ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số: 292/QĐ-UBND
|
Khánh Hòa, ngày 29 tháng 01 năm 2016
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ
DUYỆT QUY CHẾ GIẢI QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI
SỞ NGOẠI VỤ TỈNH KHÁNH HÒA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA
Căn cứ
Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ
Quyết định số 14/2015/QĐ-UBND ngày
30/6/2015 của UBND tỉnh ban hành Quy định thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một
cửa liên thông tại cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Khánh Hòa;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Ngoại
vụ tại Công văn số 956/SNgV-VP ngày 05/11/2015 và đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ
tại Công văn số 60/TTr-SNV ngày 15/01/2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Phê duyệt Quy chế giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế
một cửa liên thông tại Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa kèm theo Quyết định này.
Điều 2: Giám đốc Sở Ngoại vụ có trách nhiệm tổ chức triển khai thực
hiện đầy đủ, hiệu quả Quy chế đã được phê duyệt.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Ngoại
vụ, Nội vụ; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi
hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy,
TT HĐND tỉnh;
- TT UBND tỉnh;
- Sở, ban,
ngành thuộc UBND tỉnh;
- UBND các huyện, thị xã, thành
phố;
- Đài PT - TH KH, Báo KH;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- Cổng thông tin CCHC tỉnh;
- Lưu: VT, DL, LT.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Duy Bắc
|
QUY CHẾ
GIẢI
QUYẾT THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG TẠI SỞ NGOẠI VỤ TỈNH
KHÁNH HÒA
(Được phê duyệt kèm theo Quyết định
số 292/QĐ-UBND ngày 29/01/2016 của UBND tỉnh Khánh Hòa)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Phạm vi
điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về trình tự,
cách thức tiếp nhận, xử lý, luân chuyển, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành
chính do Sở Ngoại vụ chủ trì tiếp nhận hồ sơ - trả kết quả;
mối quan hệ và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa liên
thông.
2. Quy chế này
áp dụng đối với Sở Ngoại vụ, Văn phòng UBND tỉnh và các cơ
quan, đơn vị tham gia, phối hợp giải quyết thủ tục hành
chính do Sở Ngoại vụ chủ trì tiếp nhận hồ sơ - trả kết quả.
Điều 2. Thời hạn
giải quyết hồ sơ và cách thức phối hợp
1. Thời hạn giải quyết hồ sơ được
tính theo ngày làm việc, tính từ lúc cá nhân, tổ chức nhận Giấy tiếp nhận hồ sơ
và hẹn trả kết quả.
Việc xem xét, kiểm tra tính đầy đủ, hợp
lệ của hồ sơ phải được công chức tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả thực hiện
trước khi tiếp nhận hồ sơ, trao Giấy tiếp nhận hồ sơ và hẹn trả kết quả cho cá
nhân, tổ chức.
2. Các cơ quan, đơn vị được quy định
tại Điều 1 của Quy chế này có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ trong quá trình giải quyết hồ sơ của cá nhân, tổ chức.
Nếu cơ quan, đơn vị phối hợp không trả lời đúng thời hạn thì Sở Ngoại vụ được quyết định hoặc
trình cấp có thẩm quyền quyết định và cơ quan, đơn vị phối hợp phải chịu trách
nhiệm về nội dung thuộc trách nhiệm của mình. Nếu kết quả
phối hợp là kết quả giải quyết thủ tục hành chính, cơ quan, đơn vị phối hợp có trách nhiệm xem xét, giải quyết, gửi kết quả
cho Sở Ngoại vụ trong thời hạn quy định.
Chương II
QUY CHẾ GIẢI QUYẾT
VÀ TRẢ KẾT QUẢ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THEO CƠ CHẾ MỘT CỬA LIÊN THÔNG
Điều 3. Thủ tục
xuất cảnh của cán bộ, công chức, viên chức
1. Các cơ quan tham gia giải quyết thủ tục hành chính:
- Cơ quan chủ trì tiếp nhận hồ sơ - trả kết quả: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan liên quan.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND tỉnh.
