Quyết định 3028/QĐ-UBND năm 2022 về Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030 do tỉnh Khánh Hòa ban hành

Số hiệu 3028/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/11/2022
Ngày có hiệu lực 07/11/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Đinh Văn Thiệu
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3028/QĐ-UBND

Khánh Hòa, ngày 07 tháng 11 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH TỔNG THỂ PHỤC HỒI VỊNH NHA TRANG ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức chính phủ và Luật chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21/11/2017;

Căn cứ Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ngày 01/7/2016;

Căn cứ Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân phNha Trang tại Tờ trình số 8050/TTr-UBND ngày 03/11/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở; Thủ trưởng các ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND thành phố Nha Trang và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT. Tỉnh ủy (báo cáo);
- TT. HĐND tỉnh (báo cáo);
- Chủ tịch UBND tỉnh (báo cáo);
- Ban Pháp chế HĐND tỉnh;
- Trung tâm Nhiệt đới Việt - Nga;

- Viện Hi dương học;
- Viện Nghiên cứu NTTS 3;
- Trường ĐH Nha Trang;
- Cổng Thông tin điện tử tỉnh;
- Báo Khánh Hòa, Đài PTTH t
nh;
- Lưu: VT, TL, TLe.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đinh Văn Thiệu

 

KẾ HOẠCH TỔNG THỂ

PHỤC HỒI VỊNH NHA TRANG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành theo Quyết định số: 3028/QĐ-UBND ngày 07/11/2022 của UBND tỉnh Khánh Hòa)

I. TÍNH CẤP THIẾT

Vịnh Nha Trang là thành viên thứ 29 của Câu lạc bộ những vịnh đẹp nhất thế giới, chứa đựng các giá trị toàn cầu và quốc gia; là khu bảo tồn biển đầu tiên của Việt Nam, đồng thời cũng là một trong 16 khu bảo tồn biển quốc gia1 phải được bảo vệ hiệu quả. Thời gian qua, môi trường vịnh Nha Trang nói chung, rạn san hô tại khu vực biển Hòn Mun nói riêng có biểu hiện suy thoái do nhiều nguyên nhân khác nhau, cả khách quan và chủ quan. Do đó, việc giữ gìn và phục hồi rạn san hô trong vịnh Nha Trang, bao gồm khu vực biển Hòn Mun là một trong những nhiệm vụ quan trọng, vừa cấp thiết, vừa lâu dài của tỉnh Khánh Hòa nói chung và thành phố Nha Trang nói riêng. Đặc biệt, trong bối cảnh thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 28/01/2022 của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển tỉnh Khánh Hòa đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Theo đó, việc xây dựng và phát triển tỉnh Khánh Hòa phải dựa trên cơ sở khai thác, sử dụng hiệu quả và bền vững tài nguyên biển, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu.

Phục hồi vịnh Nha Trang và rạn san hô ở khu vực biển Hòn Mun đòi hỏi phải huy động được các nguồn lực khác nhau; sự phối hợp của các ban, ngành trong tỉnh; sự hỗ trợ của các bộ, ngành trung ương; sự chung tay của các doanh nghiệp và người dân; sự đồng hành của các tổ chức khoa học trong và ngoài nước. Thực hiện chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Khánh Hòa tại Công văn số 228-CV/BCSĐ ngày 22/6/2022 về việc thực hiện kết luận của Thường trực Tỉnh ủy tại Thông báo số 347-TB/TU ngày 21/6/2022 về việc triển khai các giải pháp trước mắt và lâu dài để xử lý tình trạng suy giảm san hô tại Hòn Mun và vịnh Nha Trang; UBND tỉnh Khánh Hòa ban hành Kế hoạch tổng thể phục hồi vịnh Nha Trang đến năm 2030 với các nhiệm vụ và nội dung chủ yếu sau:

II. MỤC ĐÍCH

1. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước đối với vịnh Nha Trang thông qua thực hiện cơ chế phối hợp liên ngành, liên vùng, liên cơ quan với sự tham gia của các doanh nghiệp và cộng đồng liên quan.

2. Phục hồi được các hệ sinh thái rạn san hô đã bị suy thoái ở khu vực biển Hòn Mun và trong vịnh Nha Trang.

3. Huy động được các doanh nghiệp, cộng đồng dân cư sống trong và lân cận địa bàn quản lý vịnh Nha Trang tham gia giám sát, bảo vệ và bảo tồn rạn san hô trong vịnh gắn với phát triển sinh kế bền vững và các hoạt động kinh tế thân thiện với môi trường, được kiểm soát nghiêm ngặt.

4. Nâng cao năng lực, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Ban Quản lý vịnh Nha Trang; thử nghiệm mô hình quản trị công tư theo hướng xã hội hóa trong quản lý, sử dụng và bảo tồn vịnh Nha Trang.

5. Xây dựng được cơ chế tạo nguồn tài chính lâu bền theo hướng kết hợp ngân sách nhà nước với huy động ti đa nguồn ngân sách đóng góp từ các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có khai thác, sử dụng vịnh Nha Trang, từ các nhà tài trợ trong nước và quốc tế cùng các nguồn xã hội hóa khác.

6. Nâng cao nhận thức, kiến thức về cách ứng xử thân thiện với môi trường vịnh Nha Trang cho cộng đồng, doanh nghiệp, du khách và các thành phần xã hội khác có liên quan.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

[...]