Quyết định 295/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án "Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020"

Số hiệu 295/QĐ-UBND
Ngày ban hành 07/09/2016
Ngày có hiệu lực 07/09/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Đình Quang
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 295/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 07 tháng 9 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN NÂNG CAO NĂNG SUẤT, CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ RỪNG TRỒNG TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2016-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03/12/2004; Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng;

Căn cứ Quyết định số 18/QĐ-TTg ngày 05/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020;

Căn cứ Quyết định số 57/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 635/QĐ-TTg ngày 30/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Dự án “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của ngành Nông nghiệp và PTNT đến năm 2020” thuộc Chương trình Quốc gia “Nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, hàng hóa của Doanh nghiệp Việt Nam đến 2020”;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 2426/QĐ-TTg ngày 28/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tuyên Quang đến năm 2020, bổ sung quy hoạch đến năm 2025;

Căn cứ Quyết định số 1565/QĐ-BNN-TCLN ngày 08/7/2013 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt “Đề án tái cơ cấu ngành Lâm nghiệp”;

Căn cứ Quyết định số 774/QĐ-BNN-TCLN ngày 18/4/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt Kế hoạch hành động nâng cao năng suất, chất lượng và giá trị rừng trồng sản xuất giai đoạn 2014-2020;

Căn cứ Quyết định số 1166/QĐ-BNN-KHCN ngày 28/5/2014 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc Ban hành Kế hoạch hành động ngành Nông nghiệp và PTNT thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Căn cứ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Tuyên Quang lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2015-2020);

Căn cứ Nghị quyết số 16 - NQ/TU ngày 22/5/2016 của Ban chấp hành đảng bộ tỉnh (Khóa XVI) về phát triển nông nghiệp hàng hóa giai đoạn 2016-2025;

Căn cứ Kết luận số 49-KL/TU ngày 17/8/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (kỳ họp thứ 8); Thông báo số 233-TB/TU ngày 12/8/2016 của Thường trực Tỉnh ủy;

Căn cứ Quyết định số 523/QĐ-UBND ngày 31/12/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Quy hoạch bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2011-2020;

Căn cứ Quyết định số 1770/QĐ-CT ngày 31/12/2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc điều chỉnh quy hoạch phân 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, sản xuất) tỉnh Tuyên Quang;

Căn cứ Quyết định số 208/QĐ-UBND ngày 14/7/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang về việc phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp tỉnh Tuyên Quang theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, giai đoạn 2015-2020;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1747/TTr-SNN ngày 22/8/2016 về việc đề nghị phê duyệt Đề án nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án "Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2016-2020", với các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

- Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng phải gắn liền với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường và phải phù hợp với kinh tế thị trường, gắn liền quá trình trồng rừng với chế biến, tiêu thụ gỗ và lâm sản từ gỗ; xác định đúng khâu trọng yếu, đề ra các giải pháp đột phá nhằm phát triển nhanh và bền vững.

- Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả rừng trồng trên cơ sở thực hiện tốt công tác quy hoạch, kế hoạch, ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp để khuyến khích, thu hút và huy động tối đa nguồn lực của các thành phần kinh tế đầu tư vào lâm nghiệp, liên kết chặt chẽ giữa các chủ thể trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị; phát huy vai trò của doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân tham gia sản xuất lâm nghiệp hàng hóa; đẩy mạnh xúc tiến thương mại, phát triển thị trường; đẩy mạnh phát triển hợp tác công tư và cơ chế đồng quản lý, phát huy vai trò của các tổ chức cộng đồng trong phát triển kinh tế lâm nghiệp.

- Tổ chức quản lý, bảo vệ chặt chẽ diện tích rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; đồng thời sử dụng hợp lý các giá trị tổng hợp từ rừng để góp phần phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo an ninh, quốc phòng.

2. Mục tiêu

[...]