Quyết định 2811/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Bắc Kạn

Số hiệu 2811/QĐ-UBND
Ngày ban hành 24/12/2010
Ngày có hiệu lực 03/01/2011
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Kạn
Người ký Triệu Đức Lân
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN

--------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 2811/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 24 tháng 12 năm 2010

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “ĐÀO TẠO NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN ĐẾN NĂM 2020” TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”;

Căn cứ Thông tư số 112/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 30 tháng 7 năm 2010 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án “Dạy nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” theo Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ;

Căn cứ Thông tư số 139/2010/TT-BTC ngày 21 tháng 9 năm 2010 của Bộ Tài chính quy định việc lập dự toán, quản lý và sử dụng kinh phí từ nguồn ngân sách nhà nước giành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức;

Căn cứ Quyết định số 1547/QĐ-UBND ngày 18 tháng 8 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn về việc phê duyệt “Quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020” tỉnh Bắc Kạn;

Căn cứ Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020 và Chiến lược quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Kạn đến năm 2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 2229/TTr-LĐTBXH ngày 15 tháng 12 năm 2010;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020” tỉnh Bắc Kạn (sau đây gọi tắt là Đề án) với những nội dung chủ yếu sau đây:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU

1. Quan điểm

a) Phát triển dạy nghề, đào tạo nhân lực kỹ thuật chất lượng cao là chủ trương, chính sách lớn của Đảng, nhà nước, là nhân tố quyết định phát triển kinh tế - xã hội nhanh, hiệu quả, bền vững, đảm bảo thực hiện công bằng xã hội, tạo cơ hội học tập cho người lao động.

b) Đối với lao động nông thôn, học nghề vừa là quyền lợi vừa là nghĩa vụ, thông qua học nghề, người lao động có nhiều cơ hội được chuyển đổi nghề nghiệp, nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập để nâng cao chất lượng cuộc sống.

c) Chuyển mạnh đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo nhu cầu học nghề của lao động nông thôn và yêu cầu của thị trường lao động; gắn đào tạo nghề với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, từng vùng, từng ngành, từng địa phương.

d) Đổi mới và phát triển đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và tạo điều kiện thuận lợi để lao động nông thôn tham gia học nghề phù hợp với trình độ học vấn, điều kiện kinh tế và nhu cầu học nghề của mình.

e) Đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, tạo sự chuyển biến sâu sắc về mặt chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức xã đủ tiêu chuẩn, đủ trình độ, bản lĩnh lãnh đạo, quản lý và thành thạo chuyên môn, nghiệp vụ trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội ở xã phục vụ cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.

f) Công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức xã luôn được tỉnh đưa lên hàng đầu và là một trong những vấn đề được quan tâm sâu sắc nhất, trong các cuộc họp luôn đưa ra các giải pháp tối ưu cho công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, công chức cấp xã để số lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã, phường, thị trấn trên địa bàn của tỉnh đạt trên 95% có trình độ chuyên môn đạt chuẩn theo quy định.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu tổng quát

- Bình quân hàng năm trên địa bàn tỉnh đào tạo nghề cho khoảng 6.000 người (trong đó dạy nghề cho lao động nông thôn là 3.500 người).

- Đến năm 2020, đào tạo, bồi dưỡng cho khoảng 15.000 lượt cán bộ, công chức xã (trong đó đào tạo cử nhân cho 1.500 người, bồi dưỡng nghiệp vụ cho 13.500 người).

b) Mục tiêu cụ thể

- Năm 2010:

+ Đào tạo trình độ sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên cho khoảng 1.500 lao động nông thôn, trong đó khoảng 1.250 người học nghề nông nghiệp; 250 người học nghề phi nông nghiệp.

- Giai đoạn 2011 - 2015:

[...]