Quyết định 292/QĐ-UBND năm 2022 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc trực thuộc Sở Tư pháp

Số hiệu 292/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/02/2022
Ngày có hiệu lực 11/02/2022
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 292/QĐ-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 11 tháng 02 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

QUY ĐỊNH VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA  TRUNG TÂM TRỢ GIÚP PHÁP LÝ NHÀ NƯỚC TỈNH VĨNH PHÚC TRỰC THUỘC SỞ TƯ PHÁP

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH PHÚC

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;

Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20 tháng 6 năm 2017;

Căn cứ Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 7 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 08/2008/TTLT-BTP-BNV ngày 07 tháng 11 năm 2008 của Bộ Tư pháp và Bộ Nội vụ hướng dẫn về tổ chức và biên chế của Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước;

Căn cứ Thông tư số 07/2020/TT-BTP ngày 21 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Sở Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Phòng Tư pháp thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện;

Căn cứ Quyết định số 21/2021/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh quy định vị trí, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Tư pháp tỉnh Vĩnh Phúc;

 Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ tại Tờ trình số 20/TTr-SNV ngày 11 tháng 01 năm 2022 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Tư pháp.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Vị trí và chức năng

1. Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc (viết tắt là Trung tâm) là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tư pháp; có chức năng cung cấp dịch vụ pháp lý miễn phí cho người được trợ giúp pháp lý trong vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật, góp phần bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong tiếp cận công lý và bình đẳng trước pháp luật.

2. Trung tâm có tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và trụ sở để hoạt động theo quy định của pháp luật; chịu sự quản lý, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện về tổ chức, biên chế của Sở Tư pháp; đồng thời chịu sự quản lý chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp.

Điều 2. Nhiệm vụ, quyền hạn

1. Căn cứ vào quy hoạch, kế hoạch dài hạn và hàng năm của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh, Trung tâm thực hiện việc xây dựng Chương trình, Kế hoạch trợ giúp pháp lý dài hạn và hàng năm trên địa bàn tỉnh trình Giám đốc Sở Tư pháp phê duyệt và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch đó.

2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ và hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý bao gồm:

a) Thực hiện Trợ giúp pháp lý bằng các hình thức tư vấn pháp luật, cử người tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng và các hình thức trợ giúp pháp lý khác cho người được trợ giúp pháp lý theo các lĩnh vực trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 26, Điều 27 Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017.

b) Thực hiện nhiệm vụ giúp cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc.

c) Tham mưu cấp có thẩm quyền thành lập, giải thể, sáp nhập Chi nhánh của Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, bổ nhiệm và cấp thẻ trợ giúp viên pháp lý, miễn nhiệm và thu hồi thẻ trợ giúp viên pháp lý, cấp lại thẻ trợ giúp viên pháp lý;

d) Tham mưu cơ quan có thẩm quyền cấp, cp lại, thu hồi thcộng tác viên trợ giúp pháp lý; đề nghị Bộ Tư pháp tchức kiểm tra tập sự trợ giúp pháp lý;

đ) Tham mưu cơ quan có thẩm quyền công bố, cập nht danh sách các tchức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý tại địa phương, đăng ti trên Trang thông tin điện tử của S Tư pháp và gửi Bộ Tư pháp đđăng tải trên Cng thông tin điện tử ca Bộ Tư pháp;

e) Tham mưu cơ quan có thẩm quyền kim tra, giám sát việc thực hin hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; thanh toán thù lao và chi phí thực hiện trợ giúp pháp lý cho tchức ký hợp đồng thc hiện trợ giúp pháp lý; qun lý và tổ chức đánh giá cht lượng vụ việc tham gia ttụng và vụ việc đại diện ngoài ttụng theo quy định pháp luật.

3. Đề nghị cơ quan, tổ chức hữu quan phối hợp, cung cấp thông tin, tài liệu về vụ việc trợ giúp pháp lý.

4. Bồi thường thiệt hại do lỗi của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý, cộng tác viên của Trung tâm gây ra trong khi thực hiện trợ giúp pháp lý.

5. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo, truyền thông về trợ giúp pháp lý.

6. Giải quyết khiếu nại theo quy định của Luật trợ giúp pháp lý và pháp luật về khiếu nại, tố cáo; giải quyết tranh chấp về trợ giúp pháp lý theo thẩm quyền.

7. Kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn đề liên quan đến vụ việc trợ giúp pháp lý.

[...]