Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 293/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Nam Định giai đoạn 2018-2020, định hướng đến năm 2030

Số hiệu 293/QĐ-UBND
Ngày ban hành 30/01/2019
Ngày có hiệu lực 30/01/2019
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Nam Định
Người ký Nguyễn Phùng Hoan
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NAM ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 293/-UBND

Nam Định, ngày 30 tháng 01 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM (OCOP) TỈNH NAM ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2018-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NAM ĐỊNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2017 của Thủ tướng Chính Phủ phê duyệt Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;

Căn cứ Công văn số 4914/BNN-VPĐP ngày 15/6/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc xây dựng “Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm”;

Căn cứ Quyết định số 1756/QĐ-UBND ngày 20/8/2018 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và dự toán kinh phí lập Đề án Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Nam Định;

Xét đề nghị của Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh tại Tờ trình số 01/TTr-VPĐP ngày 25/01 /2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Đề án Chương trình mỗi xã một sản phẩm tỉnh Nam Định giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030” với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề án

Đề án Chương trình quốc gia mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020, định hướng đến năm 2030 tỉnh Nam Định.

2. Phạm vi và đối tượng thực hiện

- Trên địa bàn các xã, phường, thị trấn của tỉnh Nam Định

- Sản phẩm: Gồm các sản phẩm hàng hóa và sản phẩm dịch vụ có nguồn gốc từ địa phương hoặc được thun hoá; đặc biệt là đặc sản vùng, miền, trên cơ sở khai thác lợi thế so sánh về điều kiện sinh thái, văn hóa, nguồn gen, tri thức và công nghệ địa phương.

- Chủ thể thực hiện: Các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác (THT), các hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

3. Quan điểm

Chương trình OCOP là nội hàm trong phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn để nâng cao thu nhập của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM).

Chủ thể thực hiện Chương trình OCOP là các doanh nghiệp, HTX, THT, cộng đồng địa phương theo nguyên tắc dân biết - dân bàn - dân làm và dân thụ hưởng; Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để hỗ trợ các khâu đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, quản lý Nhà nước và định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, tập trung.

Khuyến khích, hỗ trợ cho các tổ chức kinh tế phát triển sản xuất sản phẩm theo chuỗi giá trị hoàn chỉnh.

4. Mục tiêu

4.1. Mục tiêu tổng quát

- Triển khai toàn diện Chương trình OCOP nhằm đưa các sản phẩm chủ lực, thế mạnh của các địa phương trong tỉnh thành các sản phẩm chất lượng, có giá trị gia tăng cao, có tem nhãn hàng hóa, được kiểm soát chất lượng, truy suất được nguồn gốc; Phấn đấu đến năm 2030 có 100% xã, thị trấn của tỉnh có sản phẩm OCOP.

- Thông qua việc phát triển sản xuất và các sản phẩm OCOP góp phần thực hiện hiệu quả Chương trình xây dựng NTM và tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội bền vững khu vực nông thôn.

4.2. Mục tiêu cụ thể

a) Giai đoạn 2018-2020

- Hoàn thiện hệ thống chỉ đạo điều hành Chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã và các văn bản, cơ chế chính sách có liên quan đến công tác chỉ đạo, điều hành để thực hiện hiệu quả Chương trình OCOP;

- Hỗ trợ nâng cấp, hoàn thiện theo chu trình OCOP cho khoảng 160 sản phẩm hiện có theo chu trình OCOP (năm 2019: 80 sản phẩm, năm 2020: 80 sản phẩm) để trở thành các sản phẩm OCOP tham gia các hội chợ trong và ngoài tỉnh; và hỗ trợ các doanh nghiệp, HTX, THT, cộng đồng địa phương phát triển các sản phẩm OCOP mới.

[...]