Quyết định 2966/QĐ-UBND năm 2007 về Chương trình hành động thực hiện Chiến lược biển tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020

Số hiệu 2966/QĐ-UBND
Ngày ban hành 14/11/2007
Ngày có hiệu lực 14/11/2007
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Tĩnh
Người ký Lê Văn Chất
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ TĨNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2966/-UBND

Hà Tĩnh, ngày 14 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BIỂN TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND 26/11/2003;

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ IV;

Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tại văn bản s 10KL/TU ngày 01/11/2007;

Xét đề nghị của các Sở, Ban, Ngành có liên quan,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động thực hiện Chiến lược biển tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện ven biển và thành phố Hà Tĩnh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, Ngành liên quan,
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND t
nh;
- Các đ/c tr
ong Ban TV Tỉnh ủy;
- Đ/c Ch
tịch, các Phó CT UBND tỉnh;
- Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh;
- Các Sở
, Ban, Ngành, Đoàn thể cấp tỉnh;
- Huyện ủy, UBND các huyện ven biển và Thành phố Hà Tĩnh;
- Chánh, phó VP/
UB;
- Các Tổ CV/UB
;
- Lưu VT, NL2.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Lê Văn Chất

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BIỂN TỈNH HÀ TĨNH ĐẾN NĂM 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2966/QĐ-UBND ngày 14/11/2007)

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá X ngày 09/02/2007 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 và Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị Quyết Hội nghị lần thứ IV;

Căn cứ kết luận của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hà Tĩnh tại văn bản số 10KL/TU ngày 01/11/2007;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình hành động về chiến lược biển tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020, với những nội dung chủ yếu sau:

I. TIỀM NĂNG, LỢI THẾ VỀ BIỂN

Hà Tĩnh thuộc khu vực Bắc Trung Bộ có vị trí địa lý 17°5400đến 18°5000Vĩ độ Bắc và 105°0600đến 106°3100kinh độ Đông, có diện tích đất tự nhiên 6.026 km218.400 km2 thềm lục địa, dân số 1,29 triệu người. Hà Tĩnh có vị trí địa lý khá thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội và bo vệ quốc phòng, an ninh: Phía bắc giáp thành phố Vinh- tỉnh Nghệ An; phía Nam giáp tỉnh Quảng Bình, ngăn cách bởi Đèo Ngang với nhiều di tích, thắng cảnh có khả năng phát triển du lịch, kinh tế biển; phía Tây giáp nước bạn Lào, có cửa khẩu quốc tế Cầu Treo là nơi giao lưu, trao đổi, trung chuyển hàng hoá giữa các nước trong khối hành lang kinh tế Đông Tây; Phía đông giáp Vịnh Bắc Bộ, có bờ biển dài, có các cửa biển và cảng bin nước sâu, với nhiều tiềm năng, lợi thế về tài nguyên biển:

+ Hà Tĩnh có bờ biển dài 137km, với 4 của sông chính gồm cửa Hội, cửa Sót, Cửa Nhượng, Cửa Khẩu với nhiều bãi triều. Các vùng đất ngập nước, các bãi triều, các dãi cát ven biển là những vùng có thể quy hoạch phát triển nuôi trồng thủy sản mặn, lợ với tổng diện tích trên 8.000 ha. Biển Hà Tĩnh có 267 loài cá, thuộc 97 họ, trong đó có 60 loài có giá trị kinh tế cao, có 27 loại tôm, là ngư trường lớn có thể phát triển khai thác, chế biến hải sản. Trong những năm qua, tốc độ tăng bình quân của ngành thủy sản đạt 11 đến 12%, giá trị sản xuất ngành thủy sản chiếm từ 10-12% GDP của tỉnh. Giá trị sản lượng thủy sản năm 2006 đạt 570 tỷ đồng, giá trị kim ngạch xuất khẩu hàng thủy sản đạt trên 21 triệu USD.

+ Tiềm năng về tài nguyên khoáng sản vùng biển Hà Tĩnh rất lớn, tuy nhiên hiện nay mới chỉ khảo sát, thăm dò: Mỏ sắt Thạch Khê với có trữ lượng khoảng 544 triệu tấn, có hàm lượng Fe 61,39 đến 62,38%; quặng Titan có trữ lượng trên 5,3 triệu tấn, thuộc loại quặng giàu, hàm lượng Ilmenite từ 63,3 đếp 147,4kg/m3, Zircon từ 3 - 5,2kg/m3. Từ năm 1999 đến nay đã khai thác khoáng sản ven biển, chủ yếu là sản phẩm từ Titan.

+ Khu kinh tế Vũng Áng có diện tích tự nhiên là 22.781 ha, có không gian kinh tế riêng biệt, được Thủ tướng Chính phủ thành lập theo Quyết định 72/2006/QĐ-TTg ngày 03/4/2006, với mục tiêu chính là:

- Phát triển để trở thành khu kinh tế tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, với trọng tâm là: Phát triển các ngành công nghiệp luyện kim gắn với lợi thế về tài nguyên, nguồn nguyên liệu; các ngành công nghiệp gắn với khai thác cảng biển. Phát triển đồng bộ khu liên hợp cảng Vũng Áng - Sơn Dương bao gồm việc đầu tư và khai thác có hiệu quả khu liên hợp cảng, phát triển dịch vụ cảng và các dịch vụ vận tải biển để tạo thành một trong những cửa ngõ quan trọng ra biển của vùng Bắc Trung Bộ.

- Phát triển Khu kinh tế Vũng Áng cùng với các khu kinh tế khác của khu vực để tạo thành chuỗi các khu kinh tế có mối liên kết chặt chẽ với nhau và từng bước trở thành những hạt nhân tăng trưởng, trung tâm công nghiệp luyện kim - dịch vụ cảng biển - du lịch của khu vực Bắc Trung Bộ; là đầu mối giao lưu quốc tế quan trọng, góp phần mở rộng thị trường khu vực Bắc Trung Bộ và trở thành cầu nối với thị trường Lào và Đông Bắc Thái Lan.

+ Cụm cảng nước sâu Vũng Áng - Sơn Dương có khả năng tiếp nhận tàu từ 5 đến 20 vạn tấn và có 20 con sông lớn nhỏ với 4 cửa sông đổ ra biển nên có tiềm năng lớn để phát triển kinh tế hàng hải. Ngoài ra, Hà Tĩnh còn có các cảng biển gồm: Cảng thương mại Xuân Hải, Cảng cá Cửa Sót, cảng cá Cẩm Nhượng, cảng cá Xuân Hội, cảng cá Cửa Khẩu, trong đó cảng Xuân Hải hiện có 2 bến được thiết kế cho tàu trọng tải 1.000DWT.

[...]