Quyết định 3005/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Đề án quy hoạch, xây dựng và quản lý sử dụng nghĩa trang nhân dân theo mô hình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình

Số hiệu 3005/QĐ-UBND
Ngày ban hành 20/12/2012
Ngày có hiệu lực 20/12/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Bình
Người ký Phạm Văn Sinh
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THÁI BÌNH

--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 3005/QĐ-UBND

Thái Bình, ngày 20 tháng 12 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN QUY HOẠCH, XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ SỬ DỤNG NGHĨA TRANG NHÂN DÂN THEO MÔ HÌNH NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI BÌNH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI BÌNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP ngày 25/3/2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang;

Căn cứ Quyết định số 800/QĐ-TTg ngày 4 tháng 6 năm 2010 của Thủ ớng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 2285/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của y ban nhân dân tỉnh Thái Bình vviệc phê duyệt Đán quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình;

Căn cứ Quyết định s1868/QĐ-UBND ngày 14/8/2012 của y ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt đề cương Đán xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang nhân dân theo mô hình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

Căn cứ Quyết định số 17/2012/QĐ-UBND ngày 20/11/2012 của y ban nhân dân tỉnh về việc Ban hành quy định về nếp sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Thái Bình;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại Tờ trình số 77/TTr-SXD ngày 27/11/2012 về việc phê duyệt đán: Quy hoạch, xây dựng và quản lý sử dụng nghĩa trang nhân dân theo mô hình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án quy hoạch, xây dựng và quản lý sử dụng nghĩa trang nhân dân theo mô hình nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Thái Bình, với các nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu của đề án:

- Xác định các gii pháp chủ yếu, làm căn cứ để mỗi xã triển khai lựa chọn địa đim phù hợp lập quy hoạch chi tiết xây dựng và quản lý nghĩa trang nhân dân phù hợp với dân s, diện tích đt tự nhiên, điu kiện kinh tế - xã hội.

- Từng bước đưa công tác quy hoạch, xây dựng và quản lý sử dụng nghĩa trang tại các xã vào nền nếp, nhằm tiết kiệm đất, thuận lợi cho việc phân vùng sản xuất, ci thiện điều kin môi trường, tạo cảnh quan môi trường nông thôn.

II. Định hướng quy hoạch, xây dựng và quản lý sử dụng nghĩa trang nhân dân:

1. Yêu cầu:

- Mỗi xã quy hoạch tối đa không quá 3 nghĩa trang với bán kính phục vụ 2-3 km bảo đảm tuân thủ Quyết định số 2285/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của y ban nhân dân tỉnh về vic phê duyệt Đán quy hoạch xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình. Trong đó giữ nguyên và mở rộng các nghĩa trang hiện có phù hợp với quy hoạch chung xây dựng nông thôn mới tỉnh Thái Bình.

- Nghĩa trang mới phải được quy hoạch chi tiết, phân khu rõ ràng, đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, tạo sự ngăn cách với đất nông nghiệp, có trồng cây xanh cách ly; trước mắt có đim thu gom và xử lý (đốt tại nghĩa trang) chất thải rn như gỗ quan tài, các vật dụng của người quá c và tiến tới có hệ thng thu gom xử lý nước thải.

- Việc an táng người qua đời phải phù hợp với tín ngưỡng, phong tục, tập quán, truyền thống văn hóa, nếp sống văn minh hiện đại và được thực hiện trong các nghĩa trang, trường hợp an táng trong các khuôn viên nhà thờ, nhà chùa, thánh thất tôn giáo phải bảo đảm vệ sinh môi trường và được sự chấp thuận của chính quyn địa phương theo phân cấp của y ban nhân dân tỉnh.

- Có kế hoạch sớm di chuyn các mộ lẻ nm rải rác giữa cánh đồng và gần khu dân cư về nghĩa trang tập trung.

- Khuyến khích quy hoạch các nghĩa trang tập trung phục vụ cho nhiều địa phương khác nhau và các nghĩa trang có sử dụng hình thức an táng mới văn minh, hiện đại nhm tiết kiệm đất, kinh phí xây dựng và giảm thiu ô nhiễm môi trường.

2. Định hướng quy hoạch xây dựng nghĩa trang nhân dân

a) Một số chỉ tiêu kỹ thuật về quy hoạch, xây dng nghĩa trang nhân dân:

- Quy hoạch xây dựng nghĩa trang nhân dân mới tại vị trí yên tĩnh, cao ráo, không sạt lở.

- Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu từ nghĩa trang hung táng tới khu dân cư và các công trình công cộng là 500 m khi chưa có hệ thống thu gom và xử lý nước thải và 300 m đi với nghĩa trang có hệ thống thu gom xử lý nước thải từ mộ hung táng.

- Khoảng cách an toàn vệ sinh môi trường tối thiểu đối với nghĩa trang cát táng tới khu dân cư và các công trình công cộng là 100 m.

- Khoảng cách an toàn v sinh môi trường tối thiểu đối với nghĩa trang hung táng đến khu khai thác nước sinh hoạt tập trung 2 km.

[...]