ỦY BAN NHÂN
DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
3069/QĐ-UBND
|
Hà Nội, ngày
14 tháng 5 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH ĐIỆN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày
26/11/2003;
Căn cứ Luật Điện lực ngày 3/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 105/2005/NĐ-CP ngày
17/8/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của
Luật Điện lực;
Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4/6/2010
của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng
nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;
Căn cứ Chương trình số 02-CTr/TU ngày
29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,
từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 – 2015;
Căn cứ Quyết định số 6286/QĐ-BCT ngày
30/11/2011 của Bộ Công thương về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
tiêu chí số 4 (điện nông thôn) và tiêu chí số 7 (chợ nông thôn) thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 của Bộ
Công thương;
Theo đề nghị của Sở Công thương tại Tờ trình
số 1438/TTr-SCT ngày 23/4/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch điện nông thôn
Thành phố Hà Nội giai đoạn 2013 - 2015.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban,
Ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, các tổ chức và cá nhân có liên
quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Sửu
|
KẾ HOẠCH
ĐIỆN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2013 - 2015
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3069/QĐ-UBND ngày 14/5/2013 của Ủy ban nhân
dân Thành phố Hà Nội)
Thực hiện Chương trình số
02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng
nông thôn mới, từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 – 2015, Ủy
ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch điện nông thôn Thành phố Hà Nội
giai đoạn 2013 – 2015 như sau:
A. ĐẶC ĐIỂM
TÌNH HÌNH
Nghị quyết số 22/2008/NQ-HĐND của
Hội đồng nhân dân Thành phố Hà Nội phê duyệt Đề án nông thôn thành phố Hà Nội
giai đoạn 2008 – 2012 đã được UBND Thành phố chỉ đạo quyết liệt, các cấp các
ngành thành phố đã chủ động và tích cực trong triển khai các công việc của mình
nhằm hoàn thành tốt các mục tiêu của Đề án. Hệ thống điện nông thôn của Thủ đô
đã có nhiều cải thiện đáng kể: Hoàn thiện hệ thống cung cấp điện Thành phố Hà Nội,
đưa điện đến các hộ dân nghèo tại các vùng sâu, vùng xa, các xã miền núi và có
điều kiện khó khăn, đảm bảo 100% người dân Thủ đô có điện sử dụng; tập trung đầu
tư cải tạo và nâng cấp lưới điện nông thôn theo hướng hiện đại hóa, cơ bản đảm
bảo yêu cầu kỹ thuật mỹ quan và an toàn cung cấp điện, đáp ứng trước mắt nhu cầu
sử dụng điện phục vụ cho sinh hoạt và một phần cho phát triển kinh tế tại địa
phương, chất lượng điện năng đã được cải thiện, tổn thất điện năng giảm từ trên
30% xuống còn 10-15%; chất lượng dịch vụ cung cấp điện khi vực nông thôn được
nâng cao thông qua việc chuyển giao lưới điện tại 235 xã và một phần của 18 xã
có tổ chức kinh doanh điện không đủ điều kiện cho Tổng Công ty điện lực TP Hà Nội
quản lý bán điện trực tiếp đến hộ và tăng cường công tác quản lý Nhà nước về hoạt
động điện lực đối với các tổ chức kinh doanh điện nông thôn để thực hiện đúng
các quy định của pháp luật về hoạt động điện lực. Đến nay hoạt động phân phối
và kinh doanh điện nông thôn đã được cải thiện nhiều so với trước năm 2008. Giá
bán điện tại khu vực nông thôn trên địa bàn toàn thành phố cơ bản theo đúng biểu
giá của Chính phủ quy định.
