BỘ Y TẾ
*****
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
Số:
30/2006/QĐ-BYT
|
Hà
Nội, ngày 30 tháng 9 năm 2006
|
BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ
Căn cứ Luật Dược ngày 14
tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu
công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 49/2003/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ quy định
chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Bộ Y tế;
Căn cứ Công văn số 200/UB-VP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Ủy ban Quốc gia về Hợp
tác kinh tế quốc tế về việc thông báo kết quả đàm phán với Hoa Kỳ về vấn đề bảo
hộ dữ liệu thử nghiệm;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này “Quy chế về bảo mật dữ liệu đối với hồ sơ đăng ký thuốc”.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 3. Các ông/bà Chánh
Văn phòng, Chánh Thanh tra Bộ Y tế, Cục trưởng Cục Quản lý Dược Việt Nam, Cục Y
tế Dự phòng, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế các tỉnh,
thành phố trực thuộc TW, Giám đốc các cơ sở kinh doanh thuốc, các cơ sở kiểm
nghiệm, các cơ sở điều trị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
BỘ
TRƯỞNG
Trần Thị Trung Chiến
|
BỘ Y TẾ
*****
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
*******
|
BẢO MẬT DỮ LIỆU ĐỐI VỚI HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THUỐC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 30/2006/QĐ-BYT ngày 30 tháng 9 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Y tế)
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
1. Phạm vi
điều chỉnh: Quy chế này quy định về trình tự, thủ tục liên quan đến việc bảo
mật dữ liệu trong hồ sơ đăng ký thuốc.
2. Đối tượng
áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong nước và nước
ngoài tiến hành thủ tục đăng ký thuốc tại Việt Nam và các cơ quan quản lý nhà
nước về dược có liên quan.
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế
này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Thuốc là
chất hoặc hỗn hợp các chất dùng cho người nhằm mục đích phòng bệnh, chữa bệnh,
chẩn đoán bệnh hoặc điều chỉnh chức năng sinh lý cơ thể bao gồm thuốc thành phẩm,
nguyên liệu làm thuốc, vắc xin, sinh phẩm y tế, trừ thực phẩm chức năng.
2. Dược chất
(còn gọi là hoạt chất) là chất hoặc hỗn hợp các chất có hoạt tính điều trị
được sử dụng trong sản xuất thuốc.
3. Thuốc mới
là thuốc chứa dược chất mới, thuốc có sự kết hợp mới của các dược chất đã
lưu hành.
4. Thử thuốc
trên lâm sàng là hoạt động khoa học nghiên cứu thuốc một cách có hệ thống
trên người nhằm xác minh hiệu quả lâm sàng, nhận biết, phát hiện phản ứng có hại
do tác động của sản phẩm nghiên cứu; khả năng hấp thu, phân bố, chuyển hóa, thải
trừ của sản phẩm đó với mục tiêu xác định sự an toàn và hiệu quả của thuốc.
5. Chỉ định,
công thức, dạng bào chế bổ sung là chỉ định mới, công thức mới, dạng bào chế
mới của thuốc mới đã được cấp số đăng ký lưu hành.
6. Bí mật
kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ,
chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
7. Bảo mật
dữ liệu là việc thực hiện các biện pháp cần thiết nhằm bảo đảm các dữ liệu
này không bị sử dụng vào các mục đích thương mại không lành mạnh và không bị bộc
lộ, trừ trường hợp việc bộc lộ là cần thiết nhằm bảo vệ công chúng.
Điều 3. Các loại dữ liệu được bảo mật
1. Kết quả thử
nghiệm liên quan đến độc tính, dữ liệu thử thuốc trên lâm sàng của thuốc mới
chưa từng được công bố, bộc lộ.
2. Các dữ liệu
khác (trừ chỉ định, công thức và dạng bào chế bổ sung) đáp ứng các quy định
tại Điều 4 của Quy chế này.
Điều 4. Điều kiện đối với dữ liệu được bảo mật
Các dữ liệu
được bảo mật phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:
1. Là bí mật
kinh doanh.
2. Là kết quả
của việc đầu tư công sức đáng kể.
3. Được cơ sở
đăng ký thuốc cung cấp theo quy định hiện hành về đăng ký thuốc.
4. Được cơ sở
đăng ký thuốc yêu cầu bảo mật theo quy định tại Điều 5 của Quy chế này.
Điều 5. Các tài liệu nộp để được xem xét bảo mật dữ liệu
1. Các tài liệu
nộp gồm:
a) Đơn yêu cầu
bảo mật dữ liệu (làm theo mẫu quy định tại Phụ lục của Quy chế này);
b) Tài liệu
chứng minh dữ liệu được yêu cầu bảo mật đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại
khoản 1 Điều 4 Quy chế này.
c) Tài liệu
chứng minh các dữ liệu cần bảo mật thuộc sở hữu hợp pháp của cơ sở đăng ký thuốc
yêu cầu bảo mật dữ liệu.
2. Đơn yêu cầu
bảo mật dữ liệu và các tài liệu chứng minh quy định tại khoản 1 Điều này là một
phần của hồ sơ đăng ký thuốc và phải được nộp cùng thời điểm với hồ sơ đăng ký
thuốc. Các trường hợp nộp sau ngày nộp hồ sơ đăng ký thuốc sẽ không được xem
xét.
