Quyết định 2929/QĐ-CT năm 2013 công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc

Số hiệu 2929/QĐ-CT
Ngày ban hành 18/10/2013
Ngày có hiệu lực 18/10/2013
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Phùng Quang Hùng
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2929/QĐ-CT

 Vĩnh Phúc, ngày 18 tháng 10 năm 2013

 

QUYẾT ĐỊNH

CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Căn cứ Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến Kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Sở Xây dựng tại tờ trình số 1864/TTr-SXD ngày 29/8/2013 và Sở Tư pháp tại tờ trình số 706/TTr-STP ngày 27/9/2013,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 04 thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành, thị và các tổ chức, cá nhân có liên quan căn cứ quyết định thi hành./.

 

 

CHỦ TỊCH




Phùng Quang Hùng

 

DANH MỤC

THỦ TỤC HÀNH CHÍNH ĐƯỢC BAN HÀNH MỚI THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ XÂY DỰNG
(Kèm theo Quyết định số 2929/QĐ-CT ngày 18/10/2013)

Phần I.

DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

STT

Tên thủ tục hành chính

I

Lĩnh vực: Quản lý Quy hoạch- kiến trúc

1

Cấp giấy phép xây dựng

2

Thẩm định nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch (quy hoạch vùng tỉnh, vùng liên huyện, vùng huyện; quy hoạch chung các đô thị mới có quy mô dân số tương đương đô thị loại 4 trở xuống, quy hoạch chung các đô thị hiện hữu loại II trở xuống và các khu chức năng khác ngoài đô thị: khu đô thị, khu du lịch, khu bảo tồn di sản, giáo dục đào tạo, y tế, công nghiệp,... thuộc địa giới hành chính của tỉnh; quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 và quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2000 các khu chức năng của đô thị loại 1, loại 2, loại 3, loại 4; quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 các khu chức năng đô thị, đô thị mới, ngoài đô thị.

3

Thỏa thuận địa điểm quy hoạch

4

Thỏa thuận nhiệm vụ và đồ án quy hoạch

Phần II

NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

1. Thủ tục: Cấp giấy phép xây dựng:

Trình tự thực hiện

Bước 1 - Tổ chức, cá nhân (gọi là Chủ đầu tư) chuẩn bị hồ sơ theo quy định.

Bước 2 - Chủ đầu tư nộp hồ sơ tại bộ phận một cửa thuộc Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc (Số 02 Đường Lý Thái Tổ - Phường Đống Đa - Thành phố Vĩnh Yên - Tỉnh Vĩnh Phúc).

Thời gian tiếp nhận Hồ sơ: Tất cả các ngày làm việc trong tuần

Bước 3 - Công chức của Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ của Chủ đầu tư:

+ Nếu hồ sơ đầy đủ thành phần thì nhận, viết giấy hẹn cho Chủ đầu tư (hoặc người Chủ đầu tư ủy quyền)

+ Nếu hồ sơ không hợp lệ thì trả lại và hướng dẫn để Chủ đầu tư hoàn thiện hồ sơ theo quy định.

Bước 4 - Công chức chuyển hồ sơ đến người có thẩm quyền giải quyết và trả kết quả theo giấy hẹn.

Bước 5 - Chủ đầu tư nhận kết quả tại Bộ phận một cửa thuộc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc

Cách thức thực hiện

Trực tiếp tại Bộ phận một cửa thuộc Sở Xây dựng Vĩnh Phúc

Thành phần, số lượng hồ sơ

a. Thành phần hồ sơ:

1. Đơn xin cấp giấy phép xây dựng (theo mẫu quy định)

2. Giấy tờ về quyền sử dụng đất: Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.

+ Đối với nhà thuê (nhà xây dựng trên đất hợp pháp), phải có Hợp đồng thuê nhà theo quy định của pháp luật và ý kiến chấp thuận, ủy quyền của chủ sở hữu nhà cho ngư­ời thuê xin cấp giấy phép xây dựng và đầu tư­ xây dựng công trình;

+ Đối với tr­ường hợp xây dựng trên đất của người sử dụng đất đã đ­ược nhà nư­ớc giao Quyền sử dụng đất (đất đó được phép cho thuê theo quy định của của pháp luật về đất đai) phải có hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật, trong đó phải có ý kiến của bên cho thuê chấp thuận cho bên thuê xây dựng công trình.

+ Đối với đất thổ cư đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nếu xây dựng công trình sử dụng vào mục đích kinh doanh, dịch vụ (Karaoke, nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, trụ sở, văn phòng làm việc, cửa hàng xăng dầu, ga, các công trình khác) phải đăng ký mục đích sử dụng đất với UBND cấp huyện, UBND cấp xã.

