Quyết định 2711/QĐ-UBND năm 2008 về Quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình, kế hoạch và đề án khuyến công địa phương do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
Số hiệu | 2711/QĐ-UBND |
Ngày ban hành | 07/10/2008 |
Ngày có hiệu lực | 07/10/2008 |
Loại văn bản | Quyết định |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Huỳnh Tấn Thành |
Lĩnh vực | Xây dựng - Đô thị |
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2711/QĐ-UBND |
Phan Thiết, ngày 07 tháng 10 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khuyến công Quốc gia đến năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 1762/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận đến năm 2012;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 958/TTr-SCT ngày 22 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình, kế hoạch và đề án khuyến công địa phương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
XÂY
DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG
ĐỊA PHƯƠNG
(ban hành kèm theo Quyết định số: 2711/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10
năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, đánh giá và quản lý Chương trình, kế hoạch và đề án khuyến công tỉnh Bình Thuận.
2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện các Chương trình, kế hoạch và đề án khuyến công tỉnh Bình Thuận, bao gồm:
a) Các cơ sở công nghiệp nông thôn trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể;
b) Các tổ chức dịch vụ khuyến công trên địa bàn tỉnh;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.
1. Chương trình khuyến công địa phương: là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong từng giai đoạn (thường là 5 năm) được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội và lao động trên địa bàn tỉnh.
2. Kế hoạch khuyến công địa phương: là tập hợp các đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm, trong đó đưa ra tiến độ, dự kiến kết quả cụ thể cần đạt được nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình khuyến công trong từng giai đoạn. Kế hoạch khuyến công địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Đề án khuyến công địa phương: là đề án khuyến công sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh để triển khai các hoạt động khuyến công theo chương trình, kế hoạch khuyến công địa phương được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Tổ chức dịch vụ khuyến công: là tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, có năng lực thực hiện các hoạt động, dịch vụ khuyến công như: tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác phù hợp với Điều 3, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn.
ỦY BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 2711/QĐ-UBND |
Phan Thiết, ngày 07 tháng 10 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 136/2007/QĐ-TTg ngày 20 tháng 8 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khuyến công Quốc gia đến năm 2012;
Căn cứ Quyết định số 1762/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận đến năm 2012;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công thương tại Tờ trình số 958/TTr-SCT ngày 22 tháng 9 năm 2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này bản “Quy chế xây dựng, tổ chức thực hiện và quản lý Chương trình, kế hoạch và đề án khuyến công địa phương”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Công thương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và thủ trưởng các cơ quan có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: |
TM. ỦY BAN
NHÂN DÂN |
XÂY
DỰNG, TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG
ĐỊA PHƯƠNG
(ban hành kèm theo Quyết định số: 2711/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10
năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này quy định về trình tự, thủ tục xây dựng, thẩm định, phê duyệt, tổ chức thực hiện, kiểm tra giám sát, đánh giá và quản lý Chương trình, kế hoạch và đề án khuyến công tỉnh Bình Thuận.
2. Quy chế này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan đến việc thực hiện các Chương trình, kế hoạch và đề án khuyến công tỉnh Bình Thuận, bao gồm:
a) Các cơ sở công nghiệp nông thôn trực tiếp đầu tư sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, bao gồm các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các hợp tác xã, các hộ sản xuất kinh doanh cá thể;
b) Các tổ chức dịch vụ khuyến công trên địa bàn tỉnh;
c) Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.
1. Chương trình khuyến công địa phương: là tập hợp các nội dung, nhiệm vụ về công tác khuyến công trên địa bàn tỉnh Bình Thuận trong từng giai đoạn (thường là 5 năm) được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt nhằm khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xã hội và lao động trên địa bàn tỉnh.
2. Kế hoạch khuyến công địa phương: là tập hợp các đề án, nhiệm vụ khuyến công hàng năm, trong đó đưa ra tiến độ, dự kiến kết quả cụ thể cần đạt được nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình khuyến công trong từng giai đoạn. Kế hoạch khuyến công địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
3. Đề án khuyến công địa phương: là đề án khuyến công sử dụng kinh phí từ nguồn kinh phí khuyến công của tỉnh để triển khai các hoạt động khuyến công theo chương trình, kế hoạch khuyến công địa phương được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt.