Tuy nhiên, bên cạnh những thành
tích đã đạt được theo 5 mục tiêu của Đề án điện nông thôn đề ra, công tác điện
nông thôn còn một số hạn chế tồn tại như sau:
- Hệ thống lưới điện trung hạ
áp chưa đáp ứng đủ điện phục vụ sản xuất phát triển kinh tế - xã hội khu vực
nông thôn và các yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành điện;
+ Lưới điện trung áp nông thôn
công suất còn thiếu, vận hành chưa tin cậy: trạm biến áp phân phối hầu hết được
xây dựng từ lâu có công suất nhỏ, bán kính cấp điện dài, không đáp ứng được nhu
cầu sử dụng điện lâu dài cũng như đảm bảo về chất lượng cung cấp điện; đường
dây trung áp trải dài trên địa bàn rộng, chủ yếu là đường dây không tiết diện
bé, kiểm định nên tổn thất điện năng lớn, điện áp cuối nguồn thấp, chưa an
toàn; Lưới điện vận hành đan xen (đan xen nhiều cấp điện áp 6, 10, 22, 35kV và
đan xen giữa các huyện, các xã trong huyện) gây khó khăn lớn trong quản lý và hạn
chế rất nhiều khả năng linh hoạt trợ cung cấp điện.
+ Hệ thống lưới điện hạ áp nông
thôn tại 61 xã, phường đã được UBND Thành phố hỗ trợ đầu tư thông qua Dự án
Năng lượng nông thôn 2 Hà Nội (RE2) – giai đoạn 2 nhưng chưa phát huy hiệu quả
do phần trung áp chưa được triển khai đồng bộ.
Tại một số xã chưa tham gia dự
án RE2 và một số nơi đã bàn giao cho Tổng Công ty Điện lực TP Hà Nội mặc dù đã
được các đơn vị quản lý tích cực đầu tư cải tạo nhưng do hạn chế về nguồn vốn vẫn
chưa đáp ứng yêu cầu kỹ thuật, tiết diện đường dây nhỏ, bán kinh cấp điện xa,
điện áp cuối nguồn thấp, tổn thất lớn làm giảm chất lượng sử dụng điện của nhân
dân.
- Chất lượng dịch vụ cung cấp
điện ở nông thôn tuy đã được cải thiện, mô hình kinh doanh điện theo hình thức
cai thầu đã được xóa bỏ, người nông dân đã được hưởng giá bản lẻ điện theo giá
Nhà nước quy định, tuy nhiên năng lực quản lý và kinh doanh điện nông thôn của
một số tổ chức kinh doanh điện ngoài EVN vẫn còn yếu, quản lý kinh doanh điện
theo mô hình hiện đại còn có bất cập, chưa đảm bảo sự ổn định cung cấp điện cần
thiết.
- Công tác kiểm kê, đánh giá,
phê duyệt và hoàn trả giá trị tài sản còn lại của lưới điện bàn giao cho Tổng
Công ty Điện lực TP Hà Nội quản lý vận hành, bán điện còn nhiều vướng mắc (việc
hoàn trả lưới điện trung áp bàn giao sau ngày 01/10/2007, bàn giao và hoàn trả
lưới điện tại các xã tham gia RE2, một số các hạng mục chi phí trong đầu tư xây
dựng công trình theo quy định của Bộ Xây dựng chưa được thống nhất hoàn trả,…)
cần phải tiếp tục tháo gỡ trong thời gian tới.
B. KẾ HOẠCH
ĐIỆN NÔNG THÔN GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
I. CĂN CỨ
PHÁP LÝ
- Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008
của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn;
- Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP
ngày 28/10/2008 của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp
hành trung ương Đảng khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;
- Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020;
- Chương trình số 02-CTr/TU ngày 29/8/2011 của
Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới, từng bước
nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 – 2015;
- Quyết định số 6286/QĐ-BCT
ngày 30/11/2011 của Bộ Công thương về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện
tiêu chí số 4 (điện nông thôn) và tiêu chí số 7 (chợ nông thôn) thuộc Chương
trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020 của Bộ
Công thương;
- Kế hoạch số 110/KH-UBND ngày
7/8/2009 của UBND Thành phố Hà Nội thực hiện Chương trình số 02-CTr/TU ngày
29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội thực hiện Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 5/8/2008 của
Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ VII (khóa X) về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn.
II. MỤC TIÊU
1. Phát huy những thành quả đã
đạt được của Đề án điện nông thôn giai đoạn 2008 – 2012 theo Nghị quyết số
22/2008/NQ-HĐND ngày 11/12/2008 của Hội đồng nhân Thành phố Hà Nội, thực hiện
việc đầu tư xây dựng và cải tạo lưới điện theo Quy hoạch phát triển điện lực đã
được cấp có thẩm quyền phê duyệt, đáp ứng cung cấp điện đủ về số lượng, đảm bảo
về chất lượng góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông nghiệp nông
thôn.
