Quyết định 2760/QĐ-UBND năm 2016 Đề án xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung giai đoạn 2017-2020 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 2760/QĐ-UBND
Ngày ban hành 16/12/2016
Ngày có hiệu lực 16/12/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đoàn Văn Việt
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2760/QĐ-UBND

Lâm Đồng, ngày 16 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỀ ÁN XÃ HỘI HÓA, KHUYẾN KHÍCH CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2017-2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, dạy nghề, văn hóa, thể thao, môi trường;

Căn cứ Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

Căn cứ Thông tư số 54/2013/TT-BTC ngày 04/5/2013 của Bộ Tài chính quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn tập trung;

Căn cứ Thông tư liên tịch số 37/2014/TTLT-BNNPTNT-BTC-BKHĐT ngày 31/10/2014 của liên Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thực hiện Quyết định số 131/2009/QĐ-TTg ngày 02/11/2009 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách ưu đãi, khuyến khích đu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sạch nông thôn;

Căn cứ Nghị quyết số 32/2016/NQ-HĐND ngày 08/12/2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc chính sách xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung giai đoạn 2017-2020;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Đề án xã hội hóa, khuyến khích công tác đầu tư và quản lý, khai thác công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung giai đoạn 2017-2020.

Điều 2. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường; Cục trưởng Cục thuế tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Đà Lạt và Bảo Lộc; Thủ trưởng các đơn vị, tổ chức có liên quan căn cứ Quyết định thi hành kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- TT TU, TT HĐND tỉnh;
- TT HĐND tỉnh;
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Như Điều 2;
- Các PVP;
- Lưu: VT, NN.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đoàn Văn Việt

 

ĐỀ ÁN

XÃ HỘI HÓA, KHUYẾN KHÍCH CÔNG TÁC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC CÔNG TRÌNH CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TẬP TRUNG GIAI ĐOẠN 2017-2020
(Kèm theo Quyết định số 2760/QĐ-UBND ngày 16 tháng 12 năm 2016 của UBND tỉnh)

Phần I

THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CUNG CẤP NƯỚC SINH HOẠT NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG

1. Thực trạng và những kết quả đạt được:

Đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh có 252 công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung, với 60 công trình cấp nước tự chảy, 185 công trình giếng khoan và 07 công trình cấp nước tập trung khác hiện cung cấp nước cho khoảng 102.860 khẩu chiếm 13,2% và có khoảng 159.087 công trình cấp nước nhỏ lẻ, phân tán, với: 138.964 giếng đào, 17.810 giếng khoan hộ gia đình, 2.313 lu, bể chứa nước mưa cấp nước hp vệ sinh cho 72,8% dân cư nông thôn. Như vậy, toàn bộ hệ thống cung cấp nước sinh hoạt hợp vệ sinh cho 86% người dân nông thôn, tương ứng với 671.129 khẩu, trong đó có 16,9% nước sạch đạt tiêu chuẩn của Bộ Y tế tương ứng với 131.884 khẩu.

Hiện nay, các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn tập trung đang được quản lý vận hành và khai thác theo một số mô hình sau:

- Cấp tỉnh: do Trung tâm Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn tỉnh thực hiện.

- Cấp huyện: do Trung tâm quản lý và khai thác công trình công cộng các huyện, Trung tâm Nông nghiệp thành phố Bảo Lộc, Trung tâm quản lý khai thác công trình thủy lợi thành phố Đà Lạt thực hiện.

- Cấp xã: do UBND các xã, thị trấn trực tiếp quản lý hoặc giao cho các thôn quản lý. Ngoài ra còn một số trường học, hộ dân tự quản một số công trình giếng khoan tập trung.

2. Những tồn tại, hạn chế:

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác đầu tư và quản lý, khai thác các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn vẫn còn những hạn chế, tồn tại như sau:

[...]