Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Quyết định 2793/QĐ-UBND năm 2008 về Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học về rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học

Số hiệu 2793/QĐ-UBND
Ngày ban hành 11/12/2008
Ngày có hiệu lực 11/12/2008
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2793/QĐ-UBND

Huế, ngày 11 tháng 12 năm 2008

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT “KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ĐA DẠNG SINH HỌC VỀ RỪNG CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẾN NĂM 2010 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ NGHỊ ĐỊNH THƯ CARTAGENA VỀ AN TOÀN SINH HỌC”

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ và phát triển rừng ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 79/2007/QĐ-TTg ngày 31 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Kế hoạch hành động Quốc gia về Đa dạng sinh học đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 1588/TTr-NNPTNT ngày 24 tháng 11 năm 2008 về việc xin phê duyệt “Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học về rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”,

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch hành động Đa dạng sinh học (ĐDSH) về rừng của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 thực hiện Công ước Đa dạng sinh học và Nghị định thư Cartagena về An toàn sinh học”, với những nội dung chủ yếu sau:

I. Mục tiêu bảo tồn đa dạng sinh học và an toàn sinh học

1. Mục tiêu từ nay đến năm 2010:

- Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học về rừng;

- Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên rừng;

- Kiểm định và ngăn chặn các loại sinh vật lạ xâm nhập;

- Tăng cường năng lực quản lý nhà nước về ĐDSH và an toàn sinh học;

- Cộng đồng các địa phương tham gia quản lý và bảo tồn ĐDSH về rừng, nhất là tại các khu rừng đặc dụng.

2. Định hướng đến năm 2020:

- Phục hồi, phát triển và sử dụng bền vững ĐDSH về các nguồn gen, các loài sinh vật và hệ sinh thái rừng của Thừa Thiên Huế; quản lý an toàn sinh học có hiệu quả, góp phần cùng Chính phủ thực hiện các cam kết quốc tế về ĐDSH và an toàn sinh học mà nước ta là thành viên;

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế chính sách, các văn bản quy định của tỉnh liên quan đến việc thực thi pháp luật của Nhà nước về quản lý ĐDSH và an toàn sinh học ở Thừa Thiên Huế;

- Hoàn thiện hệ thống tổ chức các khu rừng đặc dụng của tỉnh, phục hồi ít nhất được 50% các hệ sinh thái rừng tự nhiên, tiêu biểu, nhạy cảm đã bị xuống cấp, phá hủy.

II. Các nhiệm vụ chủ yếu

1. Bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học về rừng.

2. Sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên sinh vật, gồm:

a) Sử dụng bền vững tài nguyên gỗ và lâm sản ngoài gỗ;

b) Ngăn chặn, kiểm soát và xử lý nghiêm việc khai thác, buôn bán và sử dụng trái phép các nguồn tài nguyên sinh vật rừng;

c) Quản lý và kiểm soát chặt chẽ các loài sinh vật lạ xâm lấn;

d) Phát triển du lịch sinh thái.

3. Tăng cường năng lực quản lý nhà nước (của chính quyền các cấp, Ban quản lý các khu rừng RĐD, RPHĐN, RSX) về ĐDSH và an toàn sinh học.

4. Đẩy mạnh hoạt động quản lý bảo tồn ĐDSH về rừng và an toàn sinh học dựa vào cộng đồng.

III. Các giải pháp chính

[...]