Quyết định 2744/2015/QĐ-UBND quy định mức chi phí và chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người khuyết tật đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng
Số hiệu | 2744/2015/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 03/12/2015 |
Ngày có hiệu lực | 13/12/2015 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Thành phố Hải Phòng |
Người ký | Lê Khắc Nam |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Tài chính nhà nước |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2744/2015/QĐ-UBND |
Hải Phòng, ngày 03 tháng 12 năm 2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2004;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 của liên Bộ Tài chính - Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Thực hiện Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 102/TTr-SLĐTBXH ngày 25/11/2015; của Liên Sở Tài chính-Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 80/TTrLS-LĐTBXH-TC ngày 14/9/2015; Báo cáo thẩm định số 53/BCTĐ-STP ngày 20/11/2015 của Sở Tư pháp,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này quy định mức chi phí và chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người khuyết tật đến năm 2020 trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
1. Người khuyết tật đủ 14 tuổi đến dưới 60 tuổi (đối với nam), dưới 55 tuổi (đối với nữ), có nhu cầu học nghề và sức khỏe phù hợp với yêu cầu của nghề cần học, có hộ khẩu thường trú trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
2. Các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sử dụng và quản lý nguồn vốn sự nghiệp từ ngân sách nhà nước để thực hiện hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 3 tháng cho người khuyết tật trên địa bàn thành phố.
3. Quy định này không áp dụng đối với nguồn kinh phí hỗ trợ, huy động của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
Người khuyết tật chỉ được hỗ trợ học nghề một lần theo chính sách của Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 (ban hành kèm theo Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ). Những người đã được hỗ trợ học nghề từ các Chương trình, Đề án khác của Nhà nước không được hỗ trợ học nghề theo Đề án này.
Điều 4. Mức chi phí và mức hỗ trợ đào tạo nghề
1. Mức chi phí và mức hỗ trợ đào tạo nghề trình độ sơ cấp
TT |
Tên nghề đào tạo |
Thời gian đào tạo (tháng) |
Mức chi phí (đ/người/tháng) |
Mức hỗ trợ (đ/người/tháng) |
Mức hỗ trợ (đ/người/khóa) |
1 |
May công nghiệp |
05 |
1.200.000 |
1.200.000 |
6.000.000 |
2 |
Điện dân dụng |
05 |
1.200.000 |
1.200.000 |
6.000.000 |
3 |
Mây tre đan |
04 |
1.000.000 |
1.000.000 |
4.000.000 |
4 |
Dệt chiếu cói |
04 |
1.000.000 |
1.000.000 |
4.000.000 |
5 |
Vi tính văn phòng |
04 |
600.000 |
600.000 |
2.400.000 |
6 |
Thêu ren mỹ thuật |
04 |
1.000.000 |
1.000.000 |
4.000.000 |
7 |
Kỹ thuật sản xuất hoa, cây cảnh, non bộ |
04 |
800.000 |
800.000 |
3.200.000 |
8 |
Kỹ thuật trồng cây rau, cây màu |
04 |
800.000 |
800.000 |
3.200.000 |
9 |
Kỹ thuật trồng nấm |
04 |
800.000 |
800.000 |
3.200.000 |
10 |
Kỹ thuật chăn nuôi gia súc, gia cầm |
04 |
800.000 |
800.000 |
3.200.000 |
2. Mức chi phí và mức hỗ trợ đào tạo dưới 03 tháng
TT |
Tên nghề đào tạo |
Thời gian đào tạo (tháng) |
Mức
chi phí |
Mức hỗ trợ (đ/người/tháng) |
Mức hỗ trợ (đ/người/khóa) |
1 |
Làm chổi |
1,5 |
1.000.000 |
1.000.000 |
1.500.000 |
2 |
Làm hàng mã |
1,5 |
1.000.000 |
1.000.000 |
1.500.000 |
3 |
Xoa bóp bấm huyệt |
2,5 |
1.500.000 |
1.500.000 |
3.750.000 |
4 |
Sử dụng nhạc cụ dân tộc (đàn nhị, kèn) |
2,5 |
1.500.000 |
1.500.000 |
3.750.000 |
3. Đối với những nghề chưa có trong danh mục nêu tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này, nếu tổ chức đào tạo thì được áp dụng mức hỗ trợ đào tạo theo các nghề có đặc thù tương đương.
4. Đối với những nghề có chi phí đào tạo thực tế lớn hơn 6.000.000 đồng/người/khóa thì các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp chủ động xây dựng phương án huy động nguồn kinh phí bổ sung do người học đóng góp và các nguồn huy động hợp pháp khác để bảo đảm chi phí đào tạo nghề.
5. Thời gian học nghề và quy mô lớp học
a) Thời gian học nghề được quy định trong chương trình đào tạo. Địa điểm, tiến độ đào tạo thực tế có thể thực hiện linh hoạt phù hợp với nghề đào tạo, điều kiện của học viên, đặc điểm quy trình sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi và đặc điểm của từng vùng, địa phương.
b) Quy mô của một lớp học tối đa không quá 25 học viên/01 lớp.