2. Thành phần, số lượng hồ sơ mà
cơ quan, đơn vị nộp cho cơ quan chủ trì:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức
đi công tác, học tập ở nước ngoài:
+ Văn bản báo cáo, đề nghị giải quyết
cho cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài của cơ quan, đơn vị (kèm theo bản
chụp văn bản đồng ý cử đi của thủ trưởng cơ quan đang công
tác nếu là đơn vị trực thuộc). Nội dung văn bản nêu rõ thông tin về họ tên, giới tính, chức vụ, ngạch, mã ngạch, bậc, loại, hệ số lương, chức
danh nghề nghiệp, thời gian và địa điểm đi nước ngoài, mục đích, kế hoạch chuyến
đi, nguồn kinh phí;
+ Thư mời, thông báo hoặc các văn bản
khác có liên quan đến việc thực hiện chuyến đi (nếu được viết bằng ngôn ngữ nước
ngoài thì phải kèm bản dịch tiếng Việt không cần chứng thực);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh nguồn
kinh phí (trừ trường hợp tự túc hoặc được đài thọ kinh
phí).
Trường hợp cán bộ, công chức, viên chức
thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đang công tác tại
khối Đảng, mặt trận, đoàn thể; huyện, thị, thành ủy; Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc
hội và Hội đồng nhân dân tỉnh thì ngoài các hồ sơ trên thì cơ quan, đơn vị nộp
thêm văn bản đồng ý cử đi công tác, học tập ở nước ngoài của Thường trực Tỉnh ủy.
- Đối với cán bộ, công chức, viên chức
thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý đang công tác tại các cơ quan, đơn vị
khối nhà nước và các đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước, các tổ
chức hội đặc thù tỉnh đi nước ngoài về việc riêng:
+ Văn bản báo cáo, đề nghị giải quyết
cho cán bộ, công chức, viên chức đi nước ngoài của cơ quan, đơn vị đang công
tác. Nội dung văn bản nêu rõ thông tin về họ tên, giới tính, chức vụ, thời gian,
địa điểm, mục đích chuyến đi, nguồn
kinh phí;
+ Đơn xin nghỉ phép của cán bộ, công
chức, viên chức gửi thủ trưởng cơ quan đang công tác hoặc
cơ quan chủ quản;
+ Thư mời, thông báo hoặc các văn bản
khác có liên quan đến việc thực hiện chuyến đi (nếu được viết bằng ngôn ngữ nước
ngoài thì phải kèm bản dịch tiếng Việt không cần chứng
thực) (1);
+ Giấy tờ, tài liệu chứng minh nguồn
kinh phí (nếu đi bằng kinh phí từ nguồn quỹ phúc lợi, quỹ
khen thưởng hoặc từ nguồn thu của đơn vị sự nghiệp công lập
thì phải có ý kiến đồng ý bằng văn bản của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan và
01 bản chụp nội dung có liên quan đến chuyến đi được nêu trong Quy chế chi tiêu
nội bộ hoặc thỏa ước lao động tập thể của cơ quan, đơn vị) (2).
Trường hợp cá
nhân tự đăng ký, thu xếp đi nước ngoài như đi du lịch, thăm thân nhân, chữa bệnh,...
thì trong thành phần hồ sơ không cần các giấy tờ (1) và
(2).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả: Cơ quan, đơn vị chuẩn bị hồ sơ đầy đủ, hợp lệ
theo quy định, nộp trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện tại Bộ phận Tiếp nhận
và Trả kết quả của Sở Ngoại vụ (42, Nguyễn Thị Minh Khai,
Nha Trang, Khánh Hòa).
4. Tổng thời gian giải quyết thủ tục
hành chính và thời gian giải quyết của từng cơ quan:
a) Tổng thời gian giải quyết thủ tục
hành chính: 09 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với
trường hợp không xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy, 12 ngày đối với trường hợp phải xin ý kiến của
Thường trực Tỉnh ủy.
b) Thời gian giải quyết thủ tục hành
chính của từng cơ quan:
- Sở Ngoại vụ: 03 ngày.
- Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND
tỉnh: 05 ngày đối với trường hợp không xin ý kiến của Thường
trực Tỉnh ủy, 08 ngày đối với trường hợp phải xin ý kiến của Thường trực Tỉnh ủy.