3. Hồ sơ năng lực của đơn vị tư vấn, chứng chỉ hành nghề của cá nhân chủ trì thiết kế.

4. Hai bộ Hồ sơ bản vẽ thiết kế do đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân, đủ năng lực lập; được Chủ đầu tư tổ tổ chức thẩm định và phê duyệt, mỗi bộ gồm:

- Bản vẽ mặt bằng vị trí công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500; Mặt bằng ranh giới lô đất, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật về giao thông; cấp nước; thoát nước mưa, nước bẩn; xử lý nước thải; cấp điện; thông tin liên lạc; các hệ thống hạ tầng kỹ thuật khác liên quan đến dự án, tỷ lệ 1/50 - 1/200.

- Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;

- Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50-1/200

4.1. Đối với công trình theo tuyến trong đô thị: Hồ sơ bản vẽ thiết kế gồm:

- Sơ đồ vị trí, hướng tuyến công trình;

- Bản vẽ mặt bằng tổng thể hoặc bản vẽ bình đồ công trình tỷ lệ 1/500 - 1/5000;

- Bản vẽ các mặt cắt ngang chủ yếu của tuyến công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;

- Riêng đối với công trình ngầm phải bổ sung thêm:

+ Bản vẽ các mặt cắt ngang, các mặt cắt dọc thể hiện chiều sâu công trình tỷ lệ 1/50 - 1/200;

+ Sơ đồ đấu nối với hệ thống hạ tầng kỹ thuật ngoài công trình.

4.2. Đối với công trình xin CPXD theo giai đoạn, hồ sơ thiết kế gồm:

- Giai đoạn 1:

+ Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/100 - 1/500, kèm theo sơ đồ vị trí công trình;

+ Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/100 - 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50, kèm theo sơ đồ đấu nối với hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin liên lạc tỷ lệ 1/100 - 1/200.

- Giai đoạn 2:

Bản vẽ các mặt bằng, các mặt đứng và mặt cắt chủ yếu của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;

5. Quyết định phê duyệt dự án kèm theo văn bản chấp thuận đầu tư của cơ quan có thẩm quyền, ý kiến bằng văn bản về thiết kế cơ sở (nếu có) của cơ quan quản lý nhà nước theo quy định. Lưu ý, việc phê duyệt dự án phải được tiến hành theo các quy định hiện hành của Pháp luật.

b. Số lượng hồ sơ: 01 bộ Giấy tờ + 02 bộ bản vẽ

Thời hạn giải quyết

08 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ

Đối tượng thực hiện TTHC

Tổ chức, cá nhân

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính

+ Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Sở Xây dựng tỉnh Vĩnh Phúc

+ Cơ quan phối hợp: Các Sở, ngành và UBND cấp huyện; UBND cấp xã có liên quan

Kết quả của việc thực hiện thủ tục hành chính

Giấy phép xây dựng

Phí, lệ phí (nếu có)

100.000 đ/giấy phép (Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 27/9/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc)

Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai

Theo Thông tư số 10/2012/NĐ-CP ngày 20/12/2012, cụ thể đối với từng loại công trình như sau:

+ Công trình không theo tuyến: Mẫu 1, phụ lục 6

+ Công trình theo tuyến: Mẫu 2, phụ lục 6

+ Công trình tượng đài, tranh hoành tráng: Phụ lục 7

+ Công trình quảng cáo: Phụ lục 8

+ Công trình không theo tuyến theo giai đoạn: Phụ lục 10

+ Công trình theo tuyến theo giai đoạn: Phụ lục 11

+ Công trình thuộc dự án: Phụ lục 12

+ Công trình sửa chữa, cải tạo: Phụ lục 16

+ Điều chỉnh GPXD Công trình: Phụ lục 17

Yêu cầu hoặc điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính

1. Yêu cầu điều kiện 1: Phù hợp với quy hoạch xây dựng, mục đích sử dụng đất, mục tiêu đầu tư.

2. Yêu cầu điều kiện 2: Tùy thuộc vào quy mô, tính chất, địa điểm xây dựng, công trình được cấp giấy phép xây dựng phải tuân thủ các quy định về:

+ Chỉ giới đường đỏ, chỉ giới xây dựng; đảm bảo an toàn công trình và công trình lân cận và các yêu cầu về: Giới hạn tĩnh không, độ thông thuỷ, bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật;

 + Phòng cháy chữa cháy (Đối với các các công trình quy định tại Phụ lục 3, Phụ lục 3a Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ, phải có văn bản thẩm duyệt kèm theo hồ sơ, bản vẽ về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phòng cháy và chữa cháy hoặc văn bản thẩm định, phê duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của Chủ đầu tư);

+ Hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông), hành lang bảo vệ công trình thuỷ lợi, đê điều, năng lượng, giao thông, khu di sản văn hoá, di tích lịch sử - văn hóa và đảm bảo khoảng cách đến các công trình dễ cháy, nổ, độc hại, các công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia.

