Quyết định 30/2010/QĐ-UBND về quy định thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 30/2010/QĐ-UBND
Ngày ban hành 08/10/2010
Ngày có hiệu lực 18/10/2010
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Vũ Hồng Bắc
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 30/2010/QĐ-UBND

Thái Nguyên, ngày 08 tháng 10 năm 2010

 

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND năm 2004; Căn cứ Thông tư số 03/2010/TT-BTP ngày 03/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 1239/TTr-STP ngày 15/9/2010,

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Vũ Hồng Bắc

VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 30/2010/QĐ-UBND ngày 08 tháng 10 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

Quy định này xác định trách nhiệm của các cơ quan, nội dung, phương thức và những điều kiện thực tế bảo đảm thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Quán triệt các nguyên tắc công tác theo dõi thi hành pháp luật theo hướng dẫn tại Thông tư số 03/2010/TT-BTP ngày 03/3/2010 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp, cụ thể:

1. Theo dõi tình hình thi hành pháp luật được thực hiện theo các nguyên tắc sau: thường xuyên, liên tục, toàn diện và kịp thời; kết hợp việc theo dõi theo ngành, lĩnh vực với theo dõi ở phạm vi từng địa phương; gắn việc theo dõi tình hình thi hành pháp luật với việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức; đồng thời bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức trong quá trình thực hiện;

2. Sở Tư pháp là cơ quan tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của UBND tỉnh; giúp Bộ trưởng Bộ Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ Tư pháp ở địa phương; tổng hợp, báo cáo tình hình thi hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương với UBND tỉnh và Bộ Tư pháp;

3. Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh phối hợp với Sở Tư pháp theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực được phân công quản lý theo chức năng, nhiệm vụ của ngành; thực hiện chế độ báo cáo (báo cáo định kỳ hàng năm, báo cáo theo chuyên đề, báo cáo đột xuất) về tình hình thi hành pháp luật, gửi Sở Tư pháp tổng hợp để báo cáo UBND tỉnh.

Mục đích theo dõi tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh nhằm đánh giá thực trạng và hiệu quả thi hành pháp luật, kịp thời đôn đốc, tổ chức thực hiện, hướng dẫn việc thi hành văn bản; tiếp thu ý kiến kiến nghị xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật; phát hiện những vướng mắc, bất cập trong các văn bản quy phạm pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật ở địa phương, trên cơ sở đó kiến nghị các biện pháp nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật và nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được thi hành một cách nghiêm chỉnh, thống nhất.

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện trên cơ sở đánh giá các nội dung sau đây:

1.Đánh giá tình hình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành; văn bản chỉ đạo, đôn đốc, tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên và của cơ quan nhà nước cùng cấp có thẩm quyền;

2. Đánh giá mức độ tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân;

3. Đánh giá hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật;

4. Đánh giá tính hợp lý của các quy định pháp luật;

5. Đánh giá các biện pháp tổ chức thi hành pháp luật và các điều kiện bảo đảm cho việc thi hành pháp luật.

Công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo các phương thức sau đây:

1. Điều tra, khảo sát, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật;

2. Thu thập, xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật.

Sở Tư pháp là cơ quan chuyên môn giúp UBND tỉnh thực hiện nhiệm vụ theo dõi thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh, có trách nhiệm:

1. Hàng năm, căn cứ vào yêu cầu thực tiễn, yêu cầu quản lý nhà nước tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng kế hoạch điều tra, khảo sát, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật theo chuyên đề, theo ngành, lĩnh vực hoặc theo địa bàn;

2. Giúp UBND tỉnh thu thập xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật từ các nguồn báo cáo về tình hình thi hành pháp luật của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh; từ thông tin do các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân cung cấp;

3. Tổng hợp xây dựng báo cáo định kỳ hàng năm của UBND tỉnh về tình hình thi hành pháp luật trên địa bàn tỉnh gửi Bộ Tư pháp và Chính phủ trước ngày 31/10 hàng năm; báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