- Nhận và trả kết quả: 01 ngày.
5. Cách thức luân chuyển hồ sơ và nhận kết quả:
Sở Ngoại vụ trực tiếp nộp hồ sơ và nhận
kết quả từ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Văn phòng
UBND tỉnh.
Điều 4. Thủ tục xin phép tổ chức
hội nghị, hội thảo quốc tế trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền cho phép của UBND
tỉnh
1. Các cơ quan tham gia giải quyết
thủ tục hành chính:
- Cơ quan chủ trì tiếp nhận hồ sơ - trả kết quả: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh
và các cơ quan liên quan.
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định:
UBND tỉnh.
2. Thành phần, số lượng hồ sơ mà
cơ quan, đơn vị nộp cho cơ quan chủ trì:
a) Thành phần hồ sơ:
Văn bản đề nghị tổ chức hội nghị, hội
thảo nêu rõ các nội dung sau:
- Lý do, danh nghĩa tổ chức, mục đích
của hội nghị, hội thảo;
- Thời gian và địa điểm tổ chức hội
nghị, hội thảo và địa điểm tham quan, khảo sát (nếu có);
- Hình thức và công nghệ tổ chức (trong trường hợp hội nghị, hội thảo trực tuyến);
- Nội dung, chương trình làm việc và
các hoạt động bên lề hội nghị, hội thảo;
- Thành phần tham gia tổ chức: Cơ
quan phía Việt Nam, cơ quan phía nước ngoài, cơ quan tài trợ (nếu có);
- Thành phần tham dự: Số lượng và cơ
cấu thành phần đại biểu, bao gồm cả đại biểu Việt Nam và đại biểu có quốc tịch
nước ngoài;
- Nguồn kinh phí;
- Ý kiến của các cơ quan, địa phương
liên quan (nếu có);
- Hộ chiếu, thị thực người nước
ngoài.
b) Số lượng hồ
sơ: 02 bộ.
3. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả: Cơ quan, đơn vị chuẩn bị
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, nộp trực tiếp hoặc gửi
qua đường bưu điện tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Ngoại vụ (42, Nguyễn Thị Minh Khai, Nha Trang, Khánh Hòa).
4. Tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính và thời gian giải quyết của từng cơ
quan:
a) Tổng thời gian giải quyết thủ tục
hành chính: 15 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Thời gian giải quyết thủ tục hành
chính của từng cơ quan:
- Sở Ngoại vụ:
04 ngày.
- Các cơ quan liên quan: 05 ngày.
- Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND
tỉnh: 05 ngày.
- Nhận và trả kết
quả: 01 ngày.
5. Cách thức luân chuyển hồ sơ và
nhận kết quả:
a) Cách thức luân chuyển hồ sơ giữa Sở
Ngoại vụ với cơ quan liên quan: Gửi trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc gửi văn bản
điện tử.
b) Cách thức luân chuyển hồ sơ giữa Sở
Ngoại vụ với Văn phòng UBND tỉnh: Sở Ngoại vụ trực tiếp nộp
hồ sơ và nhận kết quả từ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh.
Điều 5. Thủ tục
xét cho phép sử dụng thẻ đi lại của doanh nhân APEC thuộc tỉnh Khánh Hòa
1. Các cơ quan tham gia giải quyết
thủ tục hành chính:
- Cơ quan chủ trì tiếp nhận hồ sơ -
trả kết quả: Sở Ngoại vụ.
- Cơ quan phối hợp: Văn phòng UBND tỉnh và các cơ quan liên quan.
- Cơ quan có thẩm
quyền quyết định: UBND tỉnh.
