Quyết định 2992/QĐ-UBND năm 2007 về Kế hoạch thực hiện công tác giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2007 do Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh ban hành
Số hiệu | 2992/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 09/07/2007 |
Ngày có hiệu lực | 19/07/2007 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hồ Chí Minh |
Người ký | Nguyễn Hữu Tín |
Lĩnh vực | Giao thông - Vận tải |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2992/QĐ-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2007 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ;
Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2007;
Căn cứ Công văn số 42/UBATGTQG ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc triển khai Nghị quyết 03/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ;
Căn cứ Công văn số 912/BGTVT-VT ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Giao thông Vận tải về xây dựng “Đề án giải quyết ùn tắc giao thông”;
Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 176-CV/TU ngày 29 tháng 01 năm 2007 về việc tăng cường lãnh đạo bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông - Công chính tại Công văn số 1151/SGTCC-GT ngày 17 tháng 5 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch thực hiện công tác giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2007.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, các tổ chức, đoàn thể, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình và nội dung kế hoạch để xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể ở từng địa bàn, đơn vị nhằm thực hiện tốt kế hoạch thực hiện công tác giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông năm 2007 của thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG VÀ TAI NẠN GIAO
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2007
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2007 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố)
Phát huy thành quả đã đạt được trong năm qua; đồng thời phấn đấu tiếp tục cải tạo hơn nữa tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện công tác giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố trong năm 2007 như sau:
- Giảm ít nhất 10% về số vụ tai nạn giao thông; 7,7% về số người chết và 10% số người bị thương do tai nạn gây ra so với năm 2006.
- Giảm ít nhất 15% số điểm ùn tắc giao thông và không có vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
- Không để xảy ra đua xe trái phép.
- Vỉa hè, lề đường trên tất cả các đường trong khu vực trung tâm thành phố và các tuyến đường trong khu vực nội đô có bề rộng lòng đường từ 8 mét trở lên đều được sắp xếp trật tự theo quy định chung của thành phố.
- Có trên 90% số người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên các đoạn đường, tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2992/QĐ-UBND |
TP. Hồ Chí Minh, ngày 09 tháng 07 năm 2007 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP ngày 19 tháng 11 năm 2002 của Chính phủ;
Thực hiện Chỉ thị số 22/CT-TW ngày 24 tháng 02 năm 2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông;
Căn cứ Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2007;
Căn cứ Công văn số 42/UBATGTQG ngày 01 tháng 02 năm 2007 của Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia về việc triển khai Nghị quyết 03/2007/NQ-CP ngày 19 tháng 01 năm 2007 của Chính phủ;
Căn cứ Công văn số 912/BGTVT-VT ngày 14 tháng 02 năm 2007 của Bộ Giao thông Vận tải về xây dựng “Đề án giải quyết ùn tắc giao thông”;
Thực hiện chỉ đạo của Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh tại Công văn số 176-CV/TU ngày 29 tháng 01 năm 2007 về việc tăng cường lãnh đạo bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông - Công chính tại Công văn số 1151/SGTCC-GT ngày 17 tháng 5 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này kế hoạch thực hiện công tác giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh năm 2007.
Điều 2. Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, các tổ chức, đoàn thể, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ của đơn vị mình và nội dung kế hoạch để xây dựng kế hoạch và biện pháp cụ thể ở từng địa bàn, đơn vị nhằm thực hiện tốt kế hoạch thực hiện công tác giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông năm 2007 của thành phố.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
KT. CHỦ TỊCH |
THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIẢM ÙN TẮC GIAO THÔNG VÀ TAI NẠN GIAO
THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NĂM 2007
(Ban
hành kèm theo Quyết định số 2992/QĐ-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2007 của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân thành phố)
Phát huy thành quả đã đạt được trong năm qua; đồng thời phấn đấu tiếp tục cải tạo hơn nữa tình hình trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch thực hiện công tác giảm ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trên địa bàn thành phố trong năm 2007 như sau:
- Giảm ít nhất 10% về số vụ tai nạn giao thông; 7,7% về số người chết và 10% số người bị thương do tai nạn gây ra so với năm 2006.
- Giảm ít nhất 15% số điểm ùn tắc giao thông và không có vụ ùn tắc giao thông kéo dài trên 30 phút.
- Không để xảy ra đua xe trái phép.
- Vỉa hè, lề đường trên tất cả các đường trong khu vực trung tâm thành phố và các tuyến đường trong khu vực nội đô có bề rộng lòng đường từ 8 mét trở lên đều được sắp xếp trật tự theo quy định chung của thành phố.
- Có trên 90% số người điều khiển và người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy chấp hành đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông trên các đoạn đường, tuyến đường bắt buộc phải đội mũ bảo hiểm.
II. Các nhóm giải pháp thực hiện:
Nhóm giải pháp 1: Nêu cao vai trò lãnh đạo của các cấp bộ Đảng, gắn liền với việc đề cao trách nhiệm của chính quyền, các tổ chức chính trị, xã hội và các cơ quan chức năng quản lý Nhà nước về trật tự an toàn giao thông trong việc tổ chức thực hiện công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
- Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Đảng và Chính phủ về công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, nhất là Chỉ thị số 22-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Nghị quyết số 13/2002/NQ-CP của Chính phủ về trật tự an toàn giao thông và Văn bản số 176-CV/TU ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thành ủy “Về việc tăng cường lãnh đạo bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông” làm cho công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông thật sự là một nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, lâu dài của các cấp, các ngành.
- Nêu cao vai trò lãng đạo của các Cấp ủy Đảng và trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các ngành, các cơ quan, tổ chức đoàn thể đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Đề cao trách nhiệm của từng đảng viên, cán bộ, công chức, đoàn viên, hội viên trong việc chấp hành và tuyên truyền vận động gia đình tham gia thực hiện chủ trương lập lại trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. Xử lý nghiêm khắc theo pháp luật đối với người đứng đầu ở các địa phương, cơ quan, đơn vị thiếu trách nhiệm để xảy ra tai nạn giao thông, kiên quyết lập lại trật tự an toàn giao thông làm cho thành phố Hồ Chí Minh là một thành phố tiên tiến của cả nước về trật tự an toàn giao thông.
- Phát huy mạnh mẽ vai trò của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể trong việc tuyên truyền, giáo dục, vận động cán bộ, công chức, đảng viên, đoàn viên, hội viên, học sinh, sinh viên và các tầng lớp nhân dân trong việc chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông.
Nhóm giải pháp 2: Công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật giao thông.
1. Thường xuyên làm tốt công tác giáo dục tuyên truyền về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tạo được sự đồng thuận của xã hội đối với các giải pháp bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố, lên án mạnh mẽ những biểu hiện sai trái trong việc chấp hành pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự an toàn giao thông; mọi cơ quan, đơn vị, tổ chức, đoàn thể, mọi người, mọi nhà đều nêu cao quyết tâm “Nói không với vi phạm trật tự an toàn giao thông”.
2. Sở Giao thông - Công chính chủ trì triển khai mạnh mẽ cuộc vận động “Lương tâm và trách nhiệm của người lái xe” trước hết là người lái xe ô tô, làm cho mọi người khi điều khiển phương tiện giao thông luôn luôn đề cao trách nhiệm trong việc đảm bảo an toàn tính mạng cho người trên phương tiện do mình điều khiển.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện các việc về giáo dục, tuyên truyền chấp hành pháp luật và các quy định của Nhà nước về trật tự an toàn giao thông trong các trường học thuộc hệ thống giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố.
4. Sở Văn hóa và Thông tin có trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện các việc về thông tin tuyên truyền cổ động trên các tuyến đường giao thông, các nơi công cộng; các cơ quan báo đài thành phố đều phải có những chương trình tiết mục ưu tiên cho việc phổ biến, thông tin tuyên truyền về tình hình tai nạn giao thông và công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông trên thành phố.
5. Thành Đoàn có trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện các việc về giáo dục, tuyên truyền, vận động và tổ chức các hoạt động của tuổi trẻ tham gia tích cực vào công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông của thành phố.
6. Liên đoàn Lao động thành phố có trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện các việc về giáo dục, tuyên truyền, vận động Công nhân - người lao động làm việc trong các Khu Chế xuất, Khu Công nghiệp và trong hệ thống tổ chức công đoàn quận - huyện.
7. Sở Tư pháp có trách nhiệm chính trong việc triển khai thực hiện các việc về tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông trong các sở - ban - ngành, các đơn vị quân đội đóng trên địa bàn thành phố.
8. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố chủ trì trong việc tổ chức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tích cực tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông” trong việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông của Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể thuộc hệ thống Mặt trận Tổ quốc thành phố.
9. Ủy ban nhân dân và Ban An toàn giao thông các quận - huyện xây dựng các chương trình kế hoạch riêng cho công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động về bảo đảm trật tự an toàn giao thông, đặc biệt chú trọng công tác phổ biến, tuyên truyền, vận động về bảo đảm trật tự an toàn giao thông ở địa bàn dân cư làm cho mọi nhà, mọi người sinh sống trên địa bàn đều biết được chủ trương pháp luật của Nhà nước đối với việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tích cực tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông, thấy được an toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà.
10. Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố có trách nhiệm xây dựng chương trình, chủ trì tổ chức phối hợp với các cơ quan ban ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện trong việc triển khai thực hiện.
11. Phát động thi đua nội dung “địa phương thực hiện tốt công tác giảm tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông” trên toàn địa bàn thành phố, có khen thưởng và xử phạt nghiêm minh.
Nhóm giải pháp 3: Các giải pháp kỹ thuật để hạn chế tai nạn giao thông và ùn tắc giao thông.
a) Đảm bảo khai thác tốt hệ thống hạ tầng giao thông hiện hữu:
1. Sở Giao thông - Công chính và Ủy ban nhân dân các quận - huyện thường xuyên duy tu sửa chữa hệ thống hạ tầng giao thông để đảm bảo khả năng khai thác tốt nhất.
2. Thực hiện công tác đảm bảo giao thông kịp thời kết cấu hạ tầng giao thông theo thứ tự cấp bách bằng nguồn vốn đảm bảo giao thông và nguồn vốn theo cơ chế 330. (Phụ lục 1)
3. Tăng cường công tác sửa chữa lớn và sửa chữa vừa hệ thống hạ tầng giao thông đã đến hạn phải sửa chữa. (Phụ lục 2)
b) Cải tạo, nâng cấp và phát triển hệ thống giao thông theo quy hoạch: (Phụ lục 3)
1. Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai các công trình giao thông trọng điểm: Công trình Đại lộ Đông Tây, đường trục Bắc - Nam giai đoạn 2 (từ Nguyễn Văn Linh đến cầu Bà Chiêm), đường Nguyễn Văn Trỗi - Nam Kỳ Khởi Nghĩa, cầu đường Nguyễn Văn Cừ, Quốc lộ 50, Tỉnh lộ 10, các đoạn tuyến thuộc đường vành đai 2.
2. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đường trên cao Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đường vành đai 1, đường vành đai phía Đông nối từ cầu Phú Mỹ đến cầu Rạch Chiếc, đường nối vành đai phía Đông đến ngã tư Bình Thái,…
c) Tổ chức phân luồng giao thông:
1. Nghiên cứu tổ chức giao thông một cách khoa học các khu vực thường xuyên ùn tắc giao thông; (Phụ lục 4)
2. Nghiên cứu tổ chức lưu thông một chiều các cặp đường song song trên địa bàn thành phố để tăng cao năng lực lưu thông; (Phụ lục 5)
3. Lắp đặt dãy phân cách trên các tuyến đường có chiều rộng từ 4 làn xe trở lên và tại các giao lộ thường hay xảy ra ùn tắc và tai nạn giao thông do lấn trái (Phụ lục 6); thay thế dãy phân cách bê tông trên các tuyến đường, các giao lộ trong nội đô thành phố bằng dãy phân cách sắt và sử dụng dãy phân cách bê tông thu hồi lắp đặt trên các tuyến quốc lộ, các tuyến đường ngoại thành; (Phụ lục 7)
4. Nghiên cứu cải tạo kích thước hình học, mở rộng tầm nhìn đảm bảo an toàn giao thông tại các giao lộ có bán kính rẽ nhỏ hẹp, các đoạn cong nguy hiểm, các vị trí bị lấn chiếm. (Phụ lục 8)
5. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, điều chỉnh chu kỳ hợp lý hệ thống đèn tín hiệu giao thông; Lắp đặt bổ sung hệ thống đèn tín hiệu giao thông tại các giao lộ có mật độ xe lưu thông cao nhưng chưa có đèn tín hiệu giao thông. (Phụ lục 9); lắp đặt bổ sung đèn tín hiệu giao thông cho phép rẽ trái hoặc rẽ phải khi đèn đỏ tại các giao lộ đủ điều kiện.
- Tăng cường bố trí lực lượng Thanh niên xung phong phối hợp, hỗ trợ lực lượng Cảnh sát giao thông điều khiển giao thông tại các giao lộ trên. (Phụ lục 10)
6. Tổ chức phân luồng giao thông tạm để hỗ trợ cho các dự án trọng điểm đang thi công như: Dự án nâng cấp mở rộng đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Văn Trỗi; dự án Đại lộ Đông - Tây; dự án cải thiện môi trường nước; các dự án thay cống vòm khu vực trung tâm…
7. Rà soát và điều chỉnh các biển báo giao thông không hợp lý; Nghiên cứu lắp đặt biển báo cấm rẽ trái, rẽ phải tại các giao lộ thường xuyên xảy ra ùn tắc giao thông do xe rẽ trái hoặc rẽ phải gây ra.
8. Nghiên cứu bố trí các vị trí hợp lý cho người đi bộ qua đường, chấm dứt tình trạng băng ngang đường không đúng quy định, đặc biệt là trên các tuyến Quốc lộ 1A, Quốc lộ 22, Xa lộ Hà Nội.
9. Nghiên cứu bố trí các hầm chui, cầu vượt tại các giao lộ có mật độ giao thông cao, trên các tuyến quốc lộ và các tuyến đường chính cấp I.
10. Sở Giao thông - Công chính phối hợp với Công an thành phố nghiên cứu, đề xuất việc chuyển chủ quản lý và vận hành Trung tâm điều khiển đèn tín hiệu giao thông từ Công an thành phố về Sở Giao thông - Công chính.
d) Các công tác khác để tăng cường an toàn giao thông và hạn chế ùn tắc giao thông, xử lý triệt để các điểm đen về tai nạn giao thông:
1. Lắp đặt đinh phản quang trên các tuyến đường cửa ngõ thành phố, các quốc lộ, tại các đoạn đường cong gấp khúc nguy hiểm, các tuyến đường thường xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông do lấn trái; (Phụ lục 11)
2. Tăng cường hệ thống báo hiệu giao thông, hệ thống thông tin hướng dẫn trên các tuyến đường trục chính, quốc lộ.
3. Tăng cường chiếu sáng trên các quốc lộ, các tuyến đường chính, các giao lộ, các đoạn cong nguy hiểm vào ban đêm.
4. Nghiên cứu các tiện ích trên đường phục vụ cho người đi bộ và người tàn tật tiếp cận sử dụng (thí điểm ở khu vực trung tâm thành phố).
5. Tập trung và ưu tiên giải quyết các điểm đen về tai nạn giao thông xảy ra trong năm 2006.
6. Tổ chức sắp xếp lại hệ thống bãi đậu xe trên địa bàn các quận 3, 4, 10; các bến bãi xe tải khu vực cửa ngõ thành phố.
7. Khảo sát, đo đếm lưu lượng các loại phương tiện lưu thông trên các trục đường chính để làm cơ sở điều tiết hướng dẫn giao thông trong từng thời điểm trong ngày.
Nhóm giải pháp 4: Cưỡng chế xử lý nhằm đảm bảo trật tự an toàn giao thông.
1. Kiên quyết xử lý loại bỏ các phương tiện giao thông đã quá niên hạn sử dụng theo quy định.
2. Tập trung kiểm tra, xử lý các trường hợp lấn chiếm lòng lề đường để buôn bán, làm dịch vụ gây cản trở giao thông. Xây dựng các tiêu chí bắt buộc về đảm bảo trật tự an toàn giao thông khu vực khi xem xét cấp phép xây dựng các cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng ăn uống,…
3. Công an phường - xã, bảo vệ dân phố, Đội trật tự đô thị,… có trách nhiệm phối hợp với các trường học, các siêu thị, chợ, bệnh viện,… điều tiết và giữ gìn trật tự an toàn giao thông tại các vị trí trên và các giao lộ có nguy cơ xảy ra ùn tắc giao thông.
4. Công an thành phố kiên quyết thực hiện việc hạn chế xe 3 bánh, xe bán hàng rong lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố.
5. Tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý nghiêm đối với mọi hành vi vi phạm hành chính về trật tự an toàn giao thông trên địa bàn thành phố. Thực hiện nghiêm Công văn số 9689/UBND-ĐT ngày 27 tháng 12 năm 2006 chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố về chấn chỉnh tình trạng chiếm dụng lòng lề đường gây cản trở giao thông; Công văn số 176-CV/TU ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thường vụ Thành ủy về việc tăng cường lãnh đạo bảo đảm trật tự an toàn giao thông, giảm ùn tắc giao thông, kéo giảm tai nạn giao thông.
6. Tăng cường kiểm tra, giám sát, xử phạt các yếu kém trong công tác quản lý cơ sở hạ tầng giao thông của các Khu Quản lý Giao thông đô thị và Ủy ban nhân dân các quận - huyện, các đơn vị được thuê bao.
7. Tăng cường công tác tuần tra giám sát, xử phạt các đơn vị thi công đào đường và tái lập mặt đường, vi phạm các quy định thi công trong nội đô thành phố.
Nhóm giải pháp 5: Tăng cường năng lực quản lý Nhà nước.
1. Tăng cường công tác kiểm tra duy tu sửa chữa thường xuyên các tuyến đường trên địa bàn thành phố, không để xuất hiện ổ gà, mặt đường bị biến dạng, thiếu hệ thống tín hiệu giao thông, hệ thống chiếu sáng công cộng bị hư hỏng, hoặc biển báo mờ, bong tróc, ngã… Tăng cường bổ sung biển báo hướng dẫn giao thông trên các quốc lộ, các tuyến đường cửa ngõ.
2. Xây dựng quy trình phối hợp, xử lý thông tin về tình hình trật tự an toàn giao thông giữa Sở Giao thông - Công chính với Ban An toàn giao thông thành phố, Công an thành phố, Sở Văn hóa và Thông tin, Ủy ban nhân dân các quận - huyện, lực lượng Thanh niên xung phong,…
3. Phối hợp với các trường đại học chuyên ngành để thực hiện một số đề tài, đề án nghiên cứu khoa học phục vụ thiết thực cho công tác đảm bảo an toàn giao thông thành phố. (Phụ lục 12)
4. Ban An toàn giao thông thành phố tiếp tục phát huy hiệu quả của các Đoàn kiểm tra về công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông; Tiếp tục khảo sát, phát hiện và xử lý khắc phục các “điểm đen” về tai nạn giao thông trên các quốc lộ, đường giao thông chính nội thị thành phố theo quy định tại Quyết định số 13/2005/QĐ - BGTVT ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải; Xây dựng phần mềm ứng dụng công nghệ GIS vào quản lý cơ sở dữ liệu về tai nạn giao thông, ùn tắc giao thông, vị trí các điểm đen.
5. Bổ sung biên chế, trang thiết bị hoạt động; có chế độ bồi dưỡng phù hợp cho các lực lượng trực tiếp tuần tra xử phạt (Cảnh sát giao thông, Thanh tra Sở Giao thông - Công chính, Thanh tra Sở Xây dựng,…).
6. Nghiên cứu vành đai hạn chế các loại xe ôtô trên 16 chỗ ngồi lưu thông không chở khách trong giờ cao điểm vào buổi chiều từ 16 giờ 30’ đến 19 giờ 00’ (xe buýt, xe đưa rước công nhân, học sinh - sinh viên không bị điều chỉnh bởi quy định này).
7. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm tổ chức kiểm tra thường xuyên tình hình sử dụng hệ thống vỉa hè trên địa bàn mình phụ trách, kiên quyết xử lý buộc tháo dỡ, giải tỏa ngay những trường hợp vi phạm, trả lại lề đường cho người đi bộ, chấm dứt tình trạng gây cản trở giao thông khi tụ tập buôn bán, dừng đậu xe lấn chiếm lòng lề đường.
8. Tăng cường kiểm tra thường xuyên đối với các doanh nghiệp, đơn vị quản lý siêu thị, cửa hàng kinh doanh mua bán gần các giao lộ, buộc phải thực hiện những biện pháp để khắc phục ngay các nguyên nhân dẫn đến ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông, có thành lập bãi giữ xe cho khách hàng và có lực lượng bảo vệ tham gia giữ gìn trật tự lòng lề đường tại khu vực.
9. Ủy ban nhân dân các quận - huyện tăng cường công tác quản lý đô thị, kiên quyết xử lý các trường hợp lấn chiếm hành lang bảo vệ đường bộ, lấn chiếm lòng lề đường họp chợ, để vật liệu xây dựng,...
10. Ủy ban nhân dân các quận - huyện chủ động phối hợp với Sở Giao thông - Công chính, Công an thành phố và Công an quận - huyện nghiên cứu và đề xuất các giải pháp nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trên địa bàn quản lý.
11. Các Sở - ngành, quận - huyện phải lấy ý kiến của Sở Giao thông - Công chính và các cơ quan liên quan về khả năng đáp ứng của hiện trạng hệ thống hạ tầng giao thông, phương án bố trí bãi đậu xe, lối ra vào trước khi cấp phép kinh doanh, xây dựng hoặc thẩm định thiết kế cơ sở các công trình xây dựng cao ốc văn phòng, trung tâm thương mại, siêu thị, chợ, nhà hàng ăn uống,…
12. Công an thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện kiên quyết thực hiện việc hạn chế xe 3 bánh, xe bán hàng rong lưu thông trong khu vực trung tâm thành phố.
13. Sở Giao thông - Công chính chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành liên quan trong việc xây dựng chương trình hạn chế phương tiện giao thông cá nhân, trong đó, tập trung nghiên cứu các giải pháp: tăng mức phí đăng ký xe mới; thu phí giao thông hàng năm đối với mỗi loại phương tiện lưu thông trên địa bàn; cấm, hạn chế (theo thời gian) toàn bộ hoặc một số loại phương tiện lưu thông trên một số tuyến nhất định thường xuyên ùn tắc;
14. Sở Giao thông - Công chính chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất thực hiện việc đội nón bảo hiểm đối với người ngồi trên xe gắn máy khi tham gia giao thông.
