Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Quyết định 2714/QĐ-BVHTTDL năm 2016 phê duyệt Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành

Số hiệu 2714/QĐ-BVHTTDL
Ngày ban hành 03/08/2016
Ngày có hiệu lực 03/08/2016
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch
Người ký Nguyễn Ngọc Thiện
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO
VÀ DU LỊCH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2714/QĐ-BVHTTDL

Hà Nội, ngày 03 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030”

BỘ TRƯỞNG BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

Căn cứ Luật Du lịch số 44/2005/QH11 ngày 14 tháng 6 năm 2005;

Căn cứ Nghị định số 76/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 7 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;

Căn cứ Quyết định số 2473/QĐ-TTg, ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt kèm theo quyết định này Đề án “Chiến lược phát triển sản phẩm du lịch Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” với những nội dung chủ yếu sau đây:

1. Quan điểm phát triển sản phẩm

Tầm nhìn Chiến lược: Phát triển hệ thống sản phẩm du lịch Việt Nam có giá trị gia tăng cao, đảm bảo tính bền vững và tính cạnh tranh cao.

- Phát huy tối đa các lợi thế tiềm năng về tự nhiên và văn hóa; hài hòa trong xây dựng, phát trin sản phẩm du lịch. Phát huy tính trải nghiệm, đáp ứng nhu cầu đa dạng của các thị trường khách du lịch trong từng loại hình sản phẩm; gia tăng tính hấp dẫn và tính bền vững của sản phẩm du lịch.

- Phát triển sản phẩm theo lộ trình, có tính ưu tiên; đầu tư có trọng tâm trọng điểm; phát huy tính đặc trưng của các vùng du lịch, xác định các khu du lịch quốc gia là các địa bàn trọng đim phát triển sản phẩm du lịch; ưu tiên phát triển các loại hình du lịch có giá trị gia tăng cao. Chú trọng đầu tư các điều kiện phát triển sản phẩm du lịch.

- Phát triển các sản phẩm du lịch đảm bảo tính cạnh tranh quốc tế và khu vực. Sản phẩm du lịch là yếu tố cốt lõi xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, thương hiệu du lịch vùng và địa phương.

- Đẩy mạnh phát triển các sản phẩm mang tính đẳng cấp, thu hút thị trường ngách với khả năng chi tiêu cao.

2. Mục tiêu phát triển sản phẩm

2.1. Mục tiêu tổng quát

Xây dựng hệ thống sản phẩm du lịch đặc sắc, đa dạng, đồng bộ, chất lượng cao, giá trị gia tăng cao. Thu hút thêm nhiều thị trường khách du lịch và thu hút nhiều đầu tư vào du lịch.

2.2. Mục tiêu cụ thể

- Đến năm 2020: Hình thành các dòng sản phẩm du lịch mang tính hệ thng. Từng bước định vị hình ảnh các dòng sản phẩm du lịch Việt Nam, trong đó, sản phẩm du lịch biển, đảo Việt Nam, du lịch khám phá kỳ quan hang động Việt Nam trở thành sản phẩm có thương hiệu, có sức cạnh tranh trong khu vực và thế giới. Hình ảnh biểu tượng cho du lịch Việt Nam với những giá trị nổi bật toàn cầu là di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long và di sản thiên nhiên thế giới Phong Nha - Kẻ Bàng.

Đồng thời, định vị các sản phẩm du lịch đặc trưng của 07 vùng du lịch. Xây dựng quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển cho 1/3 các khu vực có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia tạo điểm nhấn đphát triển sản phẩm du lịch cho các vùng du lịch.

Phát triển các dịch vụ vui chơi giải trí tạo sự đa dạng cho sản phẩm du lịch.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm du lịch một cách toàn diện.

- Đến năm 2025: Định vị rõ nét các dòng sản phẩm du lịch Việt Nam gắn với các vùng du lịch, trong đó, cùng với du lịch biển, đảo, dòng sản phẩm du lịch văn hóa sẽ là những sản phẩm thương hiệu, thu hút mạnh mẽ khách du lịch quốc tế và nội địa.

Tiếp tục phát triển các dòng sản phẩm du lịch sinh thái và du lịch đô thị. Đến 2025, 2/3 các khu vực có tiềm năng phát triển thành khu du lịch quốc gia hoàn thành lập quy hoạch và tập trung đầu tư phát triển.

- Đến năm 2030: Phát triển đồng bộ 4 dòng sản phẩm du lịch Việt Nam gắn với các vùng du lịch. Hoàn thành xây dựng quy hoạch và đầu tư cho các khu vực tiềm năng phát triển thành các khu du lịch quốc gia. Sản phẩm du lịch Việt Nam được ghi nhận trên thị trường khu vực và quốc tế.

3. Các định hướng phát triển chủ yếu

3.1. Định hướng chung

[...]