4. Tổ chức dịch vụ khuyến công: là tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật, có năng lực thực hiện các hoạt động, dịch vụ khuyến công như: tư vấn, đào tạo, chuyển giao công nghệ, cung cấp thông tin, xúc tiến thương mại và các hoạt động khác phù hợp với Điều 3, Nghị định số 134/2004/NĐ-CP của Chính phủ nhằm phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tại nông thôn.
5. Đơn vị thực hiện đề án: là các cơ sở công nghiệp nông thôn có đề án khuyến công được phê duyệt trong kế hoạch khuyến công địa phương và chịu trách nhiệm thực hiện các đề án đó thông qua các hợp đồng kinh tế được ký với Trung tâm Khuyến công tỉnh.
6. Tổ chức, cá nhân thụ hưởng: là tổ chức, cá nhân được thụ hưởng trực tiếp từ kết quả của việc triển khai các đề án khuyến công.
XÂY DỰNG, PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH VÀ ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG TỈNH BÌNH THUẬN
Điều 3. Xây dựng Chương trình khuyến công địa phương
1. Chương trình khuyến công địa phương được lập trên cơ sở đề xuất của Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố (Ủy ban nhân dân cấp huyện). Định kỳ từng giai đoạn, Sở Công thương hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp huyện xây dựng chương trình khuyến công trên từng địa bàn, trình Sở Công thương xem xét, thẩm định thông qua Trung tâm Khuyến công tỉnh tổng hợp.
2. Sở Công thương căn cứ đề xuất của Ủy ban nhân dân cấp huyện, sự phù hợp của các đề án khuyến công với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp từng địa bàn; xem xét, tổng hợp, xây dựng chương trình khuyến công của tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt theo quy định.
Điều 4. Xây dựng kế hoạch khuyến công địa phương
1. Kế hoạch khuyến công được lập phù hợp với Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận trên cơ sở đăng ký của Ủy ban nhân dân cấp huyện. Kế hoạch khuyến công gồm 02 phần:
a) Kết quả thực hiện công tác khuyến công năm trước; đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch khuyến công của năm hiện tại.
b) Mục tiêu, định hướng công tác khuyến công năm sau; danh mục các đề án khuyến công dự kiến đưa vào kế hoạch.
Điều 5. Nguyên tắc lập đề án khuyến công địa phương
1. Phù hợp với chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của Đảng, Nhà nước; chiến lược, quy hoạch phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Phù hợp với Chương trình khuyến công tỉnh Bình Thuận.
3. Phù hợp với các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến hoạt động khuyến công.
Điều 6. Các đề án khuyến công được ưu tiên
1. Về địa bàn: ưu tiên các đề án khuyến công ở các địa bàn có công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp chậm phát triển; các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Trong trường hợp các địa bàn có điều kiện như nhau thì ưu tiên các đề án khuyến công của các đơn vị có kinh nghiệm, năng lực triển khai thực hiện đề án.
2. Về ngành nghề: ưu tiên các đề án đào tạo nghề, truyền nghề và phát triển nghề; đề án hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý cơ sở sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; đề án hỗ trợ sản xuất sản phẩm công nghiệp tiêu biểu, sản phẩm mới, sản phẩm đang còn dở dang.
Điều 7. Nội dung cơ bản của đề án khuyến công (do các đơn vị thực hiện đề án lập)
Đề án cần thiết phải có những nội dung chủ yếu sau:
1. Sự cần thiết của đề án: khái quát tình hình chung (nêu tóm tắt tình hình ngành nghề trong đề án tại địa phương); lý do và sự cần thiết phải triển khai thực hiện đề án.
2. Mục tiêu: nêu những mục tiêu của đề án cần đạt được. Các mục tiêu phải rõ ràng, cụ thể, đáp ứng nhu cầu thực tế của cơ sở sản xuất công nghiệp nông thôn.
3. Quy mô đề án: nêu quy mô và các hoạt động chính của đề án.
4. Đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đơn vị thụ hưởng, địa điểm thực hiện.