15. Sở Lao động - Thương Binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Sở - ngành liên quan nghiên cứu, đề xuất thực hiện việc điều chỉnh lệch ca, lệch giờ để hạn chế lưu lượng tập trung trong giờ cao điểm.
Nhóm giải pháp 6: Tiếp tục phát triển vận tải hành khách công cộng.
1. Tập trung công tác chuẩn bị đầu tư để đảm bảo tiến độ triển khai xây dựng các tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).
2. Xe buýt:
a) Tổ chức lại lưu thông của xe buýt:
- Rà soát bố trí loại xe buýt phù hợp với chiều rộng mặt đường (hoặc nắn chỉnh tuyến), giảm bớt độ trùng lắp tuyến, giảm mật độ xe buýt lưu thông một số tuyến đường chính hay ùn tắc.
- Thiết kế các làn đường dành riêng hoặc ưu tiên cho xe buýt (như đường Trần Hưng Đạo) trên các tuyến đường có từ 6 làn xe trở lên và có nhiều tuyến xe buýt đi qua.
- Triển khai thực hiện hệ thống định vị toàn cầu (GPS) vào quản lý hoạt động của xe buýt.
- Rà soát, hợp lý hóa biểu đồ giờ xe buýt để hạn chế các trường hợp lái xe chạy ẩu do không đủ giờ.
b) Đầu tư cải tạo, phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ xe buýt:
- Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng, cải tạo các nhà ga xe buýt gồm Công viên 23/9 và Bến xe Chợ Lớn, điểm cuối tuyến tại Đầm Sen và Suối Tiên.
- Triển khai khoét vịnh (cắt lề) tại các vị trí trạm dừng, nhà chờ có chiều rộng lề đường > 4m.
- Xây dựng các trạm trung chuyển hành khách tại các vị trí có nhiều tuyến xe buýt đi qua và có mặt bằng phù hợp.
- Lắp đặt bổ sung trạm dừng, nhà chờ trên dãy phân cách trên đường Trường Chinh và Quốc lộ 22 và Xa lộ Hà Nội.
- Rà soát, sắp xếp, tăng thêm ô sơn xe buýt tại những trạm dừng có nhiều tuyến xe buýt đi ngang (trạm trung chuyển, đầu - cuối bến sử dụng lề đường…).
- Rà soát, bố trí lại các trạm dừng cho phù hợp, nhất là các trạm đặt quá gần giao lộ, trước cổng các chợ, bệnh viện, khu du lịch, trường học…
c) Đầu tư phát triển và nâng cao hiệu quả của hệ thống xe buýt:
+ Tổ chức lại mạng lưới vận tải hành khách công cộng:
- Sắp xếp, điều chỉnh lại luồng tuyến theo quy hoạch đã được thành phố duyệt.
- Phối hợp với các đơn vị tư vấn, các trường đại học nghiên cứu thực hiện tái cấu trúc lại mạng lưới xe buýt.
+ Tổ chức lại các đầu mối tham gia vận tải hành khách công cộng:
- Tái cấu trúc lại các đơn vị vận tải xe buýt quy mô nhỏ, yếu.
- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý điều hành của các đơn vị vận tải.
+ Tăng cường thông tin và năng lực quản lý điều hành xe buýt:
- Đầu tư thử nghiệm hệ thống vé từ (Smart card) thay vé giấy để tạo thuận lợi và văn minh trong hoạt động xe buýt...
- Tập trung thực hiện các hình thức nhằm tăng cường thông tin về hoạt động xe buýt đến người dân (tờ rơi, bản đồ, trang web, sổ tay, cẩm nang xe buýt…).
- Rà soát, điều chỉnh lộ trình tuyến phù hợp nhu cầu đi lại, kéo dài thời gian hoạt động một số tuyến chính.
- Tiếp tục tập trung nâng cao sản lượng vận chuyển học sinh, sinh viên và công nhân.
- Tổ chức đấu thầu khai thác một số tuyến xe buýt.
+ Thành lập quỹ phát triển vận tải hành khách công cộng: nguồn thu từ xử phạt vi phạm trật tự an toàn giao thông, thu phí hạn chế xe cá nhân, phí giữ xe, bến bãi...
d) Giáo dục chấp hành pháp luật giao thông:
- Tiếp tục mở các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ cho lái xe, tiếp viên xe buýt và đội ngũ nhân viên kiểm tra, điều hành.
- Giáo dục lái xe buýt nghiêm chỉnh thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn giao thông: đảm bảo an toàn khi ra, vào trạm dừng, không phóng nhanh, dành đường vượt ẩu, chạy rà rút, chở quá tải… Nghiêm cấm xe buýt chạy hàng 2, hàng 3, qua mặt nhau trên đường (trừ vị trí trạm dừng); không được lạm dụng quy định quyền ưu tiên trong lưu thông của xe buýt. Đồng thời tăng cường kiểm tra, xử lý nặng và kiên quyết đối với những vi phạm về trật tư an toàn giao thông: chạy lấn tuyến, phóng nhanh, vượt ẩu, chạy hàng 2, hàng 3, chạy quá tốc độ, chiếm dụng nhà chờ, ô sơn xe buýt…
3. Xe taxi:
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 38/2006/CT-UBND ngày 11 tháng 12 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố về tăng cường kiểm soát xe chở hàng hóa vượt tải trọng thiết kế của xe và vượt tải trọng cho phép của cầu, đường trên địa bàn thành phố.
- Quy hoạch số lượng taxi hoạt động trên địa bàn thành phố.
4. Xe khách liên tỉnh:
a) Xe khách liên tỉnh tuyến cố định: chỉ đến bến xe liên tỉnh và đi qua thành phố ở vành đai ngoài.
b) Xe Hợp đồng, du lịch: ngoài việc quản lý theo tua du lịch, cấm bán vé lẻ hoặc hình thức trá hình để vận chuyển hành khách đi từ nội thành ra các tỉnh.
5. Vận tải hàng hóa:
- Mở rộng diện hạn chế về thời gian đối với xe tải nhỏ (có số lượng xe lớn) có trọng tải từ 1 tấn (hoặc 1,5 tấn) trở lên và tổng trọng tải trên 3 tấn lưu thông theo buổi (sáng hoặc chiều).
- Tiếp tục di dời các kho hàng hóa còn lại trong thành phố ra vùng vành đai ngoài thành phố (II) và quy hoạch các bãi đậu xe tải ngoài vành đai II.
- Loại xe đặc chủng (như chở xăng dầu, hút hầm cầu, xe chở rác…) hoạt động vào ban đêm.
1. Thủ trưởng các Sở - ban - ngành thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và các đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm triển khai phối hợp thực hiện kế hoạch này.
2. Công an thành phố tập trung kiểm tra, cương quyết xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm luật giao thông và phối hợp với Sở Giao thông - Công chính để tổ chức phân luồng giao thông; thực hiện các biện pháp ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi biểu hiện tiêu cực nội bộ trong một bộ phận Cảnh sát giao thông.
3. Sở Giao thông - Công chính tập trung chỉ đạo các công trình cải tạo, tổ chức giao thông công cộng trên địa bàn thành phố. Kiểm tra chặt chẽ chất lượng sơn kẻ vạch, biển báo, dãy phân cách, hệ thống đèn tín hiệu giao thông; chất lượng và tiến độ các dự án cầu, đường, xử lý nghiêm minh, kịp thời các vi phạm ảnh hưởng chất lượng và tiến độ; ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý nghiêm minh, kịp thời mọi biểu hiện tiêu cực trong thanh tra giao thông, cấp phép lái xe.
4. Thường trực Ban An toàn giao thông thành phố chủ trì phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố, Thành Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và các đoàn thể thành viên của Mặt trận Tổ quốc, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Giáo dục và Đào tạo và các đơn vị liên quan tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, kế hoạch, giáo dục về luật giao thông, về chủ trương, chính sách của thành phố trong việc hạn chế lưu thông các loại xe cá nhân nhằm giảm bớt ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông.
5. Sở Giáo dục và Đào tạo vận động và tổ chức cho học sinh đi học bằng xe đưa đón tập thể, bằng phương tiện giao thông công cộng (hạn chế đi lại bằng xe cá nhân); chủ động phối hợp với Sở giao thông - Công chính và Ủy ban nhân dân quận - huyện, phường - xã sở tại để giải tỏa tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường.
6. Ban Quản lý các Khu Chế xuất và Công nghiệp thành phố phối hợp với Sở Giao thông - Công chính, Công an thành phố và Ủy ban nhân dân các quận - huyện thực hiện các biện pháp phòng tránh ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông trước cổng các khu công nghiệp, khu chế xuất tập trung đông người và phương tiện lưu thông.
7. Sở Thương mại và Sở Y tế phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức kiểm tra, chỉ đạo giải quyết không để ùn tắc giao thông tại các chợ, siêu thị, bệnh viện...
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và Sở Giao thông - Công chính chỉ đạo ưu tiên giải quyết nhanh các thủ tục và đề xuất bố trí đủ vốn cho những hạng mục công trình nêu trên và các dự án có tính cấp bách để thực hiện tốt kế hoạch này.
9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện chịu trách nhiệm chính về tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông, trật tự lòng lề đường trên địa bàn do mình phụ trách, đặc biệt tại các chợ, siêu thị, trường học, những nơi tập trung đông người và phương tiện lưu thông.
10. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố chủ trì trong việc tổ chức thực hiện cuộc vận động “Toàn dân tích cực tham gia công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông” trong việc triển khai thực hiện công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về trật tự an toàn giao thông của Hội Cựu Chiến binh, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân và các tổ chức đoàn thể thuộc hệ thống Mặt trận Tổ quốc thành phố.
1. Ban An toàn giao thông thành phố, Sở Giao thông - Công chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Văn hóa và Thông tin, Công an thành phố có kế hoạch phối hợp với các Sở - ban - ngành khác của thành phố, với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố, các tổ chức, đoàn thể, với Ủy ban nhân dân các quận - huyện để triển khai thực hiện đồng bộ Chương trình chống kẹt xe nội thị năm 2007 trên địa bàn thành phố, đồng thời thường xuyên kiểm tra, tổng hợp tình hình, định kỳ báo cáo kết quả 1 tháng một lần và đề xuất các biện pháp để Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố giải quyết kịp thời những khó khăn, vướng mắc của từng đơn vị trong quá trình thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân thành phố chủ trì giao ban định kỳ với các đơn vị liên quan để kiểm điểm tình hình thực hiện, tổ chức sơ kết hàng tháng, quý và tổng kết đánh giá tình hình vào cuối năm 2007 báo cáo với Thành ủy, Hội đồng nhân dân thành phố.
Yêu cầu Thủ trưởng các Sở - ban - ngành, các tổ chức, đoàn thể, đơn vị đóng trên địa bàn thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã căn cứ vào chức năng nhiệm vụ và nội dung kế hoạch này để xây dựng chương trình, kế hoạch và biện pháp cụ thể thực hiện Chương trình chống kẹt xe nội thị năm 2007 của thành phố.
3. Giám đốc, Thủ trưởng các Sở - ban - ngành, các tổ chức, đoàn thể, Ủy ban nhân dân các quận - huyện có trách nhiệm triển khai ngay kế hoạch này, lập dự toán chi tiết các chi phí cần thiết, trình Ủy ban nhân dân thành phố xét duyệt cho thực hiện, đồng thời lập tiến độ chi tiết đối với dự án, công trình, công việc cụ thể trong năm 2007 gởi về Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giao thông - Công chính để kiểm tra đôn đốc thực hiện. Khi có khó khăn, vướng mắc và các phát sinh trong quá trình thực hiện, các cơ quan, đơn vị báo cáo ngay với Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố để trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố chỉ đạo, giải quyết./.
