Quyết định 2969/QĐ-UBND năm 2012 công bố thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Số hiệu 2969/QĐ-UBND
Ngày ban hành 25/10/2012
Ngày có hiệu lực 25/10/2012
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lào Cai
Người ký Nguyễn Văn Vịnh
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÀO CAI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2969/QĐ-UBND

Lào Cai, ngày 25 tháng 10 năm 2012

 

 QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ BỘ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC NÔNG, LÂM NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về Kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 27 thủ tục hành chính thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp áp dụng tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Lào Cai.

(có phụ lục kèm theo)

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, thay thế các thủ tục thuộc lĩnh vực nông, lâm nghiệp được quy định tại Mục VII, Phụ lục I, Quyết định số 2844/QĐ-UBND ngày 07/10/2010 của UBND tỉnh Lào Cai.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3 QĐ;
- Thường trực UBND tỉnh;
- Cục Kiểm soát thủ tục hành chính;
- Cổng thông tin điện tử của tỉnh;
- Lưu: VT, NLN, KSTTHC.

CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Vịnh

 

PHỤ LỤC I.

DANH MỤC 27 THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số:2969/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh Lào Cai)

STT

TÊN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

GHI CHÚ

I. LĨNH VỰC KIỂM LÂM (08 TTHC)

1

Thẩm định phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trong trồng rừng

 

2

Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân.

Điểm b, Khoản 1, Điều 3 Thông tư 25/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

 

3

Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn.

Điểm a, Khoản 2, Điều3 Thông tư 25/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

 

4

Thuê rừng đối với hộ gia đình, cá nhân.

Khoản 4, điều 3 Thông tư 25/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ.

 

5

Đóng búa dấu kiểm lâm.

Điều 1, Thông tư 25/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn

 

6

Cấp Giấy phép vận chuyển đặc biệt

Điều 4 Thông tư số 25/2011/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sửa đổi, bổ sung Điều 5 quy định về kiểm tra, kiểm soát lâm sản ban hành kèm theo Quyết định số 59/2005/QĐ-BNN ngày 10/10.2005 của Bộ Nông nghiệp và PTNT

 

7

Cấp giấy phép vận chuyển gấu

- Theo "khoản 3 Điều 10 vận chuyển gấu" quy định tại Điều 5 Thông tư 25/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Sửa đổi, bổ sung một số điều quy chế quản lý gấu nuôi ban hành kèm theo Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN ngày 29/9/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT

 

8

Xác nhận của hạt Kiểm lâm đối với lâm sản chưa qua chế biến có nguồn gốc khai thác từ rừng, lâm sản nhập khẩu, lâm sản sau xử lý tịch thu, lâm sản sau chế biến, lâm sản vận chuyển nội bộ.

 

II. LĨNH VỰC LÂM NGHIỆP (14 TTHC)

1

Quy trình cải tạo rừng nghèo kiệt

 

2

Thu hồi rừng trong trường hợp Nhà nước sử dụng vào mục đích Quốc phòng, An ninh, lợi ích quốc gia; Nhà nước có nhu cầu sử dụng rừng và đất để phát triển rừng cho lợi ích công cộng, phát triển kinh tế theo quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt.

 

3

Thu hồi rừng của hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng hoặc được giao rừng có thu tiền sử dụng rừng mà tiền đó có nguồn gốc nhà nước hoặc được thuê rừng trả tiền thuê hàng năm nay chuyển đi nơi khác, đề nghị giảm diện tích rừng, hoặc không có nhu cầu sử dụng rừng; chủ rừng tự nguyện trả lại rừng.

 

4

Thu hồi rừng đối với các trường hợp: Hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng có thời hạn mà không được gia hạn khi hết hạn (điểm đ, khoản 1 Điều 26 Luật BV&PTR).

 

5

Thu hồi rừng đối với chủ rừng là cá nhân khi chết không có người thừa kế theo quy định của pháp luật (khoản 1 điểm k Điều 26 Luật BV& PTR).

 

6

Thu hồi rừng đối với các trường hợp: Sau mười hai tháng liền kể từ ngày hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thông trong nước được giao, được thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất để bảo vệ và phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng; sau hai mươi bốn tháng liền kể từ ngày được giao, được thuê đất để phát triển rừng mà chủ rừng không tiến hành các hoạt động phát triển rừng theo kế hoạch, phương án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt; chủ rừng sử dụng rừng không đúng mục đích, cố ý không thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước hoặc vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng; rừng được giao, cho thuê không đúng thẩm quyền hoặc không đúng đối tượng. (điểm e, g, h, i khoản 1 điều 26 Luật BV&PTR).

 

7

Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên của hộ gia đình

 

8

Khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm

 

9

Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại, chủ rừng là hộ gia đình.

