Thứ 4, Ngày 30/10/2024

Quyết định 2942/QĐ-UBND năm 2016 sửa đổi Quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn do Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang ban hành

Số hiệu 2942/QĐ-UBND
Ngày ban hành 21/10/2016
Ngày có hiệu lực 21/10/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Thanh Đức
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2942/QĐ-UBND

Tiền Giang, ngày 21 tháng 10 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU TRONG QUY CHẾ PHỐI HỢP LẬP HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TIỀN GIAN

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;

Căn cứ Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số Điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (gọi tắt là Nghị định số 136);

Căn cứ Quyết định số 1959/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số Điều của Quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được ban hành tại Quyết định số 1959/QĐ-UBND ngày 06/7/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quy chế phối hợp lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Tiền Giang (gọi tắt là Quy chế phối hợp lập hồ sơ), cụ thể:

1. Sửa đổi, bổ sung Điều 2:

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là những đối tượng được quy định cụ thể tại Khoản 1 Điều 1 của Nghị định số 136”.

2. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 7:

“Điều 7. Thẩm quyền và thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy

1. Thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy

Việc xác định tình trạng nghiện chất ma túy phải do người có thẩm quyền được quy định tại khoản 3 Điều 1 Nghị định số 136 thực hiện.

Việc xác định tình trạng nghiện ma túy được thực hiện tại cơ sở y tế cấp huyện trở lên, tại Bệnh viện Tâm thần tỉnh (thuộc Sở Y tế tỉnh), tại Cơ sở Hỗ trợ và Điều trị nghiện ma túy (thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội).

Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy phải chịu trách nhiệm về việc xác định của mình trước pháp luật”.

3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 8:

“Điều 8. Địa điểm, thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy

1. Địa điểm xác định tình trạng nghiện

a) Đối với người sử dụng trái phép chất ma túy có nơi cư trú ổn định

- Đối với người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn nơi cư trú: Khi phát hiện, cơ quan công an cấp xã lập biên bản về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của người đó, lập hồ sơ ban đầu, báo cáo và phối hợp Công an cấp huyện hoặc tổ chức, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (gọi tắt là Nghị định số 221) đưa đối tượng đến cơ sở y tế cấp huyện khám lâm sàng và lấy nước tiểu để làm xét nghiệm cận lâm sàng, sàng lọc ban đầu theo quy định tại Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-Bộ Công an ngày 07/7/2015 của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bộ Công an quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy (gọi tắt là Thông tư số 17).

- Đối với người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy trên địa bàn khác với nơi cư trú (trong phạm vi tỉnh Tiền Giang): Khi phát hiện, cơ quan công an cấp xã - nơi phát hiện người có hành vi vi phạm - lập biên bản về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy của người đó, sau đó bàn giao cho cơ quan công an cấp xã nơi đối tượng cư trú hoặc bàn giao cho cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 221 để lập hồ sơ ban đầu, đưa đối tượng đến cơ sở y tế cấp huyện khám lâm sàng và lấy nước tiểu để làm xét nghiệm cận lâm sàng, sàng lọc ban đầu theo quy định tại Thông tư số 17.

Nếu qua khám sàng lọc ban đầu, cơ sở y tế cấp huyện xác định đối tượng có dương tính với nhóm Amphetamine (ATS) (còn gọi là ma túy tổng hợp) thì cơ quan công an cấp xã - nơi lập hồ sơ ban đầu - hoặc cơ quan có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 221 đưa đối tượng đến Bệnh viện Tâm thần tỉnh để chẩn đoán, xác định tình trạng nghiện theo quy định tại Thông tư số 17.

b) Đối với người sử dụng ma túy trái phép không có nơi cư trú ổn định

Khi phát hiện người sử dụng trái phép chất ma túy, cơ quan công an nơi xảy ra hành vi vi phạm hoặc cơ quan, cá nhân có thẩm quyền theo quy định tại Khoản 2 Điều 8 Nghị định số 221 lập hồ sơ ban đầu, phối hợp công an cấp huyện đưa đối tượng đến cơ sở y tế cấp huyện - nơi xảy ra vi phạm - thực hiện việc khám lâm sàng và lấy nước tiểu để làm xét nghiệm cận lâm sàng, sàng lọc ban đầu theo quy định tại Thông tư số 17.

[...]