3. Yêu cầu điều kiện 3: Đối với công trình trong đô thị:

a) Phù hợp với: Quy hoạch chi tiết xây dựng, quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị, thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;

b) Đối với công trình xây dựng ở khu vực, tuyến phố trong đô thị đã ổn định nhưng chưa có quy hoạch chi tiết, thì phải phù hợp với Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị hoặc thiết kế đô thị được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;

c) Công trình xây dựng dân dụng cấp đặc biệt, cấp I trong đô thị phải có thiết kế tầng hầm theo yêu cầu của đồ án quy hoạch đô thịvà Quy chế quản lý quy hoạch, kiến trúc đô thị được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

4. Yêu cầu điều kiện 4: Đối với công trình xây dựng ngoài đô thị:

a) Đối với công trình xây dựng không theo tuyến: Phải phù hợp với vị trí và tổng mặt bằng của dự án đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản;

b) Đối với công trình xây dựng theo tuyến: Phải phù hợp với vị trí và phương án tuyến đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận bằng văn bản.

5. Yêu cầu điều kiện 5: Đối với các công trình xây dựng khác:

a) Đối với công trình tôn giáo phải có văn bản chấp thuận của Ban Tôn giáo;

b) Đối với công trình tượng đài, tranh hoành tráng, quảng cáo, trùng tu, tôn tạo phải có văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước về văn hoá.

c) Đối với công trình thuộc dự án: Bản cam kết bảo vệ môi trường hoặc Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp lật về môi trường theo quy định tại Phụ lục I, II, III của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18/4/2011 của Chính phủ; Chứng chỉ quy hoạch và thông tin quy hoạch, văn bản thoản thuận quy hoạch tổng mặt bằng và phương án kiến trúc của Cơ quan nhà nước; Bản sao đăng ký kinh doanh của Doanh nghiệp và Bản sao giấy chứng nhận đầu tư.

6. Yêu cầu điều kiện 6: Đối với Công trình được cấp giấy phép xây dựng tạm phải đáp ứng thêm các điều kiện sau đây:

1. Nằm trong khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng, quy hoạch điểm dân cư nông thôn (quy hoạch xây dựng xã nông thôn mới) được cấp có thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa có quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Quy mô công trình và thời gian thực hiện quy hoạch xây dựng: không được xây dựng tầng hầm; có số tầng không quá 01 tầng; tổng diện tích sàn không quá 100m2 đối với nhà ở riêng lẻ, diện tích sàn của công trình sẽ xem xét trên cơ sở tính chất của dự án; phù hợp với mục đích sử dụng đất hiện hữu, kiến trúc, cảnh quan trong khu vực và tuân thủ các quy định, quy chuẩn, tiêu chuẩn quy hoạch, xây dựng; sử dụng kết cấu đơn giản, vật liệu nhẹ, dễ tháo dỡ.

3. Thời hạn tồn tại của công trình theo thời hạn thực hiện quy hoạch; trường hợp kế hoạch thực hiện quy hoạch chưa xác định thì thời hạn tồn tại của công trình được quy định tối đa không quá 18 tháng kể từ ngày cấp giấy phép xây dựng tạm, thời hạn cụ thể do cơ quan cấp giấy phép xây dựng quy định. Quá thời quy định theo giấy phép xây dựng tạm, nếu Nhà nước chưa giải phóng mặt bằng, thì chủ đầu tư đề nghị cơ quan cấp phép xem xét cho phép kéo dài thời hạn tồn tại của công trình, nhà ở riêng lẻ cho đến khi Nhà nước giải phóng mặt bằng để thực hiện quy hoạch.

4. Chủ đầu tư phải có cam kết tự phá dỡ công trình khi thời hạn tồn tại của công trình ghi trong giấy phép xây dựng tạm hết hạn và không yêu cầu bồi thường đối với phần công trình phát sinh sau khi quy hoạch được công bố. Trường hợp không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế phá dỡ và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc phá dỡ công trình.

Giấy phép xây dựng tạm chỉ cấp cho từng công trình, nhà ở riêng lẻ, không cấp theo giai đoạn và cho dự án.

7. Yêu cầu điều kiện 7: Đối với hồ sơ điều chỉnh giấy phép xây dựng: Bổ sung bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp. Nếu công trình đã khởi công, phải có văn bản xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc chủ đầu tư xây dựng đúng theo giấy phép xây dựng tại thời điểm xin điều chỉnh giấy phép xây dựng.