5. Nội dung và tiến độ: xác định rõ nội dung công việc cần thực hiện và tiến độ thực hiện; tổ chức, cá nhân thực hiện.
6. Dự toán kinh phí: xác định tổng kinh phí cho đề án, trong đó phân rõ cơ cấu nguồn (kinh phí khuyến công của tỉnh; kinh phí đóng góp của tổ chức, cá nhân thụ hưởng; nguồn khác,...). Dự toán kinh phí được lập chi tiết cho từng nội dung công việc theo biểu mẫu quy định và phải phù hợp với các quy định hiện hành (mẫu số 01 kèm theo). Đối với các đề án khuyến công điểm, thực hiện trong nhiều năm thì kế hoạch kinh phí còn phải được phân bổ theo tiến độ thực hiện hàng năm.
7. Tổ chức thực hiện: nêu phương án tổ chức thực hiện; đơn vị được giao tổ chức thực hiện phải đủ năng lực (gồm đơn vị chủ trì và đơn vị phối hợp) phù hợp với điểm a, b, khoản 2, Điều 1, Chương I của Quy chế này.
8. Hiệu quả của đề án: nêu rõ hiệu quả về kinh tế, xã hội và môi trường, tính bền vững của đề án sau khi kết thúc hỗ trợ.
Điều 8. Quy trình thẩm định, phê duyệt kế hoạch và đề án khuyến công
1. Thẩm định cấp cơ sở
a) Các đơn vị thực hiện đề án khuyến công, lập các đề án khuyến công theo các quy định tại Điều 7, Chương II của Quy chế này gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Công thương hoặc Phòng Kinh tế) nơi triển khai thực hiện đề án.
b) Phòng Công thương hoặc Phòng Kinh tế tổng hợp các đề án và lập thành kế hoạch theo biểu mẫu quy định tại Quy chế này (mẫu số 01), trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt, gửi Sở Công thương (thông qua Trung tâm Khuyến công tỉnh tổng hợp).
c) Trung tâm Khuyến công tỉnh tổng hợp kế hoạch khuyến công chung của tỉnh (bao gồm cả phần đề án do Trung tâm Khuyến công tự lập) gửi trực tiếp về Sở Công thương để thẩm định.
2. Thẩm định cấp tỉnh
Sở Công thương sau khi nhận các kế hoạch do Trung tâm Khuyến công tỉnh gửi về, lên kế hoạch đi kiểm tra thực tế tại các đơn vị thực hiện đề án; sau đó tổng hợp chung và mời các thành viên trong tổ thẩm định đề án khuyến công (theo Quyết định số 2136/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2008 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thành lập Tổ thẩm định Đề án khuyến công), trực tiếp thẩm định các kế hoạch và đề án khuyến công trên địa bàn tỉnh.
Sau khi có kết quả thẩm định, Sở Công thương tổng hợp, đăng ký kế hoạch khuyến công tỉnh với Sở Tài chính để Sở Tài chính tổng hợp trong kế hoạch chi ngân sách hàng năm, trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
Sau khi có Quyết định giao kinh phí Chương trình Khuyến công, Sở Công thương trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt từng đề án để tổ chức thực hiện.
3. Hồ sơ đề án khuyến công trình thẩm định:
a) Hồ sơ đăng ký để thẩm tra cấp cơ sở:
Đơn vị thực hiện Đề án gửi về Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Công thương hoặc Phòng Kinh tế) 03 bộ hồ sơ, bao gồm:
- Công văn đề nghị của đơn vị thực hiện đề án;
- Các đề án khuyến công được lập theo các quy định tại Điều 7 của Quy chế này.
b) Hồ sơ đăng ký để thẩm định tại Sở Công thương:
Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi về Sở Công thương (thông qua Trung tâm Khuyến công tỉnh ) 02 bộ hồ sơ, bao gồm:
- Tờ trình đăng ký đề án khuyến công;
- Biểu tổng hợp các đề án khuyến công trên địa bàn (kèm theo các Đề án khuyến công).
c) Hồ sơ trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch khuyến công địa phương:
- Tờ trình của Sở Công thương đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch khuyến công địa phương;
- Dự thảo Quyết định phê duyệt kế hoạch kinh phí khuyến công địa phương của Sở Công thương, kèm biểu tổng hợp kế hoạch kinh phí khuyến công.