2. Huy động các nguồn lực với
phương châm “Nhà nước, doanh nghiệp và nhân dân”, “Trung ương và địa phương”
cùng làm để đến năm 2015 Thành phố Hà Nội hoàn thành ở mức cao nhất tiêu chí số
4 (điện nông thôn), góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày
5/8/2008 của Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn; Nghị quyết số 24/2008/NQ-CP ngày 28/10/2008 của
Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành trung ương Đảng
khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn; Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày
4/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia về
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 – 2020; Chương trình số 02-CTr/TU ngày
29/8/2011 của Thành ủy Hà Nội về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới,
từng bước nâng cao đời sống nhân dân giai đoạn 2011 – 2015.
II. CÁC
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP
1. Tổ chức thực hiện Quy hoạch
phát triển điện lực đã được phê duyệt
Tổng công ty điện lực Hà Nội và
các đơn vị phân phối điện khác có trách nhiệm ưu tiên bố trí vốn để xây dựng cơ
sở hạ tầng điện nông thôn trong phạm vi quản lý của mình, đảm bảo về khối lượng
và tiến độ Quy hoạch phát triển điện lực được duyệt; Đầu tư hoàn thiện hệ thống
các công trình điện đáp ứng yêu cầu kỹ thuật chuyên ngành điện, đảm bảo đủ về số
lượng, nâng cao chất lượng cung cấp điện cho sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp.
UBND các huyện, thị xã phối hợp
với các đơn vị phân phối điện trên địa bàn kiểm tra, tuyên truyền, vận động,
huy động nhân dân tích cực tham gia thực hiện tiêu chí số 4 về nông thôn mới
như: đóng góp phần đền bù, tự giải phóng mặt bằng cho đầu tư xây dựng các công
trình điện; tham gia thực hiện và bảo vệ hành lang an toàn lưới điện; đầu tư hệ
thống điện gia đình sau công tơ và sử dụng điện an toàn, tiết kiệm.
Sở Công thương kiểm tra, giám
sát, xử lý việc thực hiện đầu tư công trình phát triển điện lực theo Quy hoạch;
theo dõi, tổng hợp hàng năm kết quả hoàn thành tiêu chí số 4 về nông thôn mới;
tham mưu trình UBND Thành phố phê duyệt bổ sung, điều chỉnh kịp thời Quy hoạch
phát triển điện lực cho các công trình điện phục vụ xây dựng nông thôn mới.
2. Xây dựng lưới điện trung
áp đồng bộ với lưới điện hạ áp tại các xã tham gia dự án RE2
Thành phố tạo điều kiện để Tổng
Công ty điện lực TP Hà Nội vay ưu đãi tín dụng từ Quỹ đầu tư phát triển Thành
phố để đầu tư xây dựng các trạm biến áp và đường dây trung áp đồng bộ với phần
lưới điện hạ áp tại các xã tham gia dự RE2 giai đoạn 2. Tổng Công ty điện lực
TP Hà Nội xây dựng dự án đầu tư và phương án vay vốn gửi Sở Công thương chủ trì
cùng các Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính và Quỹ đầu tư phát triển Thành phố
xem xét, thẩm định trình UBND Thành phố phê duyệt. Hoàn thành xong trong quý
II/2013 và triển khai xây dựng, hoàn thành công trình trong năm 2014. Tổng Công
ty điện lực Thành phố Hà Nội hoàn trả nợ theo phương án vay vốn được UBND Thành
phố phê duyệt.
3. Kiểm tra hoạt động của
các tổ chức kinh doanh điện không đủ điều kiện hoạt động theo quy định của pháp
luật hoặc không có khả năng trả nợ vốn vay dự án RE2 bàn giao cho Tổng Công ty
điện lực Hà Nội
Sở Công thương có trách nhiệm
kiểm tra hoạt động của các tổ chức kinh doanh điện nông thôn không thuộc EVN để
kịp thời tham mưu cho UBND Thành phố xem xét ra Quyết định phê duyệt chuyển
giao cho Tổng Công ty điện lực Hà Nội quản lý và bán điện trực tiếp tới các hộ
dân đối với các tổ chức không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật hoặc
không trả nợ theo cam kết.