DANH MỤC CÁC DỰ ÁN SỬA CHỮA ĐẢM BẢO GIAO THÔNG
Tổng kinh phí: 74.070.000.000 đồng
STT |
Danh mục |
Chủ đầu tư |
Địa điểm |
Quy mô |
Tổng vốn đầu tư (triệu đồng) |
|
|
Tổng |
|
|
|
74.070 |
|
1 |
Đảm bảo giao thông đường Huỳnh Văn Nghệ |
Khu QLGT đô thị số 1 |
Quận Tân Bình |
|
950 |
|
2 |
Sửa chữa cải tạo đường song hành với đường sắt trên địa bàn quận Phú Nhuận |
Ban QLDA ĐTXD CT quận Phú Nhuận |
Quận Phú Nhuận |
BTNN 5cm, cống thoát nước D400 |
1.357 |
|
3 |
Sửa chữa ĐBGT đường Hồng Hà (từ Yên Thế đến sân banh) |
|
Quận Tân Bình |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 450m |
300 |
|
4 |
Sửa chữa ĐBGT đường Cửu Long (từ Trường Sơn đến Yên Thế) |
|
Quận Tân Bình |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 390m |
370 |
|
5 |
Sửa chữa ĐBGT đường Trịnh Quang Nghị (từ Phạm Thế Hiển đến sông Cần Giuộc) |
|
Quận 8 |
Trải cán đá, thảm BTNN 5cm, chiều dài 512m |
550 |
|
6 |
Sửa chữa ĐBGT đường Nguyễn Oanh (Cầu An Lộc - Lê Đức Thọ) |
|
Quận Gò Vấp |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 500m |
700 |
|
7 |
Sửa chữa ĐBGT đường Nguyễn Văn Đậu (Đoạn Nguyễn Thượng Hiền - Hoàng Hoa Thám; Lê Quang Định - Phan Văn Trị; Phan Đăng Lưu đến ranh Bình Thạnh) |
|
Quận Bình Thạnh, Phú Nhuận |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 1.319m |
1.100 |
|
8 |
Sửa chữa ĐBGT đường Ngô Tất Tố (từ Nguyễn Văn Lạc đến Nguyễn Hữu Cảnh) |
|
Quận Bình Thạnh |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 890m |
750 |
|
9 |
Sửa chữa ĐBGT đường Đào Duy Anh (Hồ Văn Huê - Phổ Quang) |
|
Quận Phú Nhuận |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 591m |
700 |
|
10 |
Sửa chữa ĐBGT đường Bạch Đằng (Từ Hồng Hà đến Nguyễn Thái Sơn) |
|
Quận Tân Bình |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 700m |
600 |
|
11 |
Sửa chữa ĐBGT đường Nơ Trang Long (từ số nhà 357 - đường ray xe lửa) |
|
Quận Bình Thạnh |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 415m |
450 |
|
12 |
Sửa chữa ĐBGT đường Lê Quang Định (đoạn từ Nơ Trang Long - số nhà 358 và đoạn từ Nguyễn Văn Đậu đến đường Nguyễn Bỉnh Khiêm) |
|
Quận Bình Thạnh |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 960m |
1.300 |
|
13 |
Sửa chữa ĐBGT đường Lê Quang Định (Cầu Hang - Nguyễn Bỉnh Khiêm) |
|
Quận Gò Vấp |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 630m |
700 |
|
14 |
Sửa chữa ĐBGT đường Nguyễn Văn Dung (từ Nguyễn Oanh đến cuối đường) |
|
Quận Gò Vấp |
Trải cán đá, thảm BTNN 5cm, chiều dài 638m |
750 |
|
15 |
Sửa chữa ĐBGT đường Thuận Kiều (Hồng Bàng - Lê Đại Hành) |
|
Quận 5; quận 11 |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 537m |
652 |
|
16 |
Sửa chữa ĐBGT đường Tuệ Tĩnh |
|
Quận 11 |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 538m |
523 |
|
17 |
Sửa chữa ĐBGT đường Công chúa Ngọc Hân (Từ Lê Đại Hành - đường 3/2) |
|
Quận 11 |
Thảm BTNN 5cm, bù vênh, chiều dài 524m |
382 |
|
18 |
Sửa chữa ĐBGT đường An Điềm (Từ Ngô Quyền - Tản Đà) |
|
Quận 5 |
Trải đá 4x6 dày bình quân 20cm, BTNN dày 5cm; dài 253m, rộng 6m |
490 |
|
19 |
Sửa chữa ĐBGT đường Xóm Chỉ (Từ Phan Phú Tiên - Tản Đà) |
|
Quận 5 |
Trải đá 4x6 dày bình quân 20cm, BTNN dày 5cm; dài 108m, rộng 4m |
150 |
|
20 |
Sửa chữa ĐBGT đường giữa lô D và lô F cư xá Thanh Đa |
|
Quận Bình Thạnh |
Trải cán đá, thảm BTNN 5cm, chiều dài 240m |
262 |
|
21 |
Sửa chữa ĐBGT đường Lương Định Của (đoạn từ cầu Thủ Thiêm đến giao lộ Trần Não) |
|
Quận 2 |
BTNN dày 5cm |
1.230 |
|
22 |
Sửa chữa ĐBGT đường Lương Định Của (từ giao lộ Trần Não đến giao lộ Liên tỉnh lộ 25B) |
|
Quận 2 |
Trải đá 0x4 dày bình quân 30cm; BTNN dày 12cm; bổ sung hệ thống thoát nước cục bộ |
14.710 |
|
23 |
Sửa chữa ĐBGT đường Nguyễn Duy Trinh (từ giao lộ Nguyễn Thị Định đến giao lộ Đỗ Xuân Hợp) |
|
Quận 2 |
BTNN dày 7cm |
3.800 |
|
24 |
Sửa chữa ĐBGT đường Trần Não (từ giao lộ Lương Định Của đến cầu Cá Trê 1) |
|
Quận 2 |
BTNN dày 7cm |
820 |
|
25 |
Sửa chữa ĐBGT đường Lê Văn Việt (từ giao lộ đường Đình Phong Phú đến Trường Trần Quốc Toản) |
|
Quận 9 |
BTNN dày 7cm |
1.880 |
|
26 |
Sửa chữa ĐBGT đường Lê Văn Việt (từ trường Trần Quốc Toản đến đại học GTVT) |
|
Quận 9 |
BTNN dày 7cm, bổ sung đá 0x4 dày 30cm phần đường mở rộng |
1.320 |
|
27 |
Sửa chữa ĐBGT đường song hành quốc lộ 1A (từ chân cầu vượt Suối Tiên đến giao lộ 400) |
|
Quận 9 |
BTNN dày 7cm, đá 0x4 dày 30cm |
3.380 |
|
28 |
Sửa chữa ĐBGT đường Nguyễn Duy Trinh (từ cầu Ông Nhiêu đến giao lộ Lã Xuân Oai) |
|
Quận 9 |
Trải cán đá 4x6 dày 12cm; BTNN 7cm |
3.300 |
|
29 |
Sửa chữa ĐBGT đường Đỗ Xuân Hợp (từ cầu Nam Lý đến giao lộ Nguyễn Duy Trinh) |
|
Quận 9 |
Trải cán đá 0x4 dày 20cm; BTNN 7cm, bổ sung HTNN cục bộ |
5.630 |
|
30 |
Lắp đặt hộ lan mềm trên tuyến Quốc lộ 52 (đoạn trước nhà máy nước Thủ Đức) |
|
|
L = 2.500m (2 bên) |
2.500 |
|
31 |
Lắp đặt hộ lan mềm trên tuyến Quốc lộ 1A (đoạn từ công ty 610 đến giao lộ đường Lê Văn Chí) |
|
|
L= 450m |
450 |
|
32 |
Đảm bảo giao thông đường Đặng Thúc Vịnh (từ cầu Rạch Tra đến đường Lê Văn Khương) |
|
Huyện Hóc Môn |
Nâng cấp khôi phục mặt đường |
1.950 |
|
33 |
Đảm bảo giao thông đường Hà Huy Giáp (từ cầu Giao Khẩu đến cầu Ba Thôn và từ cầu Trùm Bích đến cầu Rạch Quản) |
|
Quận 12 |
Khôi phục mặt đường |
2.200 |
|
34 |
Đảm bảo giao thông cầu Lớn |
|
Huyện Củ Chi |
Cải thiện độ dốc dọc, sửa chữa đường vào cầu |
501 |
|
35 |
Lắp đặt hộ lan mềm trên tuyến Quốc lộ 22 |
|
|
L = 2.000m |
2.000 |
|
36 |
Đảm bảo giao thông đường Phạm Hữu Lầu (từ cầu Cống Dinh đến Lê Văn Lương) |
|
Huyện Nhà Bè |
Dài: 1.200m; rộng: 06m; BTNN dày 5cm; đá 4x6 dày bình quân 15cm (22% diện tích), cày sọc |
1.757 |
|
37 |
Đảm bảo giao thông đường Nguyễn Bình (từ cầu Bà Sáu cũ đến cầu Bà Sáu mới) |
|
Huyện Nhà Bè |
Dài: 514,5m; rộng: 05m; BTNN 5cm; đá 4x6 dày bình quân 20cm (22% diện tích), cày sọc; gia cố lề đường (1mx2bên) đất sỏi đỏ. |
700 |
|
38 |
Đảm bảo giao thông đường Lê Văn Lương (từ cầu Rạch Bàng 1 đến cầu Rạch Đỉa 1) |
|
Quận 7 |
Dài: 1.400m; rộng: 05m; BTNN 5cm; đá 4x6 dày bình quân 15cm (22% diện tích), cày sọc; gia cố lề đường (1m x 2 bên) đất sỏi đỏ |
2.391 |
|
39 |
Đảm bảo giao thông đường Trần Đại Nghĩa (từ cầu kênh B đến ngã ba Mai Bá Hương) |
|
Huyện Bình Chánh |
Dài: 4.600m; rộng: 06m; BTNN 5cm; đá 4x6 dày bình quân 15cm (22% diện tích) |
6.081 |
|
40 |
Đảm bảo giao thông đường Lưu Trọng Lư (từ Huỳnh Tấn Phát đến cảng) |
|
Quận 7 |
Dài: 250m; rộng 15 - 17m; BTNN dày 7cm; đá 4x6 dày 15cm (22% diện tích); hoàn chỉnh triền lề; nâng hầm ga |
1.054 |
|
41 |
Đảm bảo giao thông đường Nguyễn Hữu Thọ (từ Nguyễn Văn Linh đến nút giao bờ Nam cầu Bà Chiêm) |
|
Quận 7; huyện Nhà Bè |