1. Mức độ phù hợp của đề án với nguyên tắc được quy định tại Điều 5 Chương II của Quy chế này.
2. Mục tiêu, sự cần thiết và hiệu quả của đề án; tính hợp lý về sử dụng kinh phí, nguồn lực và cơ sở vật chất kỹ thuật khác.
3. Đơn vị thực hiện, đơn vị phối hợp, đối tượng thụ hưởng.
4. Khả năng kết hợp, lồng ghép với các dự án, chương trình mục tiêu khác.
5. Sự phù hợp và đầy đủ của hồ sơ, tài liệu đề án.
Điều 10. Thời gian lập kế hoạch và phê duyệt kế hoạch
1. Các đơn vị thực hiện đề án đăng ký đề án khuyến công với Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Công thương hoặc Phòng kinh tế) trước 15 tháng 7 hàng năm. Hồ sơ đăng ký được quy định tại điểm a, khoản 3, Điều 8 của Quy chế này.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi hồ sơ đăng ký kế hoạch khuyến công trên địa bàn về Sở Công thương (thông qua Trung tâm Khuyến công tỉnh) để thẩm định trước ngày 15 tháng 8 hàng năm. Hồ sơ được quy định tại điểm b, Khoản 3, Điều 8 của Quy chế này.
3. Sở Công thương thẩm định, tổng hợp thành Kế hoạch khuyến công địa phương đăng ký với Sở Tài chính trước ngày 15 tháng 9 hàng năm.
4. Khi có Quyết định của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc giao dự toán kinh phí Chương trình Khuyến công, Sở Công thương tổ chức rà soát danh mục các đề án và các nhiệm vụ khuyến công, lập tờ trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt từng đề án khuyến công để triển khai thực hiện.
5. Sở Công thương gửi kế hoạch khuyến công được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt cho các đơn vị thực hiện đề án và chỉ đạo Trung tâm Khuyến công tỉnh tổ chức ký kết hợp đồng triển khai thực hiện.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN, QUẢN LÝ CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH, ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG ĐỊA PHƯƠNG
1. Sở Công thương
a) Chủ trì xây dựng chương trình khuyến công từng giai đoạn, cơ chế, chính sách, văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động khuyến công trình các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Chương trình khuyến công.
b) Chủ trì xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí khuyến công hàng năm để tổng hợp vào dự toán ngân sách chung của Sở Công thương gửi Sở Tài chính, trình Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng đề án, kế hoạch, chương trình khuyến công hàng năm. Thẩm tra, tổng hợp các đề án, kế hoạch khuyến công trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt giao kế hoạch kinh phí khuyến công hàng năm;
d) Theo dõi việc ký hợp đồng triển khai các đề án khuyến công giữa Trung tâm Khuyến công tỉnh và các đơn vị thụ hưởng chương trình khuyến công, cũng như việc tổ chức nghiệm thu, thanh lý và quyết toán các hợp đồng khuyến công trên địa bàn theo quy định;
e) Phối hợp với các ban ngành liên quan kiểm tra, đánh giá và giám sát thực hiện các đề án, kế hoạch khuyến công;
g) Quản lý, theo dõi, tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh, Cục Công nghiệp địa phương tình hình thực hiện kế hoạch khuyến công trên địa bàn tỉnh.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện
a) Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân xây dựng đề án khuyến công trên địa bàn. Tổng hợp các đề án khuyến công trên địa bàn trình Sở Công thương xem xét, thẩm định;
b) Phối hợp với Sở Công thương, các ban, ngành liên quan kiểm tra, đánh giá và giám sát thực hiện các đề án, kế hoạch khuyến công trên địa bàn;
c) Theo dõi và tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch khuyến công hàng năm, theo định kỳ báo cáo Sở Công thương;
d) Là đầu mối tổng hợp, giải quyết hoặc trình Sở Công thương giải quyết các vấn đề có liên quan đến công tác khuyến công trên địa bàn;
e) Chỉ đạo các phòng chức năng, các cộng tác viên tư vấn khuyến công phát huy vai trò, nhiệm vụ của mình trong công tác khuyến công trên địa bàn.