Tổng Công ty điện lực Hà Nội có
trách nhiệm tổ chức tiếp nhận lưới điện hạ áp nông thôn và tổ chức hợp đồng bán
điện trực tiếp tới từng hộ dân theo đúng giá quy định của Nhà nước; hoàn trả
kinh phí đầu tư lưới điện cho bên giao theo giá trị được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; tổ chức đầu tư cải tạo nâng cấp hệ thống lưới điện nông thôn tiếp nhận đảm
bảo chất lượng và an toàn điện theo quy định của pháp luật.
Các Chủ đầu tư công trình lưới
điện phân phối nông thôn có thể bàn giao cho Tổng Công ty điện lực thành phố Hà
Nội hoặc đơn vị phân phối điện khác có đủ năng lực theo quy định của pháp luật
để vận hành, khai thác và sử dụng và được quyền hoàn trả lưới điện theo quy định
của Quyết định số 38/2011/QĐ-UBND ngày 15/12/2011 của UBND Thành phố Hà Nội ban
hành Quy định về quản lý Quy hoạch phát triển điện lực trên địa bàn Thành phố
Hà Nội.
4. Quyết toán và thu hồi vốn
vay dự án RE2
Sở Tài chính phối hợp với Sở
Công thương hướng dẫn Ban Quản lý dự án năng lượng nông thôn 2 Hà Nội hoàn thiện
hồ sơ quyết toán công trình để trình cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án
và triển khai thẩm tra phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành theo quy định.
Hoàn thành năm 2013; tham mưu cho UBND Thành phố điều chỉnh Quyết định số
3239/QĐ-UBND ngày 2/7/2010 về việc phương án cho vay và thu hồi vốn vay của Dự
án năng lượng nông thôn 2 Hà Nội theo hướng Sở Tài chính trực tiếp thu hồi nợ
không thông qua trung gian là các Công ty điện lực địa phương. Hoàn thành Quý
III/2013; đề xuất các giải pháp để kịp thời giải quyết các vướng mắc trong quá
trình tổ chức thu hồi nợ vay trình UBND Thành phố xem xét.
5. Củng cố, nâng cao năng lực
cho một số đơn vị đủ điều kiện kinh doanh điện
Sở Công thương phối hợp với
UBND các huyện, thị xã rà soát lại số tổ chức kinh doanh điện nông thôn đang có
giấy phép hoạt động điện lực để xác định các đơn vị được tiếp tục kinh doanh điện;
tham mưu, đề xuất kịp thời với UBND Thành phố các cơ chế, chính sách nhằm tháo
gỡ, xử lý các vướng mắc, bất cập trong công tác điện nông thôn (về giá bán buôn
điện nông thôn; bàn giao – hoàn trả lưới điện, đào tạo nâng cao năng lực quản
lý và hoạt động điện lực cho các tổ chức kinh doanh điện ngoài EVN).
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Sở Công thương là cơ quan
thường trực tham mưu giúp UBND Thành phố tổ chức triển khai thực hiện kế hoạch
này;
2. Các Sở, Ban, ngành, UBND các
huyện, thị xã, Tổng Công ty điện lực Hà Nội theo chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực
được phân công có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên
quan để thực hiện tốt Kế hoạch này và báo cáo kết quả thực hiện theo Quý (trước
ngày 28 tháng cuối cùng của Quý) gửi về Sở Công thương để tổng hợp.
3. Các cơ quan truyền thông của
Thành phố: Đài PT&TH Hà Nội, Báo Hà Nội mới, Báo Kinh tế đô thị, An ninh Thủ
đô… tuyên truyền rộng rãi về Kế hoạch thực hiện nông thôn Thành phố giai đoạn
2013 – 2015 để mọi tổ chức và nhân dân hiểu, tự giác thực hiện.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có vấn đề vướng mắc phát sinh các đơn vị có báo cáo gửi về thường trực là Sở
Công thương để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, chỉ đạo kịp
thời./.