Dài: 7.100m; rộng: 8.5m; BTNN dày 5cm; bù lún cục bộ bằng đá cấp phối hoặc bêtông nhựa |
2.700 |
|
42 |
Đảm bảo giao thông đường Vĩnh Lộc (từ số nhà F10/21b đến ranh Hóc Môn) |
|
Huyện Bình Chánh |
Dài: 700m; rộng: 6,5m; BTNN 7cm; đá 4x6 dày bình quân 15cm (22% diện tích), cày sọc |
680 |
|
DANH MỤC CÁC TUYẾN ĐƯỜNG SỬA CHỮA LỚN VÀ VỪA TRONG NĂM 2007
Tổng kinh phí: 130.640.000.000 đồng
STT |
Tên dự án |
Vị trí (Từ…đến…) |
Chủ đầu tư |
Địa điểm |
Tổng vốn đầu tư dự kiến (triệu đồng) |
|
|
Tổng |
|
|
|
130.640 |
|
1 |
Đường Tôn Thất Thuyết |
Từ Nguyễn Tất Thành - cuối đường |
Ban QLDA KV ĐT XD quận 4 |
Quận 4 |
4.350 |
|
2 |
Đường Long Thuận |
Từ cầu Trường Phước đến đường Long Phước |
Ban QLDA ĐT XD CT quận 9 |
Quận 9 |
4.000 |
|
3 |
Đường HT 42 |
Từ Nguyễn Ảnh Thủ đến HT37 |
Ban QLDA KV ĐTXD quận 12 |
Quận 12 |
4.980 |
|
4 |
Đường TTH 10 |
Từ QL1A đến TTH21 |
Ban QLDA KV ĐTXD quận 12 |
Quận 12 |
3.260 |
|
5 |
Đường TMT 09 |
Từ Quốc lộ 1A đến TMT 18A |
Ban QLDA KV ĐTXD quận 12 |
Quận 12 |
2.950 |
|
6 |
Đường TCH 05 |
Từ TCH 13 đến TCH 02 |
Ban QLDA KV ĐTXD quận 12 |
Quận 12 |
6.200 |
|
7 |
Đường Hồ Học Lãm |
Từ cầu Bà Tiếng đến Đại lộ Đông Tây |
Ban QLDA ĐT và XD quận Bình Tân |
Phường An Lạc, Bình Trị Đông B |
8.370 |
|
8 |
Đường Lê Đình Cẩn |
Từ Tỉnh lộ 10 đến Quốc lộ 1A |
Ban QLDA ĐT và XD quận Bình Tân |
Phường Tân Tạo, Bình Trị Đông A |
13.090 |
|
9 |
Đường Gò Xoài |
Từ Lê Văn Quới đến Tân Kỳ Tân Quý |
Ban QLDA ĐT và XD quận Bình Tân |
Phường Bình Hưng Hòa A |
7.920 |
|
10 |
Đường liên khu 2 - 5 |
Từ Tân Hòa Đông đến đường Hương lộ 2 |
Ban QLDA ĐT và XD quận Bình Tân |
Phường Bình Trị Đông |
3.890 |
|
11 |
Đường Tây Lân (Hương lộ 2 nối dài) |
Từ QL1A đến ranh Bình Chánh |
Ban QLDA ĐT và XD quận Bình Tân |
Phường Bình Trị Đông A |
4.320 |
|
12 |
Đường Hưng Phú |
Từ cầu Chánh Hưng - cầu chữ Y |
Khu QLGTĐT số 1 |
Quận 8 |
4.590 |
|
13 |
Sửa chữa lớn đường Phạm Thế Hiển (đoạn từ cầu Bà Tàng đến nhà số 2524 P.T.H và từ nhà số 2936A P.T.H đến đường Ba Tơ) |
Đoạn từ cầu Bà Tàng đến nhà số 2524 P.T.H và từ nhà số 2936A P.T.H đến đường Ba Tơ |
Khu QLGTĐT số 1 |
Quận 8 |
5.100 |
|
14 |
Đường Kha Vạn Cân |
Từ ranh dự án thoát nước Hoàng Diệu 2 đến cầu vượt Linh Xuân |
Khu QLGTĐT số 2 |
|
2.610 |
|
15 |
Đường Bùi Công Trừng |
Từ chân cầu Bà Năm - cầu Võng |
Khu QLGTĐT số 3 |
Huyện Hóc Môn |
3.480 |
|
16 |
Đường Trần Xuân Soạn |
Từ đường Huỳnh Tấn Phát - Km2+350 |
Khu QLGTĐT số 4 |
Quận 7 |
5.940 |
|
17 |
Đường Đinh Công Tráng |
Từ Thạch Thị Thanh đến Hai Bà Trưng |
Ban QLDA ĐTXD CT quận 1 |
Phường Tân Định |
170 |
|
18 |
Đường Cao Bá Nhạ |
Từ Cống Quỳnh đến Trần Đình Xu |
Ban QLDA ĐTXD CT quận 1 |
Phường Cư Trinh |
170 |
|
19 |
Đường Bùi Thị Xuân |
Từ CMT8 - Cống Quỳnh |
Ban QLDA ĐTXD CT quận 1 |
Phường Bến Thành |
870 |
|
20 |
Đường Vườn Chuối |
Từ Nguyễn Đình Chiểu - Điện Biên Phủ |
Ban QLDA ĐTXD CT quận 3 |
|
520 |
|
21 |
Đường số 3 CXĐT |
Từ Nguyễn Hiền đến cuối đường |
Ban QLDA ĐTXD CT Quận 3 |
|
320 |
|
22 |
Đường Ngô Thời Nhiệm |
Từ NKKN - CMT8 |
Ban QLDA ĐTXD CT quận 3 |
|
950 |
|
23 |
Đường Phan Văn Trị |
Từ Bùi Hữu Nghĩa đến Huỳnh Mẫn Đạt |
Ban QLDA quận 5 |
|
300 |
|
24 |
Đường Trần Xuân Hoà |
Từ Trần Hưng Đạo - Nguyễn Trãi |
Ban QLDA quận 5 |
|
155 |
|
25 |
Đường Bình Tiên |
Từ Phan Văn Khỏe - Trần Văn Kiểu |
Ban QLDA quận 6 |
Quận 6 |
1.380 |
|
26 |
Đường Võ Trứ |
Từ Hưng Phú đến Nguyễn Duy |
Ban QLDA KV ĐTXD quận 8 |
Phường 9 |
300 |
|
27 |
Đường Đình Phong Phú |
Từ đường Tăng Nhơn Phú - đường Dương Đình Hội |
Ban QLDA ĐTXD CT quận 9 |
|
900 |
|
28 |
Đường Trường Sơn |
Từ CMT8 - Đồng Nai |
Ban QLDA ĐTXD CT quận 10 |
Phường 13, 15 |
1.780 |
|
29 |
Đường Nguyễn Tiểu La |
Từ 3/2 - Hòa Hảo |
Ban QLDA ĐTXD CT quận 10 |
Phường 1 |
960 |
|
30 |
Đường Hòa Hưng |
Từ CMT8 đến Trại giam Chí Hòa |
Ban QLDA ĐTXD CT quận 10 |
Phường 13 |
820 |
|
31 |
Đường Tống Văn Trân |
Từ hẻm 341 - Lạc Long Quân |
Ban QLDA quận 11 |
Phường 5 |
900 |
|
32 |
Đường Xóm Đất |
Từ Minh Phụng - đường 3/2 |
Ban QLDA quận 11 |
Phường 5 |
750 |
|
33 |
Đường Đông Sơn |
Từ Ba Gia - Vân Côi |
Ban QLDA ĐTXD CT quận Tân Bình |
Phường 7 |
380 |
|
34 |
Đường Tân Xuân |
Từ Lạc Long Quân đến Lê Minh Xuân |
Ban QLDA ĐTXD CT quận Tân Bình |
Phường 8 |
460 |
|
35 |
Đường Trần Văn Hoàng |
Từ Nguyễn Thị Nhỏ đến khu vực nhà thờ |
Ban QLDA ĐTXD CT quận Tân Bình |
Phường 9 |
380 |
|
36 |
Đường Vân Côi |
Từ Bành Văn Trân - 196 Nghĩa Phát |
Ban QLDA ĐTXD CT quận Tân Bình |
Phường 7 |
420 |
|
37 |
Đường Thủ Khoa Huân |
Từ Đông Hồ đến Phú Hòa |
Ban QLDA ĐTXD CT quận Tân Bình |
Phường 8 |
290 |
|
38 |
Đường Độc Lập |
Từ Lũy Bán Bích đến Tân Hương |
Ban QLDA quận Tân Phú |
Phường Tân Thành |
1.600 |
|
39 |
Đường Tân Hương |
Từ Độc Lập đến Bình Long |
Ban QLDA quận Tân Phú |
Phường Tân Quý |
2.830 |
|
40 |
Đường Hoàng Diệu |
Từ Đặng Văn Ngữ - Trương Quốc Dung |
Ban QLDA quận Phú Nhuận |
Phường 10, quận PN |
340 |
|
41 |
Đường Trương Quốc Dung |
Từ Hoàng Văn Thụ - Trần Hữu Trang |
Ban QLDA quận Phú Nhuận |
Phường 8, 10, quận PN |
670 |
|
42 |
Đường Phan Xích Long (nối dài) |
Từ Phan Đăng Lưu - Nguyễn Đình Chiểu |
Ban QLDA quận Phú Nhuận |
Phường 3, quận PN |
320 |
|
43 |
Đường Nguyễn Đình Chiểu |
Từ Nguyễn Kiệm - Phùng Văn Cung |
Ban QLDA quận Phú Nhuận |
Phường 3, 4, quận PN |
390 |
|
44 |
Đường Tăng Bạt Hổ |
Từ Phan Văn Trị - Lê Quang Định |
Ban QLDA KV ĐT XD quận Bình Thạnh |
Phường 11 |
460 |
|
45 |
Lô 11 cư xá Thanh Đa |
Từ đường số 3 đến cuối lô 10 |
Ban QLDA KV ĐT XD quận Bình Thạnh |
Phường 27 |
710 |
|
46 |
Đường Lương Ngọc Quyến |
Từ Nơ Trang Long - cuối đường |
Ban QLDA KV ĐT XD quận Bình Thạnh |
Phường 13 |
1.250 |
|
47 |
Đường Hồ Văn Tư |
Từ đường Kha Vạn Cân đến UBND phường Trường Thọ |
Ban QLDA KV ĐT XD quận Thủ Đức |
|
620 |
|
48 |
Đường Duyên Hải |
Từ chợ Cần Giờ đến Nghĩa trang Liệt sĩ |
Ban QLDA huyện Cần Giờ |
|
2.200 |
|
49 |
Đường Hưng Nhơn |
Từ cầu Hưng Nhơn đến đường QL1A |
Ban QLDA KV ĐT XD huyện Bình Chánh. |
Xã Tân Kiên |
1.820 |
|
50 |
Đường liên xã thị trấn - Tân Thới Nhì |
Từ Hương lộ 60 - đường Xuyên Á |
Ban QLDA KV ĐT XD huyện Hóc Môn |
|
895 |
|
51 |
Đường liên xã thị trấn - Thới Tam Thôn |
Từ Quang Trung đến Lê Thị Hà |
Ban QLDA KV ĐT XD huyện Hóc Môn |
|
770 |
|
52 |
Đường Trần Khắc Chân |
Từ Lý Nam Đế - Quang Trung nối dài |
Ban QLDA KV ĐT XD huyện Hóc Môn |
|
270 |
|
53 |
Đường Nhuận Đức |
Từ Tỉnh lộ 7 - Hương lộ 1 |
Ban QLDA KV ĐT XD huyện Củ Chi |
|
2.370 |
|
54 |
Đường Trương Định |
Từ Lê Lai - Nguyễn Du |
Khu QLGTĐT số 1 |
Quận 1 |
650 |
|
55 |
Vòng xoay chợ Nguyễn Thái Bình |
Ngã 5 giao giữa Cống Quỳnh, Phạm Ngũ Lão, Nguyễn Trãi |