8. Yêu cầu điều kiện 8: Đối với công trình sửa chữa, cải tạo: Bổ sung các bản vẽ hiện trạng của bộ phận, hạng mục công trình được cải tạo có tỷ lệ tư­ơng ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (10x15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.

9. Yêu cầu điều kiện 9: Đối với trường hợp Gia hạn giấy phép xây dựng: Trong thời hạn 30 ngày, trước thời điểm giấy phép xây dựng hết hạn, nếu công trình chưa được khởi công, thì chủ đầu tư phải đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng. Mỗi giấy phép xây dựng chỉ được gia hạn một lần. Thời gian gia hạn tối đa không quá 6 tháng. Nếu hết thời gian gia hạn, chủ đầu tư chưa khởi công xây dựng thì phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép xây dựng mới (giải trình rõ lý do chưa khởi công xây dựng tại đơn đề nghị gia hạn giấy phép xây dựng), kèm theo Bản chính giấy phép xây dựng đã được cấp

10. Yêu cầu điều kiện 10: Đối với trường hợp Cấp lại giấy phép xây dựng: Giấy phép xây dựng được cấp lại đối với các trường hợp bị rách, nát, hoặc bị mất (thể hiện rõ tại đơn xin cấp lại GPXD)

11. Yêu cầu điều kiện 11: Văn bản thỏa thuận tổng mặt bằng và phương án kiến trúc đối với các công trình thuộc khu I thị trấn Tam Đảo; công trình thuộc phạm vi QHCTXD tỷ lệ 1/2000 Trung tâm văn hóa lễ hội Tây Thiên; công trình thuộc phạm vi khu du lịch hồ Đại Lải.

12. Yêu cầu điều kiện 12:

+ Đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ nằm trong khu vực hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng kỹ thuật hiện hữu; hành lang bảo vệ bờ sông, kênh, mương thủy lợi và hành lang bảo vệ các công trình khác theo quy định của pháp luật mà nhà nước chưa có chủ trương, kế hoạch thực hiện di dời các công trình, nhà ở riêng lẻ đó, thì không được phép xây dựng mới, chỉ được sửa chữa, cải tạo nhưng không làm thay đổi quy mô diện tích, kết cấu chịu lực an toàn của công trình.

+ Đối với các công trình, nhà ở riêng lẻ nằm trong hành lang an toàn đường bộ hoặc nằm trong phạm vi quy hoạch lộ giới của các tuyến đường hiện hữu (Quốc lộ, Đường tỉnh, liên xã) hoặc các tuyến giao thông mới tương đương có quy hoạch được duyệt và công bố lộ giới, nhưng chưa có kế hoạch thực hiện mở rộng đường thì được phép cải tạo, sửa chữa công trình nhưng không làm thay đổi kiến trúc, kết cấu hiện trạng cũ hoặc xin cấp phép xây dựng tạm với quy mô bán kiên cố 01 tầng (tường gạch, mái tôn hoặc ngói). Nếu hiện trạng là đất trống thì không cho phép xây dựng mới.

+ Đối với trường hợp chủ đầu tư xin cấp giấy phép xây dựng công trình có tầng hầm mà công trình đó nằm kẹp giữa các công trình đã xây dựng xung quanh không có tầng hầm, thì phải có văn bản phê duyệt biện pháp thi công của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.

+ Đối với công trình theo tuyến trong đô thị: Bản sao được công chứng hoặc chứng thực một trong những giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc văn bản cho phép và thoả thuận về hướng tuyến của cấp có thẩm quyền hoặc Quyết định phê duyệt quy hoạch hướng tuyến của cấp có thẩm quyền

+ Đối với nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích sàn nhỏ hơn 250 m2, dưới 3 tầng và không nằm trong khu vực bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa thì chủ đầu tư được tự tổ chức thiết kế xây dựng và tự chịu trách nhiệm về an toàn của công trình và các công trình lân cận.

Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính

1. Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003

2. Nghị định số 64/2012/NĐ-CP ngày 04/9/2012 của Chính phủ về cấp giấy phép xây dựng;

3. Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20/12/2012 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

4. Quyết định số 10/2013/QĐ-UBND ngày 28/5/2013 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc Ban hành Quy định về Quản lý cấp giấy phép trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

5. Quyết định số 55/2007/QĐ-UBND ngày 27/9/2007 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc thực hiện Nghị Quyết số 13/2007/NQ-HĐND ngày 4/7/2007 của HDND tỉnh Khóa XIV, kỳ họp thứ 10 về việc ban hành mức thu phí và lệ phí trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

 

PHỤ LỤC 6

(Mẫu 1)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 10/2012/TT-BXD ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Bộ Xây dựng)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------

[...]