Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 3066/QĐ-UBND năm 2019 về phê duyệt Đề án "Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp trong bối cảnh hội nhập kinh tế" quốc tế tỉnh Đồng Nai

Số hiệu 3066/QĐ-UBND
Ngày ban hành 27/09/2019
Ngày có hiệu lực 27/09/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Nai
Người ký Võ Văn Chánh
Lĩnh vực Thương mại,Xuất nhập khẩu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG NAI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3066/QĐ-UBND

Đồng Nai, ngày 27 tháng 9 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TỈNH ĐỒNG NAI TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ”

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG NAI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 16/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 252/QĐ-TTg ngày 13/2/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội vùng kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3693/TTr-SNN ngày 16/9/2019 về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế” với những nội dung cụ thể như sau:

1. Quan điểm

- Chấp nhận cạnh tranh và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế; các cơ quan quản lý nhà nước của tỉnh đóng vai trò kiến tạo để giúp người sản xuất và doanh nghiệp có thể chuyển đổi và định hướng phát triển phù hợp trong quá trình này hội nhập kinh tế quốc tế.

- Tập trung phát triển các sản phẩm và phân khúc thị trường có lợi thế cạnh tranh để đáp ứng nhu cầu, xây dựng các kênh phân phối bền vững, giữ vững thị trường trong tỉnh, trong nước (đặc biệt thị trường TP. Hồ Chí Minh), bảo vệ sinh kế cho người dân sản xuất nông nghiệp; đồng thời củng cố năng lực xuất khẩu các mặt hàng nông sản truyền thống: Nhóm sản phẩm cây công nghiệp, sản phẩm gỗ, tìm kiếm cơ hội xuất khẩu chính ngạch đối với thị trường Trung Quốc;

- Căn cứ theo nhu cầu thị trường, lợi thế về điều kiện tự nhiên, cải thiện năng lực về thể chế, có chính sách hỗ trợ phù hợp để tập trung phát triển các loại sản phẩm nông nghiệp có lợi thế cạnh tranh, có hiệu quả kinh tế cao, có thị trường tiêu thụ ổn định.

- Cải thiện môi trường đầu tư, thu hút và phát triển doanh nghiệp nòng cốt, phát triển các cụm ngành công nghiệp - dịch vụ chế biến nông sản là khâu đột phá để nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm nông nghiệp tỉnh và giải quyết việc làm cho lao động nông thôn. Lấy doanh nghiệp là đầu tàu trong xây dựng và phát triển các chuỗi giá trị, thúc đẩy phát triển các mối liên kết chặt chẽ giữa doanh nghiệp với các hộ nông dân.

- Lấy tiến bộ khoa học kỹ thuật và đổi mới thể chế là động lực cho phát triển nông nghiệp, trong đtập trung đổi mới các hiệp hội doanh nghiệp và tổ chức nông dân.

2. Mục tiêu

2.1. Mục tiêu đến năm 2020

Phấn đấu để đạt được các mục tiêu, chtiêu về tốc độ tăng GRDP, giá trị sản xuất nông, lâm, thủy; các chỉ tiêu về xây dựng nông thôn mới theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Đồng Nai khóa X, nhiệm kỳ 2015-2020.

2.2. Mục tiêu đến năm 2025

- Đột phá về cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là điều kiện quan trọng để thu hút để các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp trong nước đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản.

- Ngành công nghiệp-dịch vụ chế biến nông sản trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh, chiếm tỷ trọng 20-25% tỷ trọng GDP của tỉnh Đồng Nai, thu hút khoảng 15% - 20% lực lượng lao động của tỉnh. Tỉnh Đồng Nai trở thành một trong những trung tâm đổi mới sáng tạo của cả nước và cung ứng công nghệ về công nghiệp - dịch vụ chế biến nông sản;

- Đồng Nai trở thành nguồn cung cấp nông sản chủ lực cho thị trường thành phố Hồ Chí Minh, cung cấp khoảng 40%-50% đối với các sản phẩm chăn nuôi, cây công nghiệp.

2.3. Mục tiêu đến năm 2030

- Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh để giữ vững vị thế là địa phương nằm trong tốp đầu về thu hút các doanh nghiệp FDI và trong nước đầu tư vào công nghiệp, nông nghiệp, chế biến nông sản, dịch vụ hậu cần và thương mại nông nghiệp;

- Ngành công nghiệp-dịch vụ chế biến nông sản trở thành ngành mũi nhọn của tỉnh, chiếm tỷ trọng 25-35% tỷ trọng GRDP của tỉnh Đồng Nai, thu hút khoảng 20%-30% lực lượng lao động của tỉnh. Tỉnh Đồng Nai trở thành trung tâm hàng đầu cnước về đổi mới sáng tạo và cung ứng công nghệ về công nghiệp - dịch vụ chế biến nông sản;

- Đồng Nai trở thành nguồn cung cấp nông sản chủ lực cho thị trường TP. Hồ Chí Minh, với khcảng 50% - 60% sản lượng các loại sản phẩm chăn nuôi, cây công nghiệp. Xây dựng được các kênh phân phối lớn xuất khẩu trực tiếp nông sản chế biến sâu như: cà phê, điều và nông sản chất lượng cao như: tiêu, trái cây sang các thị trường lớn có giá trị cao, với thương hiệu Việt Nam hoặc Đồng Nai.

3. Phạm vi thực hiện

- Phạm vi không gian: Đề án Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm nông nghiệp tỉnh Đồng Nai trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh Đồng Nai.

- Phạm vi thời gian: Đề án được triển khai thực hiện trong giai đoạn 2019 - 2030, trong đó có phân kỳ thực hiện các giai đoạn 2019 - 2020, giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030.

[...]