Khu QLGTĐT số 1 |
Quận 1 |
450 |
|
56 |
Đường Hồng Bàng |
Từ Triệu Quang Phục - Ngô Quyền |
Khu QLGTĐT số 1 |
Quận 5 |
1.100 |
|
57 |
Đường Nguyễn Phúc Nguyên |
Công trường Dân chủ - Ga Sài Gòn |
Khu QLGTĐT số 1 |
Quận 3 |
630 |
|
58 |
Đường Phổ Quang - Hoàng Minh Giám |
Từ 101 Phổ Quang đến 999 Hoàng Minh Giám |
Khu QLGTĐT số 1 |
Quận Tân Bình |
1.130 |
|
59 |
Đường 175 Lý Thường Kiệt |
Từ Lý Thường Kiệt đến Lạc Long Quân |
Khu QLGTĐT số 1 |
Phường 9 |
580 |
|
60 |
Đường Lê Đại Hành |
Từ đường 3/2 - Nguyễn Chí Thanh |
Khu QLGTĐT số 1 |
Phường 6, 7 |
600 |
|
61 |
Đường Nguyễn Duy Dương (bao gồm: Nguyễn Duy Dương, Trần Phú, An Bình) |
Từ Bà Hạt - Bến Hàm Tử |
Khu QLGTĐT số 1 |
Quận 5, 10 |
3.090 |
|
62 |
Quốc lộ 1A (đoạn từ ngã 5 Tân Vạn đến cầu Đồng Nai) |
2 bên đoạn từ ngã 5 Tân Vạn đến cầu Đồng Nai |
Khu QLGTĐT số 2 |
|
3.590 |
|
63 |
Đường Võ Văn Ngân |
Từ Đặng Văn Bi đến chợ Thủ Đức |
Khu QLGTĐT số 2 |
|
930 |
|
64 |
Cầu Bình Phước 2 |
Trên đường QL1A |
Khu QLGTĐT số 3 |
Quận 12 |
2.150 |
|
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CÁC DỰ ÁN GIAO THÔNG NĂM 2007
Phân loại |
STT |
Dự án/Công trình |
Nguồn vốn |
Kế hoạch 2007 |
|||
Chuẩn bị đầu tư |
Thi công |
Hoàn thành |
Ghi chú |
||||
Hệ thống các đường vành đai |
01 |
Đường vành đai 1 + Đoạn Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài |
B.T |
X |
|
|
|
02 |
Đường vành đai 2 + Đoạn nối QL1A (An Lạc) - cầu Phú Định + Đoạn nối cầu Phú Định - N.V.Linh + Nút giao thông khu A + Đoạn nối N.V.Linh - cầu Phú Mỹ + Đoạn nối cầu Phú Mỹ - cầu Rạch Chiếc + Cầu Rạch Chiếc + Đoạn nối cầu Rạch Chiếc - ngã tư Bình Thái + Nút Bình Thái + Đoạn nối Bình Thái - Gò Dưa |
|
X X
X X X |
X X X X
|
|
|
|
03 |
Đường vành đai 3 + Đoạn từ nút giao Tân Vạn - QL1A + Đoạn cao tốc liên vùng phía Nam + Đoạn thuộc Dự án cầu đường Nhơn Trạch |
MOT MOT UNK |
X X X |
|
|
|
|
Hệ thống đường hướng tâm |
01 |
Quốc lộ 50: + Mở rộng QL50 từ VĐ4 - N.V.Linh + Sửa chữa nâng cấp đoạn từ N.V.Linh - điểm giao đường song hành QL50 + Xây dựng mới đường song hành |
MOT
|
|
X
X |
X |
|
02 |
Mở rộng hoặc làm mới TL12 từ cầu Phú Long - đến Ngã Tư Ga |
|
X |
|
|
|
|
03 |
Mở rộng đường Rừng Sác |
|
|
X |
|
|
|
04 |
Sửa chữa TL43 từ Bình Dương đến nút Gò Dưa |
|
|
|
X |
|
|
05 |
Mở rộng TL15 đoạn từ Củ Chi đến nút Quang Trung |
|
|
X |
|
|
|
06 |
Mở rộng QL 1K từ cầu Hóa An đến nút Linh Xuân |
B.O.T |
|
|
X |
|
|
07 |
Đường cao tốc TP.HCM - Trung Lương |
MOT |
|
X |
|
|
|
08 |
Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây |
MOT |
|
X |
|
|
|
09 |
Đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu |
MOT |
X |
|
|
|
|
Hệ thống đường trục chính nội đô |
01 |
Mở rộng QL13 + đoạn Bình Phước - cầu Bình Triệu + đoạn cầu Bình Triệu - Đài Liệt sỹ |
|
|
X X |
|
|
02 |
Mở rộng đường Ung Văn Khiêm - Nguyễn Xí |
|
|
X |
|
|
|
03 |
Mở rộng trục đường Nguyễn Văn Trỗi - NKKN |
|
|
X |
|
|
|
04 |
Quốc lộ 50: Sửa chữa nâng cấp đoạn từ N.V.Linh - Nhị Thiên Đường |
|
|
|
X |
|
|
05 |
Cầu đường Nguyễn Văn Cừ |
|
|
|
X |
|
|
06 |
Xây dựng đường song hành TL10 |
|
|
X |
|
|
|
07 |
Mở rộng TL10 |
|
|
X |
|
|
|
08 |
Mở rộng TL9 (Đặng Thúc Vịnh) |
|
X |
|
|
|
|
09 |
Mở rộng và làm mới đường Tạ Quang Bửu (Quận 8) |
|
|
|
X |
|
|
10 |
Mở rộng đường Nguyễn Thị Thập |
|
|
X |
|
|
|
11 |
Mở rộng đường Bến Vân Đồn |
|
|
X |
|
|
|
12 |
Nâng cấp mở rộng đường Lê Trọng Tấn (HL13) |
|
|
|
X |
|
|
13 |
Nâng cấp mở rộng đường HL2 (Nguyễn Lý - Âu Cơ) |
|
|
X |
|
|
|
14 |
Sửa chữa mở rộng TL15 (nút Quang Trung - Chợ Cầu) |
|
|
|
X |
|
|
15 |
Sửa chữa mở rộng đường Nguyễn Oanh (An Lộc - Ngã Tư Ga) |
|
|
|
X |
|
|
16 |
Hoàn thiện Dự án đường Nguyễn Hữu Cảnh |
|
|
X |
|
|
|
17 |
Mở rộng XL Hà Nội |
|
X |
|
|
|
|
18 |
Đường Chánh Hưng nối dài |
|
|
X |
|
|
|
Hệ thống đường xuyên tâm |
01 |
Xây dựng đường trục B-N từ N.V.Linh - nút Bà Chiêm (giai đoạn 2) |
|
|
X |
|
|
02 |
Xây dựng đường trục B-N từ nút Bà Chiêm đến Hiệp Phước |
|
|
X |
|
|
|
03 |
Xây dựng trục Đông Tây |
|
|
X |
|
|
|
Hệ thống cầu, hầm lớn |
01 |
Cầu Thủ Thiêm |
|
|
|
X |
|
02 |
Cầu Phú Mỹ |
B.O.T |
|
X |
|
|
|
03 |
Cầu Nguyễn Văn Cừ |
|
|
|
X |
|
|
04 |
Cầu Phú Long |
|
|
X |
|
|
|
05 |
Cầu Phú Cường |
B.O.T |
|
|
X |
|
|
06 |
Cầu Phú Định (VĐ2) |
|
X |
|
|
|
|
07 |
Cầu Bình Khánh |
UNK |
X |
|
|
|
|
08 |
Cầu Rạch Chiếc (XLHN) |
|
|
X |
|
|
|
09 |
Cầu Công Lý |
|
|
|
X |
|
|
10 |
Hầm chui Tân Tạo |
|
|
|
X |
|
|
11 |
Hầm chui Linh Trung |
|
|
X |
|
|
|
Đường trên cao |
01 |
Tuyến số 1: từ nút giao Cộng Hòa theo đường Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân - Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè - trục Đông Tây quận 2 |
UNK |
X |
|
|
|
Đường sắt đô thị |
01 |
Tuyến ĐSĐT số 1 (đoạn Bến Thành - Suối Tiên) |
ODA |
X |
|
|
|
02 |
Tuyến ĐSĐT số 2 (đoạn Bến Thành - Tham Lương) |
ODA |
X |
|
|
|
|
03 |
Tuyến ĐSĐT số 3 (Bến Thành - Bến xe Miền Tây) |
ODA |
X |
|
|
|
|
04 |
Tuyến ĐSĐT số 4 (Đoạn Gò Vấp - Khánh Hội) |
UNK |
X |
|
|
|
|
05 |
Tuyến XĐMĐ số 1 (Thủ Thiêm - Bến xe Miền Tây) |
UNK |
X |
|
|
|
Ghi chú nguồn vốn:
MOT: nguồn vốn do Bộ GTVT xác định
ODA: nguồn hỗ trợ phát triển
B.T: nguồn vốn xây dựng - chuyển giao
B.O.T: nguồn vốn xây dựng - khai thác - chuyển giao
UNK: nguồn vốn chưa xác định
DANH SÁCH CÁC KHU VỰC, CÁC NÚT GIAO THÔNG, CÁC HÀNH LANG CẦN NGHIÊN CỨU VÀ CẢI TẠO GIAO THÔNG
Tổng kinh phí: 2.029.000.000 đồng
STT |
Vị trí |
Quận, huyện |
Kinh phí ước tính (triệu đồng) |
1 |
Khu vực Nguyễn Thị Minh Khai - Phạm Viết Chánh - Cống Quỳnh |
1, 3 |
70 |
2 |
Trần Quang Cơ - Nguyễn Lý - Lê Khôi - Thoại Ngọc Hầu |
Tân Phú |
70 |
3 |
Khu vực CMT8 - 3/2 - Cao Thắng - Điện Biên Phủ |
10, 3 |
80 |
4 |
Khu vực Trần Hưng Đạo - Nguyễn Tri Phương - Trần Phú |
5 |
50 |
5 |
Khu vực Trường Sơn - Phan Đình Giót |
Tân Bình |
80 |
6 |
Khu vực Lê Văn Sỹ - Huỳnh Văn Bánh |
Phú Nhuận |
100 |
7 |
Khu vực Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Hữu Cảnh - Tôn Đức Thắng - Lê Duẩn |
1 |
40 |
8 |
Khu vực Chu Mạnh Trinh - Lý Tự Trọng - Tôn Đức Thắng |
1 |
60 |
9 |
Khu vực Trần Quốc Toản |
3 |
70 |
10 |
Khu vực Phạm Hồng Thái - Nguyễn Trãi - Lê Lai - Lê Thị Riêng |
1 |
100 |
11 |
Khu vực 3/2 - Lý Thái Tổ - Lê Hồng Phong |
10 |
100 |
12 |
Khu vực Đinh Tiên Hoàng - Phan Đăng Lưu - Nơ Trang Long - Lê Quang Định |
Bình Thạnh |
110 |
13 |
Khu vực Nguyễn Đình Chiểu - Lý Thái Tổ - Cao Thắng |
3 |
80 |
14 |
Khu vực Đinh Tiên Hoàng - Nguyễn Văn Giai - Nguyễn Huy Tự |
1 |
70 |
15 |
Khu vực Cách Mạng Tháng 8 - Trường Sơn - Bắc Hải |
10 |
60 |
16 |
Khu vực Cầu Ông Lãnh - Hoàng Diệu - Khánh Hội |
4 |
50 |
17 |