 

10

Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng của chủ rừng là hộ gia đình để xây dựng công trình công cộng hoặc sử dụng vào mục đích khác

 

11

Khai thác khi thực hiện các biện pháp lâm sinh của chủ rừng là hộ gia đình ( Đối với gỗ rừng tự nhiên)

 

12

Khai thác cây đứng đã chết khô, chết cháy, đổ gẫy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc rễ cành nhánh của chủ rừng là hộ gia đình ( rừng tự nhiên, rừng trồng vốn ngân sách, vốn viện trợ)

 

13

Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng ( trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng )

 

14

Khai thác, tận thu cây gỗ và lâm sản ngoài gỗ có tên trùng với các loài cây gỗ rừng tự nhiên còn sót lại trên nương rẫy, cây rải rác trong rừng trồng, rừng khoanh nuôi đối với chủ rừng là hộ gia đình.

 

III. LĨNH VỰC THÚ Y (02 TTHC)

1.

Giấy chứng nhận kiểm dịch sản phẩm động vật vận chuyển trong tỉnh

 

2.

Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật vận chuyển trong tỉnh

 

IV. LĨNH VỰC THỦY LỢI VÀ SẮP XẾP DI DÂN (03 TTHC)

1.

Thẩm định Hồ sơ thiết kế cơ sở công trình thủy lợi, nước sinh hoạt nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn

 

2.

Di dân ở nơi đi

 

3.

Tiếp nhận hộ di dân

 

 

PHỤ LỤC II.

NỘI DUNG CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC LĨNH VỰC NÔNG, LÂM NGHIỆP ÁP DỤNG TẠI CẤP CẤP HUYỆN TỈNH LÀO CAI
(Kèm theo Quyết định số: 2969/QĐ-UBND ngày 25/10/2012 của UBND tỉnh Lào Cai)

I. LĨNH VỰC KIỂM LÂM ( 08 TTHC)

01. Thủ tục: Thẩm định phương án phòng cháy, chữa cháy rừng trong trồng rừng

Trình tự thực hiện:

- Tổ chức, cá nhân khi thiết kế trồng rừng tập chung nộp hồ sơ tại hạt Kiểm lâm huyện ,thành phố;

- Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra, hướng dẫn hoàn thiện hoặc bổ sung hồ sơ (nếu có);

- Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ, cán bộ tiếp nhận hồ sơ viết giấy hẹn chuyển cho tổ chức, cá nhân; thời gian giải quyết 15 ngày.

- Trong trường hợp cần thiết, phối hợp với cơ quan chức nặng và UBND xã, phường tiến hành kiểm tra thực tế;

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ trồng rừng tập chung gồm:

- Hồ sơ thiết kế trồng rừng; trong đó phải có giải pháp xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng.

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết:

Trong thời hạn 15 ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, tổ chức

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Hạt Kiểm lâm huyện thành phố Lào Cai.

b) Cơ quan, người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có).

c) Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm.

d) Cơ quan phối hợp (nếu có): phòng cảnh sát phòng cháy, chữa cháy.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

 Chờ duyệt

Lệ phí:

Không

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Không

Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:

Yêu cầu hoặc điều kiện 1:

- Khi lập dự án trồng rừng phải có giải pháp thiết kế về phòng cháy và chữa cháy đảm bảo. Ngăn cháy, chống cháy lan giữa các lô, khoảnh và tiểu khu rừng phù hợp với đặc điểm cháy của từng loại rừng. Ngăn cháy, chống cháy lan đến đường sắt, hệ thống đường điện cao thế, đường ống dẫn khí đốt, dầu mỏ và sản phẩm dầu mỏ, nhà và công trình hiện có. Hệ thống quan sát, thông tin phát hiện và báo cháy rừng. Hệ thống đường giao thông, bãi đỗ cho các phương tiện chữa cháy cơ giới phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng, đảm bảo đủ kích thước, tải trọng để vừa kết hợp sử dụng đường vận chuyển sản xuất và cho các phương tiện chữa cháy cơ giới. Nguồn nước, hệ thống cấp nước chữa cháy, phù hợp với đặc điểm của từng loại rừng.

Yêu cầu điều kiện 2: Đối với dự án trồng rừng tập trung, rừng quy mô lớn và thuộc loại rừng rễ cháy, trước khi trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt phải có ý kiến chấp thuận về các giải pháp phòng cháy và chữa cháy rừng của cơ quan Kiểm lâm và cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có thẩm quyền.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004.

- Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chinh phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng

 

02. Thủ tục: Giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân

Trình tự thực hiện:

a. Bước 1: Chuẩn bị

+ Trước khi giao rừng Ủy ban nhân dân (UBND) cấp có thẩm quyền xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng trình Hội đồng nhân dân (HĐND) cùng cấp thông qua và báo cáo UBND cấp trên trực tiếp phê duyệt;

+ Phương án giao rừng phải thể hiện cụ thể về hiện trạng các loại rừng của địa phương; nhu cầu quản lý sử dụng rừng; đối tượng được giao sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, địa danh khu vực giao; kế hoạch tiến độ; trách nhiệm và kinh phí tổ chức thực hiện;

+ Phương án giao rừng phải thể hiện từng đối tượng giao rừng cả trong hồ sơ, trên bản đồ;

+ UBND các cấp tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương, chính sách của Nhà nước về việc giao rừng và nghĩa vụ và quyền lợi của chủ rừng cho nhân dân địa phương mình;

+ Thành lập Ban chỉ đạo và Hội đồng giao rừng: UBND cấp huyện thành lập Ban chỉ đạo giao rừng và tổ công tác giao rừng cấp huyện, UBND xã thành lập Hội đồng giao rừng của xã;

+ Chuẩn bị kinh phí, vật tư kỹ thuật phục vụ cho việc giao rừng.

b. Bước 2: Tiếp nhận đơn và xét duyệt đơn

+ Hộ gia đình, cá nhân nộp đơn đề nghị giao rừng tại thôn hoặc tại UBND cấp xã (Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư số 25/TT-BNNPTNT ngày 06/4/2011);

+ UBND cấp xã có trách nhiệm:

- Hướng dẫn cho thôn họp toàn thể đại diện các hộ gia đình của thôn để xem xét và đề nghị UBND cấp xã phương án và điều chỉnh phương án giao rừng cho từng hộ gia đình trong phạm vi thôn;

- Chỉ đạo Hội đồng giao rừng của xã thẩm tra về điều kiện giao rừng hộ gia đình, cá nhân có đơn đề nghị được giao rừng báo cáo UBND xã;

- Kiểm tra thực địa khu rừng dự kiến giao cho hộ gia đình, cá nhân để đảm bảo các điều kiện, căn cứ giao rừng theo quy định của pháp luật; khu rừng giao không có tranh chấp;

- Xác nhận và chuyển đơn của hộ gia đình, cá nhân đến cơ quan có chức năng tham mưu cho UBND cấp huyện quản lý lĩnh vực lâm nghiệp (sau đây viết tắt là cơ quan chức năng cấp huyện);

- Thời gian thực hiện của bước 2 là 15 ngày làm việc kể từ sau khi UBND xã nhận được đơn của hộ gia đình, cá nhân”.

c. Bước 3: Thẩm định và hoàn thiện hồ sơ

Phòng Kinh tế (Phòng Nông nghiệp và PTNT) sau khi nhận được hồ sơ từ UBND xã, phường chuyển đến có trách nhiệm:

+ Kiểm tra việc xác nhận tại thực địa và thẩm định hồ sơ sẽ giao cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Tổ chức kiểm tra và xác định tại thực địa phải lập thành văn bản có chữ ký của đại diện tổ chức tư vấn về đánh giá rừng (tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng; đại diện UBND xã và đại diện hộ gia đình, cá nhân xin giao đất). Nội dung thẩm định hồ sơ nhằm đảm bảo các quy định hiện hành của Nhà nước về giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình UBND cấp huyện xem xét quyết định việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Thời gian thực hiện bước 3 là 15 ngày làm việc.

Hạt Kiểm lâm và Phòng Tài nguyên và Môi trường nhận được hồ sơ của UBND xã gửi lên có trách nhiệm:

+ Kiểm tra việc xác nhận tại thực địa và thẩm định hồ sơ sẽ giao cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Tổ chức kiểm tra và xác định tại thực địa phải lập thành văn bản có chữ ký của đại diện tổ chức tư vấn về đánh giá rừng (tổ chức tư vấn chịu trách nhiệm chính trong việc đánh giá chất lượng rừng; đại diện UBND xã và đại diện hộ gia đình, cá nhân xin giao đất). Nội dung thẩm định hồ sơ nhằm đảm bảo các quy định hiện hành của Nhà nước về giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Lập tờ trình kèm theo hồ sơ, trình UBND cấp huyện xem xét quyết định việc giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân;

+ Thời gian thực hiện bước 3 là 15 ngày làm việc.

d. Bước 4: Quyết định việc giao rừng

 UBND cấp huyện sau khi nhận được tờ trình hồ sơ giao rừng do cơ quan chức năng cấp huyện chuyển đến, xem xét quyết định giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân; Quyết định giao rừng cho hộ gia đình, cá nhân, được gửi đến UBND cấp xã, cơ quan chức năng cấp huyện và hộ gia đình, cá nhân. Thời gian thực hiện bước 4 là 3 ngày làm việc.