3. Các đơn vị thực hiện
a) Lập đề án và dự toán chi tiết ngân sách đề án theo quy định;
b) Tổ chức triển khai thực hiện đề án khuyến công theo các nội dung đã được phê duyệt, các điều khoản của hợp đồng ký kết; sử dụng kinh phí hiệu quả, đúng dự toán và các quy định hiện hành của nhà nước;
c) Tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ quan có thẩm quyền trong việc kiểm tra, đánh giá, giám sát việc thực hiện các đề án;
d) Phối hợp với Trung tâm Khuyến công tỉnh tổ chức nghiệm thu cơ sở các đề án khuyến công. Thực hiện thanh lý và quyết toán kinh phí theo đúng quy định;
e) Đảm bảo và chịu trách nhiệm pháp lý về các thông tin đã cung cấp cho cơ quan quản lý trong xây dựng kế hoạch, đề án, các loại báo cáo và các văn bản có liên quan khác của các đề án, kế hoạch khuyến công;
g) Chịu trách nhiệm lưu giữ hồ sơ, tài liệu về đề án, kế hoạch khuyến công theo quy định của pháp luật.
4. Các sở, ngành liên quan trong phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động khuyến công trên địa bàn tỉnh.
Điều 12. Điều chỉnh, bổ sung, ngừng triển khai đề án
1. Trong trường hợp cần điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng triển khai đề án khuyến công, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản gửi Sở Công thương trước ngày 15 tháng 5 hàng năm; trong đó nêu rõ lý do điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng đề án.
2. Trên cơ sở đề nghị điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng triển khai đề án của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Sở Công thương xem xét phê duyệt hoặc trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, cụ thể như sau:
a) Sở Công thương phê duyệt các đề nghị điều chỉnh liên quan tới thay đổi địa điểm thực hiện đề án, thay đổi về đối tác thực hiện, thay đổi một phần nội dung đề án và giảm mức kinh phí hỗ trợ từ nguồn kinh phí khuyến công tỉnh;
b) Sở Công thương xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đối với các đề nghị điều chỉnh khác như: điều chỉnh tăng mức kinh phí hỗ trợ, các điều chỉnh dẫn đến thay đổi cơ bản nội dung của đề án (thay đổi nội dung hoạt động khuyến công), các đề nghị bổ sung đề án mới;
c) Đối với các đề án có sai phạm trong việc thực hiện, không đáp ứng mục tiêu, nội dung, tiến độ thực hiện của đề án, Sở Công thương xem xét trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt ngừng thực hiện.
3. Quyết định điều chỉnh, bổ sung hoặc ngừng thực hiện đề án khuyến công được Sở Công thương thông báo trên mạng internet của Sở và gửi văn bản về Trung tâm Khuyến công tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện và các đơn vị thực hiện biết sau khi ban hành.
Điều 13. Báo cáo thực hiện đề án
1. Các đơn vị thực hiện đề án định kỳ báo cáo tiến độ thực hiện theo biểu mẫu quy định (mẫu số 03 kèm theo) gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Công thương hoặc Phòng Kinh tế) vào ngày cuối cùng hàng tháng. Thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Trung tâm Khuyến công tỉnh. Khi đề án kết thúc, đơn vị lập báo cáo tổng hợp kết quả (kèm hồ sơ khi thanh lý, quyết toán hợp đồng).
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện (thông qua Phòng Công thương hoặc Phòng Kinh tế) có trách nhiệm định kỳ hàng tháng tổng hợp, báo cáo việc thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình khuyến công trên địa bàn gửi Sở Công thương (thông qua Trung tâm Khuyến công tỉnh) trước ngày 10 hàng tháng.
1. Sở Công thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện tổ chức kiểm tra, đánh giá, theo dõi, giám sát thực hiện các đề án, kế hoạch, chương trình khuyến công địa phương.
2. Sở Công thương lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá thực hiện đề án khuyến công; đề xuất thành phần đoàn và có văn bản gửi các cơ quan có liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi triển khai thực hiện đề án, đơn vị được giao thực hiện đề án.
3. Sau kiểm tra, đánh giá, trưởng đoàn có trách nhiệm lập báo cáo tổng hợp đánh giá kết quả kiểm tra báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.
