Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Quyết định 30/2007/QĐ-BCN phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Công nghiệp ban hành

Số hiệu 30/2007/QĐ-BCN
Ngày ban hành 17/07/2007
Ngày có hiệu lực 30/08/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Công nghiệp
Người ký Hoàng Trung Hải
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

BỘ CÔNG NGHIỆP
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Số: 30/2007/QĐ-BCN

Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 2007

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM PHÍA NAM ĐẾN NĂM 2015, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2020

BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 55/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công nghiệp;

Căn cứ Công văn số 3174/VPCP-CN ngày 11 tháng 6 năm 2007 của Văn phòng Chính phủ về việc Thủ tướng Chính phủ uỷ quyền cho Bộ trưởng Bộ Công nghiệp phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam đến năm 2015, có xét đến năm 2020;

Xét Tờ trình số 237/TTr-NC ngày 09 tháng 7 năm 2007 của Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính sách công nghiệp;

Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,   

QUYẾT ĐỊNH:

1. Quan điểm phát triển

1.1. Phát huy vai trò đầu tàu của Vùng đối với cả nước, phát triển nhanh theo hướng chuyển dần sang các ngành công nghiệp có công nghệ và kỹ thuật cao, có giá trị gia tăng cao, thúc đẩy phát triển các vùng khác.

1.2. Phát huy lợi thế của toàn Vùng và từng địa phương, phát triển công nghiệp chủ động hội nhập với khu vực và thế giới, tham gia một cách hiệu quả vào liên kết công nghiệp và hiệp tác sản xuất giữa các doanh nghiệp, giữa các ngành và với các tập đoàn đa quốc gia trên thế giới.

1.3. Phát triển công nghiệp trên cơ sở phát huy tổng hợp nguồn lực của mọi khu vực kinh tế, trong đó động lực phát triển là khu vực dân doanh và đầu tư nước ngoài.

1.4. Phát triển công nghiệp kết hợp chặt chẽ với phát triển các ngành kinh tế khác, với bảo vệ môi trường và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu phát triển

2.1. Tốc độ tăng trưởng bình quân về giá trị sản xuất công nghiệp giai đoạn 2006- 2015 khoảng 15%, trong đó giai đoạn 2006- 2010 đạt 15 - 16%; giai đoạn 2016- 2020 khoảng 13 - 14%.

2.2. Tốc độ tăng trưởng bình quân về kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp giai đoạn 2006-2015 là 15-16% và giai đoạn 2016-2020 là 14-15% . Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm công nghiệp chiểm tỷ trọng 80-85 % tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của Vùng.

2.3. Giai đoạn 2006-2010 khu vực công nghiệp thu hút thêm khoảng 800-810 nghìn lao động. Đến năm 2020, ngành công nghiệp sẽ có khoảng 5,5-6 triệu lao động, chiếm 37-38% tổng số lao động trên địa bàn. Từng bước cải thiện đời sống, thu nhập và điều kiện làm việc cho công nhân.

2.4. So với năm 2005 năng suất lao động công nghiệp (tính theo GDP) vào  năm 2010 đạt  gấp khoảng 1,46 lần, năm 2020 gấp 3,5-4 lần.

3. Định hướng phát triển

3.1. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp có tiềm năng về tài nguyên (khai thác và chế biến dầu khí, phát điện, chế biến nông, lâm, hải sản); có lợi thế so sánh về nguồn nhân lực chất lượng cao (cơ khí chế tạo, cơ điện tử, điện tử, hoá chất), công nghiệp phục vụ xuất khẩu (dệt may, da giầy chế biến nông, lâm, hải sản), công nghiệp luyện kim và công nghiệp hỗ trợ.

3.2. Tập trung phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, có hàm lượng trí thức cao tại thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và chuyển dần các ngành sử dụng nhiều lao động, đất đai, có nhu cầu vận tải lớn từ các khu vực trung tâm thành phố ra các địa bàn lân cận.

4. Quy hoạch các ngành công nghiệp

4.1. Công nghiệp khai khoáng

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển công nghiệp khai khoáng đảm bảo khai thác và sử dụng một cách hợp lý, tổng hợp và tiết kiệm nguồn tài nguyên trong Vùng; đồng thời từng bước đầu tư khai thác nguồn tài nguyên khoáng sản ở nước ngoài.

- Đẩy mạnh hoạt động tìm kiếm, thăm dò nguồn tài nguyên khoáng sản trong Vùng, đặc biệt là dầu khí theo sự chỉ đạo của Chỉnh phủ, đá vôi cho sản xuất xi măng và các khoáng sản khác nhằm gia tăng trữ lượng tài nguyên đánh giá đạt tiêu chuẩn thiết kế khai thác để đảm bảo phát triển bền vững.

- Kết hợp có hiệu quả giữa việc khai thác dầu khí với việc chế biến dầu khí.

b) Mục tiêu phát triển

- Phấn đấu đạt mức tăng trưởng sản xuất bình quân toàn Vùng (bao gồm cả khai thác dầu khí) giai đoạn 2006-2010 là 3,46%, giai đoạn 2011-2015 là 3,23% và giai đoạn 2016-2020 là 3,15%. Nếu không kể dầu khí mức tăng trưởng tương ứng từng giai đoạn là 15,65%, 13,51% và 11,69%.

[...]