Quyết định 302/QĐ-VKSTC năm 2024 về Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành

Số hiệu 302/QĐ-VKSTC
Ngày ban hành 16/09/2024
Ngày có hiệu lực 16/09/2024
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Viện kiểm sát nhân dân tối cao
Người ký Nguyễn Hải Trâm
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 302/QĐ-VKSTC

Hà Nội, ngày 16 tháng 9 năm 2024

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN

VIỆN TRƯỞNG VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN TỐI CAO

Căn cứ Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2014;

Căn cứ Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022;

Xét đề nghị của Chánh Thanh tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 51/QĐ-VKSTC ngày 03 tháng 3 năm 2023 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

Điều 3. Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân, Tổ Thư ký của Ban Chỉ đạo, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Đ/c Viện trưởng VKSND tối cao;
- Các đ/c lãnh đạo VKSND tối cao;
- Website VKSND tối cao;
- Lưu: VT, T1.

KT. VIỆN TRƯỞNG
PHÓ VIỆN TRƯỞNG




TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO
THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ
NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
Nguyễn Hải Trâm

 

QUY CHẾ

HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN DÂN CHỦ Ở CƠ SỞ NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 302/QĐ-VKSTC ngày 16 tháng 9 năm 2024 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh

1. Quy chế này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức, nguyên tắc hoạt động, chế độ làm việc, quan hệ công tác, kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện dân chủ ở cơ sở ngành Kiểm sát nhân dân (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo).

2. Quy chế này áp dụng đối với Ban Chỉ đạo và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Điều 2. Chức năng của Ban Chỉ đạo

Ban Chỉ đạo tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao thể chế hoá các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhà nước về dân chủ ở cơ quan nhằm hoàn thiện hệ thống các văn bản, quy định của Ngành đảm bảo dân chủ trong hoạt động hành chính của các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây viết tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh), Viện kiểm sát nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương (sau đây viết tắt là Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện); quyền dân chủ của công chức, viên chức và người lao động trong ngành Kiểm sát nhân dân.

Điều 3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo

1. Tham mưu giúp Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, các quy định của Nhà nước và của ngành Kiểm sát nhân dân về thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân.

2. Căn cứ Nghị quyết của Ban cán sự đảng, Chỉ thị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân, hằng năm đề ra chương trình công tác của Ban Chỉ đạo; xây dựng kế hoạch kiểm tra việc thực hiện dân chủ đối với các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.

3. Trực tiếp tổ chức kiểm tra, chỉ đạo, đôn đốc Thủ trưởng các đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh tổ chức kiểm tra việc quán triệt và thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị.

4. Chủ động nghiên cứu, tham mưu Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao đề xuất Ban Chỉ đạo Trung ương về thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở (sau đây viết tắt là Ban Chỉ đạo Trung ương), kiến nghị với Đảng, Nhà nước về việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật đảm bảo quyền dân chủ của công dân và của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động.

5. Định kỳ sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả thực hiện dân chủ trong hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban cán sự đảng, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.

[...]