ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 3040/QĐ-UBND
|
Tiền Giang, ngày 02 tháng 12 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG
TRÌNH PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG ĐẾN NĂM 2020, TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN
GIANG
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức
Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
124/2007/NĐ-CP ngày 31/7/2007 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;
Căn cứ Quyết định số
121/2008/QĐ-TTg ngày 29/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch
tổng thể phát triển vật liệu xây dựng Việt Nam đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số
567/QĐ-TTg ngày 28/4/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chương
trình phát triển vật liệu xây không nung đến năm 2020;
Căn cứ Chỉ thị số
10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường sử dụng vật
liệu xây không nung và hạn chế sản xuất, sử dụng gạch đất sét nung;
Căn cứ Thông tư số
09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng quy định sử dụng vật
liệu xây không nung trong các công trình xây dựng;
Căn cứ Công văn số
896/BXD-VLXD ngày 01/6/2012 của Bộ Xây dựng về việc triển khai thực hiện Chỉ thị
số 10/CT-TTg ngày 16/4/2012 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Công văn số
694/BXD-VLXD ngày 22/4/2013 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Thông tư số
09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;
Căn cứ Công văn số
1939/BXD-VLXD ngày 18/9/2013 của Bộ Xây dựng về việc thực hiện Thông tư số
09/2012/TT-BXD ngày 28/11/2012 của Bộ Xây dựng;
Xét đề nghị của
Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 499/TTr-SXD ngày 10/6/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều
1. Ban hành kèm
theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển vật liệu xây
không nung đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang.
Điều
2. Quyết định
này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều
3. Chánh Văn
phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các sở, ban, ngành
tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị
xã Cai Lậy và các tổ chức, cá nhân có liên quan có trách nhiệm thi hành quyết định
này./.
|
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Văn Nghĩa
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN VẬT LIỆU XÂY KHÔNG NUNG ĐẾN NĂM 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3040/QĐ-UBND ngày 02 tháng 12 năm 2014 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang)
I. Mục tiêu
1. Mục tiêu
chung
Phát triển sản
xuất và sử dụng vật liệu xây không nung để thay thế gạch đất sét nung, tiết kiệm
nguồn nguyên liệu đất sét, giảm thiểu khí phát thải gây hiệu ứng nhà kính và ô
nhiễm môi trường, giảm chi phí xử lý phế thải của các ngành công nghiệp, tiết
kiệm nhiên liệu than, đem lại hiệu quả kinh tế chung cho toàn xã hội.
2. Mục tiêu cụ
thể
- Phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây không nung
thay thế gạch đất sét nung đạt tỷ lệ 20 - 25% vào năm 2015, 30 - 40% vào năm
2020.
- Tiến tới xóa bỏ hoàn toàn các cơ sở sản xuất gạch đất sét
nung bằng lò thủ công.
II. Định hướng phát triển sản xuất và sử dụng vật liệu xây
không nung đến năm 2020
1. Về chủng loại
sản phẩm: Gạch xi măng - cốt liệu; gạch nhẹ (gồm 2 loại sản phẩm chính
sau: gạch bê tông khí chưng áp (AAC), gạch bê tông bọt); gạch khác (đá chẻ, gạch
đá ong, vật liệu xây không nung từ đất đồi và phế thải xây dựng, phế thải công
nghiệp, gạch silicát...).
2. Về công nghệ
và quy mô công suất: Phát triển các cơ sở sản xuất vật liệu xây không nung bằng
công nghệ tiên tiến với quy mô công suất phù hợp nhu cầu, điều kiện địa phương.
3. Sử dụng vật
liệu xây không nung
a) Lộ trình sử dụng vật liệu
xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh
như sau:
- Các công
trình xây dựng được đầu tư bằng
nguồn vốn Nhà nước (theo quy định hiện hành), bắt buộc phải sử dụng vật liệu
xây không nung theo lộ trình:
+ Tại các đô
thị loại 3 trở lên phải sử dụng 50% vật liệu xây không nung từ năm 2014, sau
năm 2015 phải sử dụng 100%.
+ Tại các khu
vực còn lại phải sử dụng tối thiểu 50% vật liệu xây không nung kể từ năm 2014 đến
hết năm 2016, sau năm 2016 phải sử dụng 100%.
- Các công
trình xây dựng từ 09 tầng trở
lên không phân biệt nguồn vốn, từ năm
2014 đến năm 2015 phải sử dụng tối thiểu 30% và sau năm 2015 phải sử dụng tối
thiểu 50% vật liệu xây không nung loại nhẹ (khối lượng thể tích không lớn hơn
1000 kg/m3) trong tổng số vật liệu xây (tính theo thể tích khối xây).
- Các quy định
khác thực hiện như Thông tư số 09/2012/TT-BXD.
b) Xử lý chuyển
tiếp: Các
công trình đã được cấp giấy phép xây dựng hoặc được cấp có thẩm quyền phê duyệt
dự án (hoặc Báo cáo kinh tế - kỹ thuật) trước ngày Quyết định này có hiệu lực
thì thực hiện như giấy phép đã được cấp hoặc quyết định đã được phê duyệt; khuyến
khích chủ đầu tư thay đổi thiết kế để sử dụng vật liệu không nung.
III. Giải pháp thực hiện
- Áp dụng các
chính sách ưu đãi về sản xuất và tiêu thụ vật liệu xây không nung theo quy định
hiện hành.
- Khuyến khích
các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất vật liệu xây
không nung với quy mô công suất hợp lý, áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại
nhằm nâng cao chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm cho phù hợp với thực tế sử dụng
tại các công trình xây dựng (đặc biệt là loại gạch xi măng - cốt liệu).