Khu vực Lý Thường Kiệt - Nguyễn Chí Thanh - Hồng Bàng |
|
130 |
18 |
Nghiên cứu TCGT tại các điểm mở trên QL1A |
12 |
80 |
19 |
Nghiên cứu TCGT tại các điểm mở trên QL22 |
12, Hóc Môn, Củ Chi |
144 |
20 |
Nghiên cứu TCGT khu vực Tô Ngọc Vân - QL1A |
12 |
35 |
21 |
Nghiên cứu TCGT khu vực Nguyễn Văn Quá - QL1A |
12 |
72 |
22 |
Nghiên cứu TCGT khu vực ngã tư An Sương |
12 |
50 |
23 |
Nghiên cứu TCGT khu vực cầu Tham Lương - đường Trường Chinh |
12 |
30 |
24 |
Nghiên cứu TCGT khu vực Phan Văn Hớn - Phan Văn Đối - Nguyễn Ảnh Thủ |
Hóc Môn |
95 |
25 |
Nghiên cứu TCGT khu vực Bùi Văn Ngữ - Tô Ký |
12, Hóc Môn |
53 |
26 |
Khu vực Vĩnh Lộc - Nguyễn Thị Tú |
Bình Chánh |
150 |
Tổng cộng (triệu đồng) |
|
2.029 |
DANH SÁCH CÁC CẶP ĐƯỜNG SONG SONG CẦN NGHIÊN CỨU TỔ CHỨC LƯU THÔNG MỘT CHIỀU
Tổng kinh phí: 440.000.000 đồng
STT |
Tuyến đường |
Đoạn |
Kinh phí ước tính (triệu đ) |
Ghi chú |
1 |
Trần Quốc Thảo |
Võ Thị Sáu - Võ Văn Tần |
Công trình chuyển tiếp 2006 |
|
|
Lê Quý Đôn |
Nguyễn Thị Minh Khai - Võ Thị Sáu |
||
2 |
Lê Lai |
Cống Quỳnh - Phạm Hồng Thái |
Công trình chuyển tiếp 2006 |
1 chiều tất cả các loại xe |
|
Phạm Ngũ Lão |
Trần Hưng Đạo - Cống Quỳnh |
||
3 |
Thái Văn Lung |
Nguyễn Siêu - Lê Thánh Tôn |
70 |
|
|
Thi Sách |
Công trường Mê Linh - Lê Thánh Tôn |
||
4 |
Nguyễn Thị Minh Khai |
Hai Bà Trưng - CMT8 |
Công trình chuyển tiếp 2006 |
1 chiều tất cả các loại xe |
|
Võ Văn Tần |
Phạm Ngọc Thạch - CMT8 |
||
5 |
Nguyễn Trãi |
Nguyễn Tri Phương - Lê Hồng Phong |
120 |
|
|
Trần Hưng Đạo |
Lê Hồng Phong - Ngô Quyền |
||
6 |
Nguyễn Công Trứ |
|
120 |
|
|
Nguyễn Thái Bình |
|
||
|
Lê Thị Hồng Gấm |
|
||
7 |
Phó Đức Chính |
|
40 |
|
|
Calmette |
|
||
|
Ký Con |
|
||
|
Yersin |
|
||
8 |
Phạm Ngọc Thạch |
Hồ Con Rùa - Võ Thị Sáu |
90 |
|
|
Pasteur |
|
||
Tổng cộng (triệu đồng) |
|
440 |
|
DANH SÁCH CÁC TUYẾN ĐƯỜNG TRÊN 4 LÀN XE DỰ KIẾN LẮP ĐẶT BỔ SUNG DÃY PHÂN CÁCH
Tổng kinh phí: 15.615.000.000 đồng
STT |
Tên đường |
Từ |
Đến |
Bề rộng (m) |
Quận, huyện |
Kinh phí ước tính (triệu đồng) |
Ghi chú |
1 |
Nguyễn Thái Học - Nguyễn Thị Nghĩa |
Bến Chương Dương |
Phạm Hồng Thái |
19 |
1 |
460 |
|
2 |
Hoàng Diệu |
Cầu Ông Lãnh |
Khánh Hội |
16 |
4 |
200 |
|
3 |
Nguyễn Văn Cừ |
Trần Hưng Đạo |
Trần Phú |
19 |
5 |
760 |
|
4 |
Lê Hồng Phong |
Đường 3/2 |
Nguyễn Trãi |
16 |
5,10 |
150 |
|
5 |
Nguyễn Văn Lượng |
Thống Nhất |
Dương Quảng Hàm |
14 |
Gò Vấp |
940 |
|
6 |
Tây Thạnh |
Trường Chinh |
Lê Trọng Tấn |
16 |
Tân Phú |
1.000 |
|
7 |
Nguyễn Sơn |
Bình Long |
Lê Khôi |
14 |
Tân Phú |
1.000 |
|
8 |
Hoàng Minh Giám |
Nguyễn Kiệm |
Đào Duy Anh |
21 |
Phú Nhuận |
900 |
|
9 |
Khánh Hội |
Hoàng Diệu |
Cầu Kênh Tẻ |
14 |
4 |
300 |
|
10 |
Hòa Bình |
Lũy Bán Bích |
Khuông Việt |
14 |
11 |
400 |
|
11 |
Lắp đặt dải phân cách thép và mở rộng mặt đường trên Quốc lộ 1A |
Khu vực chân cầu vượt bộ hành Suối Tiên và một số đoạn trên QL1A |
|
|
|
|
Đã giao KH vốn 330 |
12 |
Lắp đặt dải phân cách đường Nguyễn Thị Định |
ngã ba Nguyễn Thị Định và LTL 25B |
phà Cát Lái |
|
|
1.328 |
|
13 |
Lắp đặt dải phân cách đường Võ Văn Ngân |
- đoạn từ Đặng Văn Bi - đoạn trước Khu Văn hóa Thể thao quận Thủ Đức |
Chợ Thủ Đức |
|
|
563 |
|
14 |
Lắp đặt hàng rào trên dải phân cách giữa QL 1A |
|
|
|
Quận 12 |
3.800 |
|
15 |
Tỉnh lộ 8 |
Quốc lộ 22 |
Cầu Kinh N31A |
16 |
Quận 12 |
1.200 |
|
16 |
Huỳnh Tấn Phát |
Cầu Tân Thuận 1 |
Cầu Phú Xuân |
14 |
4, 7 |
|
Đã giao KH vốn |
17 |
Quốc lộ 1A |
mố B cầu Bình Điền |
ranh Long An |
16 |
Bình Chánh |
1.264 |
|
Tổng cộng: |
15.615 |
|
THAY DÃY PHÂN CÁCH BÊ TÔNG BẰNG DÃY PHÂN CÁCH THÉP TẠI CÁC GIAO LỘ
Tổng kinh phí: 812.000.000 đồng
STT |
Giao lộ |
Chiều dài (m) |
QUẬN 1 |
|
|
1 |
Ngã 4 Đinh Tiên Hoàng - Trần Quang Khải |
40 |
2 |
Ngã 4 Đinh Tiên Hoàng - Điện Biên Phủ |
196 |
3 |
Ngã 4 Đinh Tiên Hoàng - Lê Duẩn |
20 |
4 |
Ngã 4 Võ Thị Sáu - Hai Bà Trưng |
30 |
5 |
Ngã 4 Trần Hưng Đạo - Nguyễn Văn Cừ |
20 |
6 |
Ngã 4 Nguyễn Văn Cừ - Nguyễn Trãi |
40 |
7 |
Ngã 3 Nguyễn Văn Cừ - An Dương Vương |
58 |
8 |
Ngã 3 Cống Quỳnh - Bùi Thị Xuân |
80 |
9 |
Ngã 4 Cống Quỳnh - Nguyễn Thị Minh Khai |
60 |
10 |
Ngã 3 Tôn Đức Thắng - Hàm Nghi |
40 |
11 |
Ngã 4 Nguyễn Thị Nghĩa - Trần Hưng Đạo |
20 |
QUẬN 4 |
|
|
12 |
Giao lộ Nguyễn Tất Thành - Hoàng Diệu - Lê Văn Linh |
96 |
13 |
Ngã 4 Nguyễn Tất Thành - Tôn Đản |
20 |
14 |
Ngã 3 Hoàng Diệu - Cầu Ông Lãnh |
50 |
QUẬN 10 |
|
|
22 |
Ngã 4 Nguyễn Tri Phương - 3/2 |
40 |
QUẬN 11 |
|
|
23 |
Ngã 4 Âu Cơ - Lạc Long Quân |
176 |
24 |
Ngã 4 Lãnh Binh Thăng - Bình Thới |
40 |
25 |
Ngã 4 Ông Ích Khiêm - Hòa Bình |
156 |
QUẬN BÌNH THẠNH |
|
|
27 |
Ngã 4 Hàng Xanh |
50 |
28 |
Ngã 3 Đinh Tiên Hoàng - Phan Đăng Lưu |
20 |
QUẬN PHÚ NHUẬN |
|
|
31 |
Ngã 4 Phan Đình Phùng - Nguyễn Trọng Tuyển |
40 |
32 |
Ngã 4 Phan Đình Phùng - Huỳnh Văn Bánh |
40 |
33 |
Ngã tư Phú Nhuận |
20 |
TỔNG CỘNG (m) |
1.352 |
|
Kinh phí ước tính (triệu đồng) |
812 |
DANH MỤC CÁC GIAO LỘ CẢI TẠO KÍCH THƯỚC HÌNH HỌC
Tổng kinh phí: 26.076.000.000 đồng
STT |
Giao lộ |
Quận |
Kinh phí ước tính (triệu đồng) |
1 |
Cộng Hòa - Út Tịch |
Tân Bình |
1.037 |
2 |
Trần Hưng Đạo - Nguyễn Tri Phương |
5 |
230 |
3 |
Dã Tượng - Nguyễn Duy |
8 |
1.395 |
4 |
Võ Trứ - Nguyễn Duy |
8 |
390 |
5 |
Võ Trứ - Hưng Phú |
8 |
588 |
6 |
Nguyễn Kiệm - Thích Quảng Đức |
Phú Nhuận |
806 |
7 |
Nguyễn Đình Chiểu - Lê Quý Đôn |
3 |
50 |
8 |
Khúc cua 5 đường cong liên tục trên Tỉnh lộ 15 |
Huyện Củ Chi |
1.800 |
9 |
Đường dẫn vào cầu Dừa trên đường Lê Văn Khương |
ranh huyện Hóc Môn và quận 12 |
500 |
10 |
Cải tạo khúc cua cong Tỉnh lộ 8, ấp Mũi Lớn. |
Huyện Củ Chi |
280 |
11 |
Cải tạo giao lộ Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát |
Quận 7 |
Chỉ hỗ trợ KCN Tân thuận |
12 |
Cải tạo giao lộ Bùi Văn Ba - Huỳnh Tấn Phát |
Quận 7 |
19.000 |
Tổng cộng các Khu (triệu đồng) |
26.076 |
DANH SÁCH CÁC GIAO LỘ DỰ KIẾN LẮP ĐẶT BỔ SUNG ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG
Tổng kinh phí: 6.020.000.000 đồng
STT |
Vị trí |
Quận - huyện |
Kinh phí ước tính (triệu đồng) |
1 |
Tú Xương - Nguyễn Thông |
3 |
230 |
2 |
Tú Xương - Lê Quý Đôn |
3 |
230 |
3 |
Bùi Hữu Nghĩa - Trần Hưng Đạo |
5 |
230 |
5 |
Sư Vạn Hạnh - Hùng Vương |
5 |
180 |
6 |
Phan Xích Long - Hoa Phượng |
Phú Nhuận |
230 |
7 |
Đường Vành đai trong - đường số 1 |
Bình Tân |
300 |
8 |
Đường Tên Lửa - đường số 1 |
Bình Tân |
300 |
9 |
Đường số 7 - đường số 4 |
Bình Tân |
230 |
10 |
Ba Vân - Trương Công Định |
Tân Bình |
230 |
11 |
Nguyễn Trường Tộ - Đoàn Như Hài |
4 |
200 |
12 |
Khánh Hội - hẻm 41 |
4 |
200 |
13 |
Lê Văn Việt - Lã Xuân Oai - Man Thiện |
9 |
1.000 |
14 |
Lê Văn Việt - Đình Phong Phú |
9 |