Điều 6. Hình thức của đơn và các tài liệu liên quan đến yêu cầu
bảo mật dữ liệu
1. Đơn yêu cầu
bảo mật dữ liệu và các tài liệu đính kèm phải được làm bằng tiếng Việt hoặc tiếng
Anh và phải được ký tên và đóng dấu xác nhận của cơ sở đăng ký thuốc trên từng
trang tài liệu.
2. Các tài liệu
pháp lý (văn bằng, giấy chứng nhận,…) phải là bản gốc hoặc bản sao có
công chứng tại Việt Nam. Đối với các văn bằng, giấy chứng nhận do cơ quan, tổ
chức nước ngoài cấp hoặc công chứng, chứng thực phải được hợp pháp hóa lãnh sự
và dịch ra tiếng Việt. Bản dịch phải được công chứng theo quy định của pháp luật
Việt Nam.
3. Phần hồ sơ
có chứa các dữ liệu cần bảo mật phải được niêm phong và đóng dấu mật của cơ sở
đăng ký thuốc.
THỦ TỤC NỘP VÀ TIẾP NHẬN HỒ SƠ ĐĂNG KÝ THUỐC CÓ DỮ LIỆU
YÊU CẦU BẢO MẬT
Điều 7. Nộp hồ sơ
1. Hồ sơ đăng
ký thuốc có dữ liệu yêu cầu bảo mật và các tài liệu chứng minh có liên quan được
nộp trực tiếp tại cơ quan cấp phép lưu hành thuốc hoặc tại địa điểm tiếp nhận
do cơ quan cấp phép lưu hành thuốc quy định hoặc gửi qua đường bưu điện bằng
hình thức bảo đảm.
2. Cơ quan cấp
phép lưu hành thuốc không chịu trách nhiệm bảo mật dữ liệu nếu tại thời điểm hồ
sơ đăng ký thuốc được nộp (hoặc đến cơ quan cấp phép lưu hành thuốc) phần
dữ liệu cần bảo mật không còn dấu hiệu mật hoặc không còn niêm phong nguyên vẹn.
Khi nhận được
hồ sơ đăng ký thuốc có dữ liệu yêu cầu bảo mật, cơ quan cấp phép lưu hành thuốc
phải thực hiện những công việc sau đây:
1. Kiểm tra
tính nguyên vẹn của hồ sơ, dấu mật trên hồ sơ.
2. Kiểm tra
các tài liệu thực có trong hồ sơ so với danh mục các tài liệu ghi trong đơn yêu
cầu bảo mật dữ liệu.
3. Đóng dấu
xác nhận ngày tiếp nhận trên đơn và tất cả các tài liệu được nộp kèm theo đơn;
ghi nhận các thông tin cần thiết vào sổ tiếp nhận hồ sơ.
4. Tạm thời
lưu giữ các dữ liệu yêu cầu bảo mật theo các quy định hiện hành cho đến khi cơ
quan cấp phép lưu hành thuốc có kết luận chính thức về việc chấp nhận hoặc từ
chối đơn yêu cầu bảo mật dữ liệu.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN CẤP PHÉP LƯU HÀNH THUỐC
Điều 9. Xem xét và trả lời yêu cầu bảo mật dữ liệu
1. Trong thời
hạn 06 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuốc có dữ liệu yêu cầu bảo mật,
cơ quan cấp phép lưu hành thuốc phải thẩm định đơn và các tài liệu liên quan
theo các yêu cầu quy định tại các Điều 3, 4, 5 và 6 của Quy chế này và phải trả
lời bằng văn bản cho cơ sở đăng ký thuốc về việc chấp nhận hay từ chối yêu cầu
bảo mật dữ liệu.
2. Trường hợp
không chấp nhận yêu cầu bảo mật dữ liệu, cơ quan cấp phép lưu hành thuốc phải
nêu rõ lý do.
Điều 10. Thực hiện nghĩa vụ bảo mật và thời hạn bảo mật
1. Đối với
các dữ liệu được bảo mật, cơ quan cấp phép lưu hành thuốc phải thực hiện các biện
pháp bảo mật cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 128 Luật Sở hữu trí tuệ
cho đến khi các dữ liệu này không còn đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 4
Quy chế này.
2. Kể từ khi
hồ sơ đăng ký thuốc có dữ liệu yêu cầu bảo mật được nộp cho cơ quan cấp phép
lưu hành thuốc đến hết 5 năm kể từ ngày thuốc đó được cấp phép lưu hành, cơ
quan cấp phép lưu hành thuốc không được cấp phép cho bất kỳ cơ sở đăng ký thuốc
nào nộp hồ sơ đăng ký thuốc muộn hơn nếu trong hồ sơ có sử dụng các dữ liệu được
bảo mật nêu trên mà không được sự đồng ý của người nộp dữ liệu đó, trừ trường hợp
quy định tại điểm d khoản 3 Điều 125 của Luật Sở hữu trí tuệ.
Điều 11. Xử lý các dữ liệu hết thời hạn được bảo mật
Khi hết thời
hạn bảo mật quy định tại Điều 10 Quy chế này, các dữ liệu đã nộp sẽ được cơ
quan cấp phép lưu hành thuốc lưu giữ như các dữ liệu không có yêu cầu bảo mật.
XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 12. Xử lý vi phạm
Tổ chức, cá
nhân vi phạm các quy định của Quy chế này thì tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử
lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo
quy định pháp luật hiện hành./.