Quyết định 3029/QĐ-BCT năm 2015 về Quy hoạch địa điểm kho chứa khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG) trên phạm vi cả nước đến năm 2020, có xét đến năm 2030 do Bộ Công Thương ban hành

Số hiệu 3029/QĐ-BCT
Ngày ban hành 30/03/2015
Ngày có hiệu lực 30/03/2015
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công thương
Người ký Cao Quốc Hưng
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3029/QĐ-BCT

Hà Nội, ngày 30 tháng 03 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH ĐỊA ĐIỂM KHO CHỨA KHÍ THIÊN NHIÊN HÓA LỎNG (LNG) TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG

Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006;

Căn cứ Quyết định số 459/QĐ-TTg ngày 30 tháng 3 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển ngành công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 7935/QĐ-BCT ngày 25 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch của Bộ Công Thương năm 2013;

Căn cứ Quyết định số 2062/QĐ-BCT ngày 02 tháng 4 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương và dự toán và chi phí của đề án Quy hoạch địa điểm kho LNG trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét báo cáo thẩm định đề án Quy hoạch địa điểm kho LNG trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 và báo cáo số 24/ATMT-KSMT ngày 12 tháng 01 năm 2015 về việc thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược (ĐMC) của đề án Quy hoạch địa điểm kho LNG trên phạm vi cả nước đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Năng lượng,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch địa điểm kho LNG trên phạm vi cả nước đến năm 2020, có xét đến năm 2030 với các nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển

Quy hoạch địa điểm kho LNG trên phạm vi cả nước gắn liền với nhu cầu nhập khẩu khí LNG cho phát điện đến năm 2030 phù hợp với Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011-2020, có xét đến năm 2030 (Quy hoạch điện VII) và Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp khí Việt Nam giai đoạn đến năm 2015, định hướng tới năm 2025 nhằm mục đích đa dạng hóa nguồn năng lượng sơ cấp, bảo tồn nhiên liệu và đảm bảo an ninh năng lượng trong tương lai.

Phù hợp với xu thế phát triển của thế giới là sử dụng năng lượng sạch cho phát điện, giảm ô nhiễm môi trường và phát thải gây hiệu ứng nhà kính,...

Lựa chọn những địa điểm thuận lợi về điều kiện tự nhiên (cảng nước sâu, quy hoạch đất,...) gần các hộ tiêu thụ khí lớn; ưu tiên các vị trí đã và đang được quy hoạch, chuẩn bị xây dựng cảng nhằm giảm chi phí đầu tư.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát

Quy hoạch địa điểm xây dựng kho nhập khẩu LNG nhằm phát triển đồng bộ và hiệu quả ngành công nghiệp khí trên nguyên tắc sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên trong nước và nhập khẩu, đảm bảo cung ứng đủ nguồn khí để phục vụ cho sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.

b) Mục tiêu cụ thể

Xây dựng quy hoạch địa điểm kho LNG phù hợp với sự phát triển của thị trường tiêu thụ khí (trong đó điện lực là hộ tiêu thụ lớn nhất); đảm bảo bù đắp lượng khí thiếu hụt cho sản xuất điện tại khu vực Nam Bộ với sản lượng lên tới khoảng trên 10 tỷ m3/năm trong giai đoạn 2025-2030; tạo điều kiện để có thể chuyển đổi một số nhà máy điện sử dụng than nhập tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam sang sử dụng LNG nhập khẩu khi có yêu cầu.

Xác định được các vị trí tiềm năng có khả năng xây dựng kho cảng nhập khẩu LNG tại miền Bắc, miền Trung, miền Nam theo các tiêu chí của cảng đầu mối nhập khẩu LNG trên thế giới như: có điều kiện tự nhiên thuận lợi để xây dựng cảng nước sâu, tiếp nhận tàu công suất lớn, diện tích trên bờ đủ lớn để xây dựng cơ sở hạ tầng của kho chứa để nhập khẩu LNG phục vụ cho các hộ tiêu thụ tiềm năng, đặc biệt cho sản xuất điện nhằm đa dạng hóa nguồn nguyên liệu sơ cấp, góp phần bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia.

3. Quy hoạch địa điểm kho LNG trên phạm vi cả nước đến năm 2030

Quy hoạch các địa điểm kho cảng đầu mối nhập khẩu LNG theo từng giai đoạn như sau:

a) Giai đoạn 2015-2020

Xác định 02 vị trí tiềm năng đang được lập dự án đầu tư xây dựng kho nhập khẩu LNG, bao gồm:

- Sơn Mỹ, tỉnh Bình Thuận (giai đoạn 1, quy mô 3 triệu tấn/năm);

- Thị Vải, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (quy mô 1 triệu tấn/năm).

[...]