định này thay thế Quyết định số 2047/2004/QĐ-UB ngày 11/6/2004 của UBND tỉnh về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Chỉ thị số 21CT/TU về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở ngành và Chủ tịch UBND huyện, thị xã thi hành Quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Cục kiểm tra văn bản (BTP);
- TT.TU,TT.HĐND tỉnh;
- CT.UBND tỉnh;
- UBMTTQ và các Đoàn thể tỉnh;
- Như Điều 3;
- Phòng NC-TCD;
- Lưu: VT.U.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
CHỦ TỊCH




Dương Quốc Xuân

 

KẾ HOẠCH

TỔ CHỨC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 61/2007/NQ-CP NGÀY 07/12/2007 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC TIẾP TỤC THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 32-CT/TW NGÀY 09/12/2003 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG (KHÓA IX) VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG TRONG CÔNG TÁC PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT, NÂNG CAO Ý THỨC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT CỦA CÁN BỘ, NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20 /2008/QĐ-UBND ngày 22 /5/2008 của UBND tỉnh )

Thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khoá IX) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân và Chỉ thị số 21- CT/TU ngày 29/12/2003 của Tỉnh ủy về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. UBND tỉnh ban hành kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU:

1. Nâng cao trách nhiệm chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp trong tỉnh, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, tạo thành cơ chế phối hợp đồng bộ trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ và nhân dân, tăng cường trật tự kỷ cương, làm giảm vi phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.

2. Tập trung tuyên truyền, phổ biến những nội dung pháp luật phù hợp với đặc điểm từng đối tượng chịu sự điều chỉnh bởi ngành luật, đưa pháp luật đi vào cuộc sống của nhân dân đáp ứng nhu cầu tìm hiểu pháp luật của nhân dân, góp phần nâng cao dân trí pháp lý để nhân dân thực hiện tốt nghĩa vụ, đồng thời bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, phục vụ kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ chính trị của địa phương gắn với xây dựng và phát triển lực lượng trực tiếp thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

3. Công tác phổ biến, giáo dục pháp luật phải kết hợp đồng thời với việc thực thi pháp luật một cách nghiêm túc, có hiệu quả trong cuộc sống, gắn giáo dục pháp luật với chính trị tư tưởng, đạo đức văn hóa truyền thống; gắn với cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư… Đầu tư có chiều sâu về nhân lực, kinh phí bảo đảm điều kiện thực hiện có hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

4. Thống nhất về nhận thức, hành động trong toàn tỉnh, về các nội dung của Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP, kết hợp thực hiện đồng bộ các chương trình, kế hoạch, đề án được ban hành về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn tỉnh.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU:

1. Kiện toàn, củng cố tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tăng cường vai trò thường trực của Hội đồng ở cơ quan tư pháp các cấp.

Ngành Tư pháp từ tỉnh đến xã, phường, thị trấn thực hiện tốt vai trò là cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tham mưu UBND cùng cấp củng cố, kiện toàn tổ chức Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Bảo đảm đến cuối năm 2008 đạt 100% cấp xã có Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật. Tổ chức rà soát việc xây dựng quy chế hoạt động bảo đảm Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp phải có quy chế, phát huy đầy đủ trách nhiệm của các ngành thành viên chịu trách nhiệm phổ biến, giáo dục pháp luật theo ngành, lĩnh vực. Thực hiện chế độ định hướng nội dung, hướng dẫn phương thức hoạt động, kết hợp phát huy tính chủ động sáng tạo từ cơ sở, bảo đảm thông tin trong hệ thống hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật một cách thông suốt.

2. Tiếp tục kiện toàn tổ chức, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ tỉnh đến cơ sở, củng cố mở rộng lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật.

- Xây dựng và thực hiện các biện pháp kiện toàn tổ chức đội ngũ cán bộ làm công tác phổ biến, giáo dục pháp luật từ tỉnh, huyện, thị xã đến xã, phường, thị trấn gồm: tổ chức rà soát và phân công nhiệm vụ phụ trách theo dõi tham mưu thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật cho đội ngũ cán bộ tư pháp tỉnh, huyện, xã; Cán bộ pháp chế ở các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh và các Đoàn thể chính trị xã hội phân công: Ban dân chủ pháp luật, Ban tuyên huấn phụ trách công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong giới mình. Thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng để nâng cao chất lượng hoạt động, tham mưu thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, bảo đảm ở các ngành, các cấp, các cơ quan đều có phân công tổ chức và cá nhân phụ trách công tác này.

- Củng cố, mở rộng lực lượng tham gia phổ biến, giáo dục pháp luật bao gồm đội ngũ Báo cáo viên; tuyên truyền viên pháp luật; giáo viên dạy môn giáo dục công dân, pháp luật trong các trường học, các phóng viên, biên tập viên chuyên mục; chương trình pháp luật của báo Long An, Đài Phát thanh và Truyền hình Long An; hòa giải viên, cán bộ tư pháp, cộng tác viên trợ giúp pháp lý; lực lượng thanh niên tình nguyện, thanh niên xung kích; cán bộ Đoàn thanh niên, công đoàn; cán bộ tư vấn pháp luật tại các doanh nghiệp. Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong tỉnh phải quản lý, phát huy nguồn nhân lực và phân công theo quy chế phục vụ cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật.

Tăng cường năng lực cho đội ngũ cán bộ thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: cung cấp tài liệu, tổ chức tập huấn, nâng cao kiến thức và nghiệp vụ phổ biến, giáo dục pháp luật; tổ chức các buổi nói chuyện, các đợt tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật của Báo cáo viên, tuyên truyền viên.

[...]