4. Các đơn vị thực hiện đề án, kế hoạch khuyến công địa phương có trách nhiệm lập báo cáo theo yêu cầu của Sở Công thương và cung cấp đầy đủ tài liệu, thông tin liên quan. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện đề án, kế hoạch khuyến công địa phương.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt Quy chế này sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, có hiệu quả; thực hiện chế độ báo cáo đầy đủ; thanh quyết toán đúng hạn, đúng tiến độ sẽ được ưu tiên xem xét khi tham gia các đề án, kế hoạch khuyến công tiếp theo.
Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy chế này, tùy theo mức độ, bị xử lý theo các quy định của pháp luật hiện hành.
1. Sở Công thương chủ trì, phối hợp Ủy ban nhân dân cấp huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này và tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh
2. Các sở, ngành liên quan theo chức năng có nhiệm vụ tham gia phối hợp với Sở Công thương tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá các đề án, kế hoạch, chương trình khuyến công địa phương.
3. Sở Công thương tổng hợp các vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này./.
DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN KHUYẾN CÔNG TỈNH BÌNH THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2711/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Tên Đề án |
Tổng Kinh phí |
Trong đó |
Nguồn khác |
|
Kinh phí khuyến công tỉnh Bình Thuận |
Đóng góp của các đơn vị thụ hưởng |
||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
…………,
ngày…….tháng…năm 200……. |
Tên đơn vị:
BIỂU TỔNG HỢP CÁC ĐỀ ÁN ĐĂNG KÝ THỰC HIỆN BẰNG NGUỒN KINH PHÍ KHUYẾN CÔNG TỈNH BÌNH THUẬN NĂM 2008
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 2744/QĐ-UBND ngày 07 tháng 10 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Đơn vị tính: triệu đồng
TT |
Tên đề án |
Đơn vị thực hiện |
Mục tiêu và nội dung chính |
Dự kiến kết quả đạt được |
Thời gian |
Tổng kinh phí thực hiện |
Trong đó |
Ghi chú |
|||
Bắt đầu |
Kết thúc |
Kinh phí Khuyến công Tỉnh hỗ trợ |
Đóng góp của đơn vị thụ hưởng |
Nguồn khác |
|||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
……………………,
ngày……………….tháng………năm 200……. |
Đơn vị: |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM |
Tiến độ thực hiện Hợp đồng khuyến công tỉnh Bình Thuận
tháng…….năm 200…..
(Hợp đồng số……/HĐ ngày……tháng…..năm 200….)
(Mẫu Báo cáo này ban hành kèm theo Quyết định số :2711 /QĐ-UBND
ngày 07…..tháng10….năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
I. Đề án 1 (tên Đề án ghi trên Hợp đồng):
1. Thời gian thực hiện theo Hợp đồng:
- Bắt đầu:
- Kết thúc:
2. Kết quả thực hiện:
2.1. Kết quả cụ thể các công việc đã thực hiện theo từng nội dung, tiến độ trong đề án và hợp đồng; các chỉ tiêu đã đạt được; nêu khó khăn, tồn tại (nếu có).
2.2. Dự kiến kế hoạch thực hiện tháng tới.
3. Tình hình sử dụng kinh phí:
3.1. Tình hình sử dụng kinh phí:
ĐVT: 1.000 đồng.
TT |
Khoản chi (*) |
Tổng theo dự toán |
Đã chi (****) |
Ghi chú |
||||
Tổng |
Kinh phí tỉnh (**) |
Nguồn khác (***) |
Tổng |
Kinh phí tỉnh |
Nguồn khác |
|||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Cộng |
|
|
|
|
|
|
|
Ghi chú:
(*): Phân mục các khoản chi theo mẫu dự toán kinh phí thực hiện.
(**): Theo dự toán tại phụ lục hợp đồng.
(***): Theo dự toán tại đề án.
(****): Đã chi đến thời điểm báo cáo.
3.2. Số tiền kinh phí địa phương của đề án đã nhận theo hợp đồng.
4. Kiến nghị: (nêu ngắn gọn các ý kiến, kiến nghị để thực hiện đúng nội dung, tiến độ, đạt hiệu quả của đề án)
4.1. Ý kiến của chủ đầu tư (nếu là đề án xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ).
4.2. Ý kiến của đơn vị thực hiện đề án.
II. Đề án 2: (áp dụng cho dạng 01 Hợp đồng nhiều đề án
…….,
ngày…..tháng……năm….. |
…….,
ngày…..tháng……năm….. |