đ. Bước 5:Thực hiện quyết định giao rừng

- UBND cấp xã sau khi nhận được quyết định giao rừng của UBND cấp huyện, UBND cấp xã có trách nhiệm: Tổ chức bàn giao rừng tại thực địa cho hộ gia đình, cá nhân có sự tham gia của các chủ rừng liền kề; việc bàn giao rừng phải lập thành biên bản bàn giao rừng có sự tham gia và ký tên của đại diện UBND cấp xã, đại diện hộ gia đình, cá nhân;

+ Sau khi nhận bàn giao rừng tại thực địa hộ gia đình, cá nhân có trách nhiệm xác định rõ ranh giới đóng mốc khu rừng được giao dưới sự chứng kiến của UBND cấp xã và chủ rừng liền kề;

 + Trong quá trình thực hiện các bước công việc nêu trên, khi hồ sơ đến cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm xem xét và bổ sung vào hồ sơ giao rừng; nếu hộ gia đình, cá nhân không đủ điều kiện được giao rừng thì cơ quan nhận hồ sơ phải trả lại hồ sơ cho cơ quan gửi đến và thông báo rõ và lý do về việc hộ gia đình, cá nhân không được giao rừng. Thời gian thực hiện bước 5 là 3 ngày làm việc.

Cách thức thực hiện:

Làm việc trực tiếp với Hội đồng giao rừng của xã, cơ quan chuyên môn cấp huyện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

a) Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị giao rừng UBND xã xác nhận;

b) Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết:

36 (ba mươi sáu) ngày làm việc.

Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân, hộ gia đình.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

- Cơ quan có thẩm quyền quyết định theo quy định: UBND các cấp;

- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Hạt Kiểm lâm; Hội đồng giao rừng của xã;

- Cơ quan phối hợp (nếu có): Cơ quan chức năng cấp huyện.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất gắn với rừng.

Lệ phí:

Không.

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:

Mẫu đơn đề nghị giao rừng.

Yêu cầu, điều kiện

Không.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004 có hiệu lực ngày 01/5/2005; Luật Đất đai ngày 26/11/2003 có hiệu lực ngày 01/7/2003; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật bảo vệ và phát triển rừng;

- Nghị định số 48/2007/NĐ-CP ngày 28/3/2007 của Chính phủ Về nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng; Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai năm 2003;

- Quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/2001 của Thủ tướng Chính phủ Về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp; Quyết định số 186/2006/QĐ-TTg ngày 14/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý rừng;

- Quyết định Số: 112/2008/QĐ-BNN ngày 19/11/2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Về việc ban hành Định mức kinh tế-kỹ thuật giao rừng, cho thuê rừng, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho mục đích lâm nghiệp gắn với việc lập hồ sơ quản lý rừng;

- Thông tư số 38/2007/TT-BNN ngày 25/4/2007 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn hướng dẫn trình tự, thủ tục giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư thôn;

- Thông tư 25/TT-BNNPTNT ngày 6/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo Nghị quyết số 57/NQ-CP ngày 15/12/2010 của Chính phủ. Thông tư 07/TTLT-BNNPTNT-BTNMT ngày 29/01/2011 Thông tư liên tịch của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên môi trường hướng dẫn một số nội dung về giao rừng, thuê rừng gắn liền với giao đất thuê đất lâm nghiệp.

- Quyết định số 732/QĐ-UBND ngày 30/3/2011 của UBND tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt phương án giao rừng, cho thuê rừng tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 - 2015.

 

PHỤ LỤC 03:

MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG DÙNG CHO HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 25 /2011/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIAO RỪNG

(dùng cho hộ gia đình, cá nhân)

Kính gửi: ..................................................................................................

Họ và tên người đề nghị giao rừng (Viết chữ in hoa) (1) .....................................

năm sinh..............................

CMND:..........................Ngày cấp....................Nơi cấp.........................................

Họ và tên vợ hoặc chồng (Viết chữ in hoa)............................................................

năm sinh..............................

 Số CMND:..........................Ngày cấp....................Nơi cấp...................................

2. Địa chỉ thường trú...............................................................................................

 ................................................................................................................................

3. Địa điểm khu rừng đề nghị giao (2)..................................................................

 .............................................................................................................................

4. Diện tích đề nghị giao rừng (ha) ........................................................................

5. Để sử dụng vào mục đích (3).............................................................................

 ...............................................................................................................................

6. Cam kết sử dụng rừng đúng mục đích, chấp hành đúng các quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.

 

 

........ngày... tháng... năm .....
Người đề nghị giao rừng
(Ký và ghi rõ họ, tên)

Xác nhận của UBND xã

1. Xác nhận về địa chỉ thường trú hộ gia đình, cá nhân........................................

2. Về nhu cầu và khả năng sử dụng rừng của người đề nghị giao rừng ......................

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