|
15 |
Lê Văn Việt - Nguyễn Văn Tăng |
9 |
|
16 |
Kha Vạn Cân - Linh Đông |
Thủ Đức |
|
17 |
Quốc lộ 1A - ĐH Nông Lâm |
9 |
|
18 |
Nguyễn Thị Định - LTL 25B |
2 |
|
19 |
Ngã 4 Nguyễn Thị Rành - Tỉnh lộ 7 |
Củ Chi |
400 |
20 |
Ngã 3 Tỉnh lộ 8 - Tỉnh lộ 9 |
Củ Chi |
300 |
21 |
Ngã 4 Hương lộ 2 - Tân Phú Trung |
Củ Chi |
400 |
22 |
Ngã 3 Tỉnh lộ 7 - tỉnh lộ 15 |
Củ Chi |
300 |
23 |
Ngã 3 Đỗ Đăng Tuyển - Tỉnh lộ 7 |
Củ Chi |
300 |
24 |
Ngã 3 Phan Văn Hớn - Phan Văn Đối |
Hóc Môn |
300 |
25 |
Đường số 10 - Đường số 17 |
7 |
230 |
26 |
Gò Ô Môi - Huỳnh Tấn Phát |
7 |
230 |
Tổng cộng |
|
6.020 |
STT |
GIAO LỘ |
QUẬN -HUYỆN |
GHI CHÚ |
01 |
Pasteur - Lê Thánh Tôn |
1 |
|
02 |
Pasteur - Lý Tự Trọng |
1 |
|
03 |
Pasteur - Nguyễn Thị Minh Khai |
1 |
|
04 |
Pasteur - Võ Văn Tần |
3 |
|
05 |
Nguyễn Thị Minh Khai - Tôn Thất Tùng |
1 |
|
06 |
Nguyễn Thị Minh Khai - Trương Định |
1 |
|
07 |
Nguyễn Thị Minh Khai - Phạm Ngọc Thạch |
3 |
|
08 |
Nguyễn Thị Minh Khai - Đinh Tiên Hoàng |
1 |
|
09 |
Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Nguyễn Công Trứ |
1 |
|
10 |
Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Hàm Nghi |
1 |
|
11 |
Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Trần Huy Liệu |
Phú Nhuận |
|
12 |
Trần Quang Khải - Lý Chính Thắng |
1 |
|
13 |
Trần Quang Khải - Đinh Tiên Hoàng |
1 |
|
14 |
Trần Hưng Đạo - Nguyễn Thái Học |
1 |
|
15 |
Cách Mạng Tháng 8 - Nguyễn Đình Chiểu |
3 |
|
16 |
Cách Mạng Tháng 8 - Điện Biên Phủ |
3 |
|
17 |
Cách Mạng Tháng 8 - Võ Văn Tần |
3 |
|
18 |
Cách Mạng Tháng 8 - Phạm Văn Hai |
Tân Bình |
|
19 |
Trường Chinh - Trần Mai Linh |
Tân Bình |
|
20 |
Trường Chinh - Hoàng Hoa Thám |
Tân Bình |
|
21 |
Trường Chinh - Tân Kỳ Tân Quý |
Tân Bình |
|
22 |
Trường Chinh - Tây Thạnh |
Tân Phú |
|
23 |
Nguyễn Đình Chiều - Cao Thắng |
3 |
|
24 |
Nguyễn Đình Chiều - Nam Kỳ Khởi Nghĩa |
3 |
|
25 |
Lê Quý Đôn - Võ Văn Tần |
3 |
|
26 |
Lê Văn Sỹ - Trần Huy Liệu |
Phú Nhuận |
|
27 |
Lê Văn Sỹ - Đặng Văn Ngữ |
Phú Nhuận |
|
28 |
Lê Văn Sỹ - Huỳnh Văn Bánh |
Phú Nhuận |
|
29 |
Lê Quang Định - Nguyễn Văn Đậu |
Bình Thạnh |
|
30 |
Bạch Đằng - Bùi Hữu Nghĩa - Lê Quang Định |
Bình Thạnh |
|
31 |
Phan Đăng Lưu - Đinh Tiên Hoàng - Nơ Trang Long |
Bình Thạnh |
|
32 |
Phan Đăng Lưu - Nguyễn Văn Đậu |
Bình Thạnh |
|
33 |
Phan Đăng Lưu - Phan Đình Phùng |
Phú Nhuận |
|
34 |
Lý Thường Kiệt - Lê Minh Xuân |
Tân Bình |
|
35 |
Lý Thường Kiệt - Đông Hồ |
Tân Bình |
|
36 |
Lý Thường Kiệt - Tô Hiến Thành |
11 |
|
37 |
Lý Thường Kiệt - 3/2 |
11 |
|
38 |
Lý Thường Kiệt - Nguyễn Kim |
10 |
|
39 |
3/2 - Cao Thắng |
10 |
|
40 |
3/2 - Lê Hồng Phong |
10 |
|
41 |
3/2 - Ngô Quyền |
10 |
|
42 |
3/2 - Nguyễn Kim |
10 |
|
43 |
3/2 - Lê Đại Hành |
11 |
|
44 |
3/2 - Tôn Thất Hiệp |
11 |
|
45 |
Võ Thị Sáu - Pasteur |
3 |
|
46 |
Võ Thị Sáu - Nam Kỳ Khởi Nghĩa |
3 |
|
47 |
Điện Biên Phủ - Nam Kỳ Khởi Nghĩa |
3 |
|
48 |
Điện Biên Phủ - Pastuer |
3 |
|
49 |
Điện Biên Phủ - Hai Bà Trưng |
1 |
|
50 |
Điện Biên Phủ - Đinh Tiên Hoàng |
1 |
|
51 |
Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Văn Thủ |
1 |
|
52 |
Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nguyễn Đình Chiểu |
1 |
|
53 |
Ngã tư XLHN - Tây Hòa (RMK) |
9 |
|
54 |
Ngã tư Bình Thái |
9 |
|
55 |
Ngã tư Thủ Đức |
9 |
|
56 |
Ngã 5 Tân Vạn |
9 |
|
57 |
Nghĩa trang Liệt sỹ - D.400 |
9 |
|
58 |
Quốc lộ 1A - Tỉnh lộ 43 |
Thủ Đức |
|
59 |
Tô Ngọc Vân - Gò Dưa |
Thủ Đức |
|
60 |
Quốc lộ 1A - Linh Trung 1 |
Thủ Đức |
|
61 |
Bình Triệu - Tỉnh lộ 43 |
Thủ Đức |
|
62 |
Vĩnh Lộc - Nguyễn Thị Tú |
Bình Chánh |
|
63 |
Nguyễn Văn Linh - Quốc lộ 1A |
Bình Chánh |
|
64 |
Dương Đình Cúc - Quốc lộ 1A |
Bình Chánh |
|
65 |
Nguyễn Văn Linh - Huỳnh Tấn Phát |
7 |
|
66 |
Bùi Văn Ba - Huỳnh Tấn Phát |
7 |
|
Kinh phí: 7.518.000.000 đồng
STT |
HẠNG MỤC |
ĐỊA ĐIỂM |
KINH PHÍ (triệu đồng) |
GHI CHÚ |
01 |
Lắp đặt biển báo hiệu ở dải phân cách giữa đường trên Quốc lộ 1A |
Quận 12 |
260 |
Giải quyết tình trạng xe đi làn trong cùng bị xe tải làn giữa che không thấy biển báo trong lề |
02 |
Lắp đặt biển báo hiệu ở dải phân cách giữa đường trên Quốc lộ 22 |
Huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi |
490 |
Giải quyết tình trạng xe đi làn trong cùng bị xe tải làn giữa che không thấy biển báo trong lề |
03 |
Gắn đinh phản quang dọc dải phân cách giữa trên QL 1A |
Quận 12 |
1.488 |
Hạn chế tình trạng xe đâm vào dải phân cách giữa ban đêm |
04 |
Gắn đinh phản quang dọc dải phân cách giữa trên QL 22 |
Huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi |
1.280 |
Hạn chế tình trạng xe đâm vào dải phân cách giữa ban đêm |
05 |
Lắp đặt biển báo hướng dẫn lưu thông dạng cổng chào khu vực ngã 4 An Sương |
Quận 12 |
2.000 |
Hướng dẫn lưu thông bằng tiếng Việt và tiếng Anh |
06 |
Lắp đặt biển báo hướng dẫn lưu thông dạng cổng chào khu vực cầu vượt Ga |
Quận 12 |
1.000 |
Hướng dẫn lưu thông bằng tiếng Việt và tiếng Anh |
07 |
Lắp đặt biển báo hướng dẫn lưu thông dạng cổng chào khu vực cầu vượt Củ Chi |
Huyện Củ Chi |
1.000 |
Hướng dẫn lưu thông bằng tiếng Việt và tiếng Anh |
|
Tổng cộng |
|
7.518 |
|
CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC, ĐỀ ÁN, DỰ ÁN MANG TÍNH THIẾT THỰC PHỤC VỤ CHO GIAO THÔNG THÀNH PHỐ
Đề tài số 1: Nghiên cứu đánh giá một số tồn tại trong tính toán kết cấu áo đường mềm để thiết kế catolog định hình kết cấu áo đường hợp lý cho khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài số 2: Xây dựng phần mềm phục vụ cho công tác duy tu bảo dưỡng và quản lý công trình đường và cầu đường bộ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài số 3: Khảo sát và xác định tải trọng thiết kế, tải trọng giới hạn cho phép xe lưu thông trên các đường phố trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài số 4: Nghiên cứu thiết kế, công nghệ chế tạo dầm BTCT dự ứng lực chất lượng cao (Bêtông có tính năng cao).
Đề tài số 5: Cải tạo và thiết kế một số nút giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài số 6: Các thiết bị sử dụng công nghệ GPS phục vụ công tác quản lý, điều hành, giám sát phương tiện giao thông và tổ chức giao thông hợp lý.
Đề tài số 7: Nghiên cứu các tác động của phương tiện giao thông vận tải dùng điện lên môi trường điện từ đô thị
Đề tài số 8: Nghiên cứu các giải pháp đường đắp cao trên nền đất yếu khu vực thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài số 9: Tổng điều tra hệ thống biển báo giao thông liên quan đến tình hình an toàn giao thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài số 10: Xác định mối tương quan thực nghiệm giữa môđun đàn hồi Eo (đo tĩnh và đo động) với hệ số chịu tải CBR.