2. Thành phần, biểu mẫu, số lượng
hồ sơ mà cá nhân, tổ chức nộp cho cơ quan chủ trì:
a) Thành phần, biểu mẫu hồ sơ:
- Thành phần, biểu mẫu hồ sơ đối với
doanh nhân Việt Nam đang hoạt động do UBND tỉnh ra quyết định thành lập hoặc trực
tiếp quản lý:
+ Văn bản đề nghị cho phép sử dụng thẻ
ABTC;
+ Tờ khai đề nghị cho phép sử dụng thẻ
ABTC (Mẫu phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định số
2060/QĐ-UBND ngày 12/8/2010 của UBND tỉnh Khánh Hòa);
+ Bản sao có chứng thực Quyết định
thành lập doanh nghiệp (đối với doanh nghiệp nhà nước) hoặc giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh);
+ Bản sao có chứng
thực hộ chiếu cá nhân xin phép sử dụng thẻ ABTC (còn giá trị sử dụng trên 03
năm);
+ Bản sao có chứng thực quyết định bổ
nhiệm chức vụ;
+ Bản sao có chứng thực hoặc bản dịch
chứng thực hợp đồng kinh doanh, hợp đồng
ngoại thương, thư mời, chứng từ xuất nhập khẩu …. (không quá
01 năm tính đến thời điểm đề nghị xin phép sử dụng thẻ ABTC);
+ Bản sao có chứng thực hợp đồng lao
động, sổ bảo hiểm xã hội (trừ trường hợp là thành viên góp
vốn).
- Thành phần, biểu mẫu hồ sơ đối với
công chức, viên chức các sở, ban, ngành thuộc tỉnh có nhiệm vụ tham dự các cuộc
họp, hội nghị, hội thảo và các hoạt động kinh tế khác của APEC:
+ Văn bản đề nghị cho phép sử dụng thẻ
ABTC của sở, ban, ngành;
+ Bản sao có chứng thực quyết định của
cấp có thẩm quyền cử đi tham gia các hoạt động của APEC;
+ Bản sao có chứng thực hộ chiếu cá
nhân xin phép sử dụng thẻ ABTC (còn giá trị sử dụng trên 03 năm).
b) Số lượng hồ sơ: 02 bộ.
3. Địa điểm tiếp nhận hồ sơ và trả
kết quả: Cá nhân, tổ chức chuẩn bị
hồ sơ đầy đủ, hợp lệ theo quy định, nộp trực tiếp hoặc gửi
qua đường bưu điện tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Sở Ngoại vụ (42,
Nguyễn Thị Minh Khai, Nha Trang, Khánh Hòa).
4. Tổng thời gian giải quyết thủ tục hành chính và thời gian giải quyết của từng cơ
quan:
a) Tổng thời gian giải quyết thủ tục
hành chính: 15 ngày, kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ.
b) Thời gian giải quyết thủ tục hành
chính của từng cơ quan:
- Sở Ngoại vụ:
04 ngày.
- Các cơ quan liên quan: 05 ngày.
- Văn phòng UBND tỉnh, lãnh đạo UBND
tỉnh: 05 ngày.
- Nhận và trả kết
quả: 01 ngày.
5. Cách thức luân chuyển hồ sơ và nhận kết quả:
a) Cách thức luân chuyển hồ sơ giữa Sở
Ngoại vụ với cơ quan liên quan: Gửi trực tiếp, gửi qua bưu điện hoặc gửi văn bản
điện tử.
b) Cách thức luân chuyển hồ sơ giữa Sở
Ngoại vụ với Văn phòng UBND tỉnh: Sở Ngoại vụ trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết
quả từ Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả của Văn phòng UBND tỉnh.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 6. Trách nhiệm
của các sở, ban, ngành, địa phương
1. Giám đốc Sở Ngoại vụ, thủ trưởng
các cơ quan tham gia, phối hợp giải quyết thủ tục hành
chính có trách nhiệm:
- Tuyên truyền, phổ biến nội dung Quy
chế để tổ chức, cá nhân biết và thực hiện đúng quy định;
- Căn cứ trách nhiệm và thời gian giải quyết đã được phân định trong Quy chế,
khẩn trương cập nhật trên cơ sở dữ liệu Phần mềm một cửa
điện tử để thực hiện đồng bộ, hiệu quả;
- Giải quyết hồ sơ bảo đảm đúng thời
hạn đã phân định.
2. Trong quá trình tổ chức thực hiện
nếu gặp vướng mắc đề nghị các cơ quan, đơn vị, tổ chức và cá nhân phản ánh, kiến
nghị về Sở Nội vụ, Sở Ngoại vụ để phối hợp giải quyết hoặc
báo cáo UBND tỉnh./.