Quyết định 2701/QĐ-BTP năm 2017 về Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2018

Số hiệu 2701/QĐ-BTP
Ngày ban hành 29/12/2017
Ngày có hiệu lực 29/12/2017
Loại văn bản Quyết định
Cơ quan ban hành Bộ Tư pháp
Người ký Lê Thành Long
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

BỘ TƯ PHÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2701/QĐ-BTP

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÂM, LIÊN NGÀNH VÀ LĨNH VỰC TRỌNG TÂM CỦA BỘ TƯ PHÁP NĂM 2018

BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP

Căn cNghị định số 96/2017/NĐ-CP ngày 16/8/2017 của Chính phủ quy định chc năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;

Căn cứ Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành và lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp năm 2018.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Cục trưởng Cục Quản lý xử lý vi phạm hành chính và theo dõi thi hành pháp luật, Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính, Vụ trưởng Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, Thủ trưởng các đơn vị khác có liên quan thuộc Bộ Tư pháp, Giám đốc Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Đề nghị Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tnh, thành phố trực thuộc Trung ương quan tâm, phối hợp thực hiện Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Th
tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Các Phó Thủ tướng CP (để báo cáo);
- Các Thứ trưởng (để biết);
- Văn phòng Chính phủ (đ
phi hợp);
- Cổng thông tin điện tử của Bộ T
ư pháp (để đăng);
- Lưu: VT, Cục QLXLVPHC&TDTHPL (02b)

BỘ TRƯỞNG




Lê Thành Long

 

KẾ HOẠCH

THEO DÕI TÌNH HÌNH THI HÀNH PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC TRỌNG TÂM, LIÊN NGÀNH VÀ LĨNH VỰC TRỌNG TÂM CỦA BỘ TƯ PHÁP NĂM 2018
(Ban hành kèm theo Quyết định số 2701/QĐ-BTP ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ Tư pháp)

A. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

I. Mục đích

I. Tổ chức triển khai thực hiện đồng bộ, toàn diện các quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật (sau đây gọi là Nghị định số 59/2012/NĐ-CP); thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (ban hành kèm theo Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 03/10/2017 của Chính phủ), trong đó giao Bộ Tư pháp “kiểm soát chặt chẽ việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật quy định Điều kiện kinh doanh trái thm quyn”.

2. Xem xét, đánh giá khách quan thực trạng thi hành pháp luật về Điều kiện đầu tư kinh doanh thuộc phạm vi quản lý nhà nước của nhiều bộ, ngành (lĩnh vực trọng tâm, liên ngành) và thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tư pháp (lĩnh vực trọng tâm của Bộ Tư pháp) để kịp thời phát hiện những tồn tại, vướng mắc, bất cập và đề xuất, kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thi hành pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật.

II. Yêu cầu

1. Thực hiện đầy đủ nguyên tắc, phạm vi trách nhiệm, nội dung và hình thức theo dõi thi hành pháp luật được quy định tại Nghị định số 59/2012/NĐ-CP.

2. Xác định cụ thể nội dung công việc, thời hạn hoàn thành và trách nhiệm của các Bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai thực hiện công việc được giao.

3. Bảo đảm sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các Bộ, ngành, địa phương, các cơ quan, đơn vị có liên quan; huy động sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức, cá nhân trong công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

B. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

I. Đối với lĩnh vực trọng tâm, liên ngành

1. Phạm vi lĩnh vực theo dõi

Theo dõi tình hình thi hành pháp luật về Điều kiện đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; y tế; lao động, thương binh và xã hội.

[...]