Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 298-QĐ năm 1960 về bản quy định việc trang bị và phòng hộ của công nhân viên ngành Giao thông vận tải và Bưu điện do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện ban hành.

Số hiệu 298-QĐ
Ngày ban hành 07/12/1960
Ngày có hiệu lực 22/12/1960
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông và Bưu điện
Người ký Phan Trọng Tuệ
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN    

*******

Số: 298-QĐ

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

*******

Hà Nội, ngày 07 tháng 12 năm 1960

 

QUYẾT ĐỊNH  

 

BAN HÀNH BẢN QUY ĐỊNH VỀ VIỆC TRANG BỊ VÀ PHÒNG HỘ CỦA CÔNG NHÂN VIÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN

Căn cứ Thông tư của Thủ tướng Chính phủ số 3871-CN ngày 07 tháng 09 năm 1958 về việc tăng cường công tác bảo hộ lao động; Căn cứ vào tình hình và đặc điểm của ngành Giao thông vận tải và Bưu điện;
Để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho công nhân viên ngành Giao thông và Bưu điện.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. – Nay ban hành bản quy định về việc trang bị phòng hộ của công nhân viên ngành Giao thông vận tải và Bưu điện.

Điều 2. - Các ông Tổng cục trưởng, Vụ trưởng, Cục trưởng, Viện trưởng, Chánh văn phòng và cán bộ lãnh đạo các cấp thuộc Bộ Giao thông và Bưu điện căn cứ vào phạm vi trách nhiệm của mình thi hành quyết định này.

 

 

 BỘ TRƯỞNG

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN




Phan Trọng Tuệ

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC TRANG BỊ PHÒNG HỘ CỦA CÔNG NHÂN VIÊN NGÀNH GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ BƯU ĐIỆN

Điều 1. - Việc trang bị phòng hộ, bao gồm dụng cụ và áo quần phòng hộ của công nhân viên, nhằm tránh bệnh nghề nghiệp, ngăn ngừa tai nạn lao động, đảm bảo sức khỏe của công nhân viên để không ngừng nâng cao năng suất lao động.

Điều 2. - Dụng cụ và áo quần phòng hộ chỉ cấp trong những trường hợp sau đây:

1. Làm việc trực tiếp với các thứ hơi hoặc khi có hại đến sức khỏe, nhất là hại đến bộ máy hô hấp.

2. Làm việc trực tiếp hàng ngày ở nơi dơ bẩn, nhiều bụi bặm, khí ẩm lâu ngày, hoặc phải sử dụng nguyên vật liệu chưa tiêu độc hoặc tiếp xúc với các chất có thể nhiễm trùng, nhiễm độc gây nên bệnh tật nghiêm trọng.

3. Làm việc thường xuyên trực tiếp với a-xít, với các chất hóa học khác có hại đến sức khỏe, hoặc bị tàn than hay kim loại nấu chảy bắn ra hại đến da thịt.

4. Làm việc bị sức nóng quá cao hại đến cơ thể.

5. Làm việc bị ánh sáng chói quá mạnh hại đến con mắt.

6. Làm việc trực tiếp với điện, có thể bị điện giật.

7. Làm việc trực tiếp với các vật có cạnh sắc, mắt nhọn đâm thủng da thịt.

8. Làm việc trên cao, trên mặt nước, dưới nước sâu, trong hầm kín.

9. Làm việc ở nơi thường xuyên có tiếng chấn động quá mạnh hại đến thính giác.

10. Làm việc ngoài trời trong lúc mưa to không thể nghỉ vì kỷ luật của công tác giao thông vận tải.

Điều 3. – Trên nguyên tắc, dụng cụ và áo quần phòng hộ là tài sản của quốc gia, cấp phát cho cá nhân hoặc tập thể bảo quản và sử dụng trong khi làm việc, và chỉ cấp phát cho những chức danh đã kê rõ trong các biểu tiêu chuẩn kèm theo.

Tiêu chuẩn cấp phát cho các chức danh trong bản quy định này chỉ áp dụng đối với những công nhân viên thường xuyên làm nhiệm vụ đúng theo chức danh đã quy định. Trường hợp ở đơn vị có người công tác đó, nhưng khối lượng ít không có người làm thường xuyên, đơn vị căn cứ vào sự cần thiết thực tế mà sắm một số dự phòng để dùng khi làm đến những nghề đó. Trong trường hợp này sẽ do đơn vị trực tiếp bảo quản và căn cứ vào yêu cầu thực tế để mua sắm, cấp phát không theo quy định chung về thời gian sử dụng.

Điều 4. -  Tiêu chuẩn trang bị phòng hộ theo bản quy định này là căn cứ vào tình hình chung của các ngành để quy định thống nhất. Không vì tình hình thiết bị và điều kiện công tác ở các đơn vị hiện trường thường không hoàn toàn giống nhau, nên trong thực tế, nếu xét không cần cấp, thì thủ trưởng đơn vị có thể thảo luận với công đoàn để quyết định không cấp.

[...]