- Tăng cường
công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực sản xuất kinh doanh và sử dụng vật liệu
xây dựng thông qua tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn thực hiện quy định về quản
lý vật liệu xây dựng; đồng thời thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra việc sử dụng vật liệu
xây không nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn.
IV. Tổ chức thực hiện
1. Sở Xây dựng
- Tích cực
tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh chỉ đạo thực hiện Chương trình phát triển vật
liệu xây không nung đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 567/QĐ-TTg.
- Hướng dẫn,
phổ biến kịp thời các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật
và các văn bản quy phạm pháp luật đối với công tác quản lý sản xuất và sử dụng
vật liệu xây không nung.
- Phối hợp với
Sở Tài chính đưa giá các loại vật liệu xây không nung vào bản công bố giá vật
liệu xây dựng của Liên Sở để các chủ đầu tư tham khảo, vận dụng, áp dụng trong
việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình.
- Tổ chức kiểm
tra, thanh tra việc tuân thủ các quy định về việc sử dụng vật liệu xây không
nung trong các công trình xây dựng trên địa bàn; phát hiện và xử
lý kịp thời những vi phạm theo quy định.
- Đôn đốc thực
hiện kế hoạch, đề xuất biện pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc để Ủy ban
nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết.
- Theo dõi, tổng
hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch này.
2. Sở Kế hoạch
và Đầu tư
- Tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc cấp giấy chứng nhận đầu tư cho các dự án sản xuất
vật liệu xây không nung có công nghệ, thiết bị hiện đại, tiên tiến, có mức tiêu
hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng thấp, sản phẩm chất lượng cao, tiết kiệm
tài nguyên, bảo vệ môi trường.
- Phối hợp với
Sở Tài chính và các Sở, ngành liên quan xây dựng cơ chế, chính sách, tạo điều
kiện thu hút đầu tư, sản xuất vật liệu xây không nung trên địa bàn tỉnh.
3. Sở Tài
chính
Phối hợp với Sở
Xây dựng đưa các loại vật liệu xây không nung vào bảng công bố giá vật liệu xây
dựng của Liên Sở.
4. Sở Khoa học
và Công nghệ
- Tham mưu cho
Ủy ban nhân dân tỉnh ưu tiên bố trí vốn cho các đề tài nghiên cứu công nghệ sản
xuất vật liệu xây không nung và thiết bị cho sản xuất vật liệu xây không nung.
- Hướng dẫn áp
dụng ưu đãi về chuyển giao công nghệ với các dự án đầu tư sản xuất vật liệu xây
không nung.
- Hướng dẫn việc
triển khai chính sách đầu tư đổi mới công nghệ và các cơ chế ưu đãi về khoa học
và công nghệ đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện đầu tư sản xuất vật liệu
xây không nung.
5. Ủy ban nhân
dân các huyện, thành, thị và các ngành liên quan
- Đẩy mạnh công
tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh
về việc thay thế dần gạch đất sét nung bằng vật liệu xây không nung.
- Tạo điều kiện
để các nhà đầu tư dự án sản xuất vật liệu xây không nung lựa chọn địa điểm đầu
tư phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương.
6. Các chủ đầu
tư xây dựng công trình có trách nhiệm yêu cầu các đơn vị tư vấn trong quá trình
lập dự án, thiết kế phải đưa vật liệu liệu xây không nung vào sử dụng phù hợp với
lộ trình của kế hoạch này, đảm bảo đạt yêu cầu về chất lượng theo quy định khi
đưa vào sử dụng.
7. Các tổ chức,
cá nhân sản xuất gạch trên địa bàn tỉnh
- Chủ động, tích cực thực hiện
chủ trương của Chính phủ theo Chương trình phát triển vật liệu xây không nung đến
năm 2020 đã được phê duyệt tại Quyết định
số 567/QĐ-TTg, có giải pháp chuyển đổi
dần công nghệ sản xuất từ gạch đất sét nung sang gạch không nung.
- Tăng cường quản lý sản xuất,
quy trình công nghệ, kỹ thuật và hợp tác đầu tư với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để sản
xuất sản phẩm tốt, đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật.
- Thực hiện việc công bố tiêu
chuẩn chất lượng sản phẩm, chủ động quảng bá, giới thiệu sản phẩm trên thị trường
trong và ngoài tỉnh.
8. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân có liên
quan trong việc sử dụng vật liệu xây không nung đối với công trình xây dựng
- Người quyết định đầu tư có trách nhiệm quy định
sử dụng vật liệu xây không nung theo quy định tại Thông tư 09/2012/TT-BXD và Kế
hoạch này khi quyết định đầu tư dự án.
- Chủ đầu tư có trách nhiệm sử dụng các loại vật
liệu xây không nung phù hợp với quy định tại Thông tư 09/2012/TT-BXD và Kế hoạch
này.
- Nhà thầu tư vấn thiết kế xây dựng công trình
có trách nhiệm đưa vào thiết kế các loại vật liệu xây không nung phù hợp với từng
loại kết cấu.
- Nhà thầu thi công xây dựng phải tuân thủ quy
định của thiết kế về sử dụng vật liệu xây không nung.
- Nhà thầu tư vấn giám sát có trách nhiệm giám
sát việc sử dụng vật liệu xây không nung theo đúng quy định của thiết kế.
- Các tổ
chức, cá nhân có thẩm quyền khi thẩm tra, thẩm định các dự án đầu tư xây dựng
công trình phải đảm bảo việc sử dụng vật liệu xây không nung theo đúng các quy
định là yêu cầu bắt buộc.
Trong quá trình thực hiện kế hoạch này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề
nghị phản ánh kịp thời về Sở Xây dựng để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
xem xét, quyết định./.